Bạn đang xem bài viết Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ 9 năm 2024 – 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 9 (Có ma trận, đáp án) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ 9 năm 2024 – 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với Đề thi giữa kì 1 môn Công nghệ 9 KNTT, còn giúp các em học sinh lớp 9 dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 1 năm 2024 – 2025 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử – Địa lí, Văn 9. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Đề thi giữa học kì 1 Công nghệ 9 Kết nối tri thức
UBND HUYỆN…. |
ĐỂ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1- NĂM HỌC 2024 – 2025 |
A. Trắc nghiệm: (5,0 đ)
Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy kiểm tra. Ví dụ 1A, 2B,…
Câu 1: Theo em, nghề nghiệp là gì?
A. Là tập hợp những việc làm, nhiệm vụ mà mình thực hiện.
B. Là tập hợp những người có năng lực, tri thức.
C. Là tập hợp các công việc được xã hội công nhận.
D. Là tập hợp những nhu cầu xã hội, mong cầu đáp ứng việc làm.
Câu 2: Nghề nghiệp mang lại ý nghĩa gì cho xã hội?
A. Thu nhập ổn định, bền vững.
B. Môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách.
C. Thỏa mãn đam mê, khát khao.
D. Thúc đẩy phát triển kinh tế, đem lại phồn vinh cho xã hội.
Câu 3: Hình ảnh dưới đây nói về ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ?
A. Kĩ sư tự động hóa.
B. Thợ cơ khí.
C. Kĩ sư điện.
D. Kĩ thuật hệ thống.
Câu 4: Yêu cầu chung về năng lực của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ là
A. có khả năng tự học, tự nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; có khả năng học tập ngoại ngữ, tin học.
B. chống chỉ định y học với những người bị có tật khúc xạ về mắt.
C. có tính kỉ luật, ý thức tuân thủ các quy định, quy tắc trong quá trình làm việc; có ý thức bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn lao động.
D. cần cù, chăm chỉ, chịu được áp lực công việc và nhiệm vụ được giao.
Câu 5: Khung cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm các hệ thống giáo dục
A. chính quy và giáo dục thường xuyên.
B. mầm non và giáo dục phổ thông.
C. nghề nghiệp và giáo dục đại học
D. phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Câu 6: Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở học sinh có thể lựa chọn học nghề ở những cơ sở giáo dục nào?
A. Giáo dục đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.
B. Giáo dục đào tạo trình độ cao đẳng, đại học.
C. Giáo dục nghề nghiệp có đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp hoặc các cơ sở giáo dục thường xuyên.
D. Giáo dục nghề nghiệp có đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp, cao đẳng hoặc cơ sở giáo dục đại học.
Câu 7: Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có bao nhiêu hướng đi để lựa chọn?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 8: Vấn đề cơ bản của thị trường lao động hiện nay là?
A. Xu hướng tuyển dụng lao động chưa được đào tạo, thiếu kinh nghiệm.
B. Xu hướng cầu lao động cao hơn cung lao động.
C. Chất lượng lao động còn thấp, phân bổ nguồn lao động không đồng đều.
D. Chất lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao.
Câu 9 (TH): Sau nhiều năm đổi mới đất nước, thị trường Việt Nam đã có những thay đổi như thế nào?
A. Phát triển cả về quy mô và chất lượng, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế.
B. Phát triển về chất lượng lao động, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế.
C. Phát triển về quy mô và chất lượng lao động, từng bước hiện đại, hội nhập quốc tế.
D. Phát triển về quy mô lao động đầu ra, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế.
Câu 10: Sự mất cân đối cung – cầu lao động trong lĩnh vực khoa học công nghệ là do đâu?
A. Số lượng cung lao động đáp ứng cầu lao động
B. Chất lượng cung lao động chưa đáp ứng cầu lao động.
C. Lao động phân bố đồng đều ở các khu vực.
D. Cung lao động được đào tạo phù hợp với cầu lao động.
B. Tự luận: (5,0 điểm)
Câu 16. (1,75 điểm) Hãy phân tích những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
Câu 17. (1 điểm) Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở ,vì lí do cá nhân nên bạn Tuấn không học phổ thông nữa mà muốn theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ nhưng không biết nên học ở đâu. Dựa trên kiến thức đã học em hãy tư vấn cho bạn Tuấn ?
Câu 18 (2,25 điểm)
a. Hiện nay, tình trạng phân bố lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn như thế nào ?
b. Bằng nhiều nguồn thông tin, hãy kể tên 5 ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ có xu hướng phát triển trong thị trường lao động hiện nay? Nhóm ngành kĩ thuật, công nghệ nào có xu hướng phát triển trong thị trường lao động ở địa phương em?
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ 9 Kết nối tri thức
A. TRẮC NGHIỆM: 5 điểm (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
D |
B |
A |
A |
C |
B |
C |
A |
B |
B. TỰ LUẬN (5 điểm):
Câu |
Đáp án |
Điểm |
11 1,75đ |
Những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ: – Năng lực: + Có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm, vận dụng được kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. + Có năng lực làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và sáng tạo + Có năng lực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc + Có đủ sức khoẻ đề đảm bảo hoàn thành công việc, không mắc những bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc. – Phẩm chất: + Chấp hành nghiêm kỉ luật lao động, làm việc có trách nhiệm. + Tuân thủ đúng quy định, quy trinh kĩ thuật và an toàn lao động: cần cù, chăm chỉ, cố gắng khắc phục khó khăn đề hoàn thành công việc. + Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển nghề nghiệp. |
1,75 1,0 đ (mỗi ý 0,25)
0,25
0,25 0,25 |
12 1đ |
Bạn Tuấn không học trung học phổ thông thì bạn nên lựa chọn : – Hướng đi1 : Theo học các ngành thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ các trình độ sơ cấp, trung cấp tại các sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo. – Hướng đi 2 : Theo học tại các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên để vừa học chương trình trung học phổ thông kết hợp với học một nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ở trung tập giáo dục thường xuyên. |
0,5 0,5 |
13 2,25 đ |
a. Hiện nay, sự phân bố lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn không đồng đều, lực lượng lao động ở nông thôn cao hơn thành thị. b. 6 ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ,: – Ngành công nghệ sau thu hoạch – Ngành công nghệ kĩ thuật tự động – Ngành cơ khí – Ngành cơ khí – kĩ thuật chế tạo – Ngành cơ khí tự động và robot. – Ngành điện tử – HS dựa vào thực tế tại địa phương để trả lời câu hỏi. ( Học sinh có thể kể các ngành khác) |
0,25 đ 1 đ ( mỗi ngành 0,33đ) 0,5 |
(Lưu ý: Điểm của bài kiểm tra là tổng điểm phần trắc nghiệm + tự luận)
Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Công nghệ 9 KNTT
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
MÔN: CÔNG NGHỆ, LỚP: 9, THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút
Thời điểm kiểm tra: Tuần 9
– Thời gian làm bài: 45 phút.
– Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận).
– Cấu trúc:
+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 30% Vận dụng.
+ Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm ( mỗi câu 0,5 đ)
+ Phần tự luận: 5,0 điểm
Bài |
1 |
2 |
3 |
Số tiết |
3 |
2 |
3 |
Số điểm |
3,75 |
2,5 |
3,75 |
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
Tổng điểm |
||||||||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||||||||
1 |
I. Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ |
1.1. Nghề nghiệp đối với con người |
2 C1,2 |
2 |
1,0 |
||||||||||||||
1.2. Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ |
2 C3, 4 |
1 C11 |
2 |
1 |
2,75 |
||||||||||||||
2 |
II. Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân |
2.1. Hệ thống giáo dục Việt Nam |
1 C5 |
1 |
0,5 |
||||||||||||||
2.2 Lựa chọn nghề trong hệ thống giáo dục |
1 C6 |
1 |
0,5 |
||||||||||||||||
2.3. Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THCS |
1 C7 |
1 C12 |
1 |
1 |
1,5 |
||||||||||||||
3 |
III. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam |
3.1. Thị trường lao động |
1 C9 |
1 C13a |
1 |
1/2 |
0,75 |
||||||||||||
3.2. Thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ |
1 C8 |
1 C10 |
1/2 C13b |
2 |
1/2 |
3 |
|||||||||||||
Số câu |
8 |
2 |
1 |
2 |
10 |
3 |
|||||||||||||
Điểm số |
4 |
1 |
2 |
3 |
5 |
5 |
|||||||||||||
Tổng số điểm |
4 |
3 |
3 |
5 5 |
10 |
Bản đặc tả đề kiểm tra Công nghệ 9 KNTT giữa kì 1
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
I |
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP |
||||||
1 |
I. Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ |
1.1. Nghề nghiệp đối với con người |
Nhận biết: Trình bày được khái niệm nghề nghiệp. Trình bày được tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội. Thông hiểu: – Phân tích được ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người. Vận dụng: – Phát biểu được quan điểm cá nhân về lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. |
2 (C1), (C2) |
|||
1.2. Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ |
Nhận biết: – Kể tên được một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. – Trình bày được những đặc điểm của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. – Trình bày được những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Thông hiểu: Phân tích được những đặc điểm của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Phân tích được những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Vận dụng: – Xác định được sự phù hợp của bản thân với ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. |
2 (C3) (C5) |
1(C11) |
||||
2 |
II. Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân |
2.1. Hệ thống giáo dục Việt Nam |
Nhận biết: – Kể tên được những thành tố chính trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Nhận ra được các thời điểm có sự phân luồng trong hệ thống giáo dục. Thông hiểu: Mô tả được cơ cấu hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Giải thích được các thời điểm có sự phân luồng trong hệ thống giáo dục. |
2 (C5) |
|||
2.2. Lựa chọn nghề trong hệ thống giáo dục |
Nhận biết: – Nhận ra được cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục. Thông hiểu: – Giải thích được cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục. |
1(C6) |
|||||
2.3. Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THCS |
Nhận biết: Trình bày được những hướng đi liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THCS. Thông hiểu: Giải thích được những hướng đi liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THCS. Vận dụng: – Tìm hiểu được thông tin về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. |
1 (C7) |
1(C12) |
||||
III. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam |
3.1. Thị trường lao động |
Nhận biết: Trình bày được khái niệm về thị trường lao động. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động. – Trình bày được vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Thông hiểu: – Mô tả được những vấn đề cơ bản của thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay. |
1(C9) ½ (C13a) |
||||
3.2. Thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ |
Nhận biết: Trình bày được các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ. Thông hiểu: Phân tích được các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ. Vận dụng: Tìm kiếm được các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ. |
1 (C8) |
1(C10) |
½ C13b) |
|||
Tổng |
8 |
3 |
2 |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ 9 năm 2024 – 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề kiểm tra giữa kì 1 Công nghệ 9 (Có ma trận, đáp án) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.