Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023 – 2024 Ôn tập cuối học kì 2 Hóa 12 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 12 năm 2022 – 2023 là tài liệu hữu ích mà Blogdoanhnghiep.edu.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.
Đề cương ôn thi cuối kì 2 Hóa học 12 gồm giới hạn kiến thức kèm theo các dạng bài tập trọng tâm. Qua đề cương Hóa học 12 học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 2 Hóa học 12 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 12, đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 12.
Đề cương ôn tập học kì 2 Hóa học 12 năm 2023 – 2024
ÔN TẬP CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các kim loại thường có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng.
B. Trong cùng một chu kì, bán kính nguyên tử của kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử của phi kim.
C. Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần.
D. Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tính chất vật lí chung của kim loại là: tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Các tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong tinh thể kim loại gây nên.
C. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử.
D. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al, Fe.
Câu 3. Cho các kim loại sau: Mg, Cr, Na, Fe. Kim loại cứng nhất là
A. Mg
B. Cr.
C. Na.
D. Fe.
Câu 4. Vonfram (W) thường dùng để tạo dây tóc bóng đèn. Nguyên nhân chính là
A. W là kim loại dẻo.
B. W có khả năng dẫn điện tốt.
C. W là kim loại nhẹ.
D. W có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 5. Kim loại không tác dụng với axit clohiđric là
A. Zn.
B. Fe.
C. Ag.
D. Al.
Câu 6. Dãy các kim loại được xếp theo chiều tính khử giảm dần là
A. Na, Cu, Fe, Ag.
B. Mg, Fe, Al, Cu.
C. Zn, K, Fe, Ag.
D. Al, Fe, Cu, Ag.
Câu 7. Kim loại nào sau đây có thể đẩy sắt ra khỏi dung dịch muối FeCl2?
A. Mg.
B. Ni.
C. Cu.
D. Ag.
Câu 8. Thực hiện các thí nghiệm sau: cho lần lượt các kim loại Fe, Cu vào từng dung dịch (loãng) HCl, HNO3, CuSO4. Số thí nghiệm có phản ứng xảy ra là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 9. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
A. Mg.
B. Zn.
C. Al.
D. Fe.
Câu 10. Cho các ion sau đây: Fe2+, Ni2+, Zn2+, H+, Ag+. Chiều tăng dần tính oxi hoá là
A. Zn2+, Fe2+, H+, Ni2+, Ag+.
B. Zn2+, Fe2+, Ni2+, H+, Ag+.
C.Zn2+, Ni2+, Fe2+, H+, Ag+.
D. Fe2+, Zn2+, Ni2+, H+, Ag+.
Câu 11. Thứ tự một số cặp oxi hóa – khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là
A. Fe + dung dịch CuCl2.
B. Fe + dung dịch FeCl3.
C. Cu + dung dịch FeCl3.
D. Cu + dung dịch FeCl2.
Câu 12. Cho hỗn hợp X gồm Mg, Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
A. MgSO4.
B. MgSO4, FeSO4.
C. MgSO4, Fe2(SO4)3.
D. MgSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3.
Câu 13. Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 14. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa – khử.
C. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.
D. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
Câu 15. Dãy các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là
A. Na, Ca, Al.
B. Na, Ca, Zn.
C. Na, Cu, Al.
D. Fe, Ca, Al.
Câu 16. Dãy các kim loại đều có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện cực trơ) là:
A. Ni, Cu, Ag.
B. Ca, Zn, Cu.
C. Li, Ag, Sn.
D. Al, Fe, Cr.
Câu 17. Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là
Cu, A. Fe, Zn, Mg.
B. Cu, Fe, Zn, MgO.
C. Cu, Fe, ZnO, MgO.
D. Cu, FeO, ZnO, MgO.
Câu 18. Có 4 dung dịch riêng biệt: HCl, CuCl2, FeCl3, HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 19. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. HNO3.
B. Cu(NO3)2.
C. Fe(NO3)2.
D. Fe(NO3)3.
Câu 20. Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch
A. NaOH (dư).
B. HCl (dư).
C. AgNO3(dư).
D. NH3 (dư).
Câu 21. Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (1); Zn-Fe (2); Fe-C (3); Sn-Fe (4). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 22. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là
A. Fe, Cu, Ag.
B. Al, Cu, Ag.
C. Al, Fe, Cu.
D. Al, Fe, Ag.
Câu 23. Cho các dung dịch loãng (1) FeCl3; (2) FeCl2; (3) H2SO4; (4) HNO3; (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là
A. (1), (2), (3)
B. (1), (3), (5).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (4), (5).
Câu 24. Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là
A. Khí Cl2và H2.
B. khí Cl2 và O2.
C. chỉ có khí Cl2.
D. khí H2 và O2.
Câu 25. Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên?
A. 1,2.
B. 1,5
C. 1,8.
D. 2,0.
Câu 26. Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3dư.
- Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
- Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.
- Cho Na vào dung dịch CuSO4dư.
- Nhiệt phân AgNO3.
(g) Đốt FeS2 trong không khí.
(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 2.
B.3.
C. 4.
D. 5.
Câu 27. Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày trong không khí?
A. Sắt bị ăn mòn.
B. Đồng bị ăn mòn.
C. Sắt và đồng bị ăn mòn.
D. Sắt và đồng đều không bị ăn mòn.
Câu 28. Một vật bằng sắt được tráng thiếc ở bề ngoài (sắt tây – làm vỏ hộp bánh kẹo…). Do va chạm, trên bề mặt có vết xước tới lớp bên trong. Hiện tượng xảy ra khi để vật đó ngoài không khí ẩm là
A. thiếc bị ăn mòn nhanh hơn.
B. ở chỗ xước sắt sẽ bị gỉ.
C. sắt bị oxi hoá bởi không khí tạo gỉ sắt.
D. ở chỗ xước sắt bị gỉ và thiếc bị ăn mòn nhanh hơn.
Câu 29. Dãy nào sau đây gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?
A. Fe, Ni, Sn.
B. Al, Fe, CuO.
C. Zn, Cu, Mg.
D. Hg, Na, Ca.
Câu 31. Hòa tan hết 5,6 gam Fe trong dung dịch HCl thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24.
B. 3,36.
C. 1,12.
D. 1,68.
Câu 32. Cho 4,8 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl dư, khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít H2 (đktc). Kim loại M là
A. Mg.
B. Zn.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 33. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu, Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 50 ml.
B. 57 ml.
C. 75 ml.
D. 90 ml.
Câu 34. Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,344 lít hiđro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 7,25.
B. 8,98.
C. 9,52.
D. 10,27.
Câu 35. Cho 2,19 gam hỗn hợp gồm Cu, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong Y là
A. 6,39 gam.
B. 4,05 gam.
C. 8,27 gam.
D. 7,77 gam.
Câu 36. Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 0,6 lít.
B. 0,8 lít.
C. 1,0 lít.
D. 1,2 lít.
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi học kì 2 Hóa học 12
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023 – 2024 Ôn tập cuối học kì 2 Hóa 12 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.