Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 Địa lý 12 (Cấu trúc mới) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo là tài liệu hữu ích mà Blogdoanhnghiep.edu.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.
Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Địa lý 12 Chân trời sáng tạo gồm 63 trang giới hạn kiến thức lý thuyết và một số dạng bài tập trọng tâm được biên soạn theo cấu trúc mới bám sát đề minh họa 2025. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 Địa lí 12 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Địa lí 12 Cánh diều (Cấu trúc mới)
TRƯỜNG THPT…….. BỘ MÔN: ĐỊA LÍ |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025 MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI 12 |
Bài 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
1. Vị trí địa lí: Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
* Các điểm cực:
– Điểm cực Bắc: Lũng Cú (Hà Giang).
– Điểm cực Nam: Đất Mũi (Cà Mau).
– Điểm cực Đông: Mũi Đôi (Khánh Hòa).
– Điểm cực Tây: Mường Nhé (Điện Biên).
* Tiếp giáp:
– Phía Bắc: giáp Trung Quốc.
– Phía Tây: giáp Lào và Cam-pu-chia.
– Phía Đông, Nam: giáp biển Đông.
* Đặc điểm phạm vi lãnh thổ:
– Nằm trong khu vực múi giờ số 7.
– Lãnh thổ kéo dài khoảng 150 vĩ tuyến.
– Nằm ở nơi có các tuyến đường giao thông quốc tế quan trọng.
– Nằm ở nơi có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
– Nằm ở nơi có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới.
– Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
– Nằm gần các vành đai sinh khoáng; giữa luồng di lưu của sinh vật.
– Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai.
2. Phạm vi lãnh thổ
* Vùng đất:Bao gồm đất liền và các hải đảo.
– Diện tích: > 331 nghìn km2.
– Đường bờ biển: dài 3260 km (từ Quảng Ninh đến Kiên Giang).
– Đường biên giới dài gần 5000 km.
* Vùng biển: khoảng 1 triệu km2, bao gồm:
– Vùng nội thủy (vùng nước nằm phía trong đường cơ sở, coi như đất liền).
– Lãnh hải (vùng biển rộng 12 hải lí nằm bên ngoài đường cơ sở).
– Vùng tiếp giáp lãnh hải (rộng 12 hải lí).
– Vùng đặc quyền kinh tế (rộng 200 hải lí).
– Thềm lục địa.
* Vùng trời: khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ ĐẾN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG
1. Ảnh hưởng đến tự nhiên:
– Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đã quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam.
– Lãnh thổ hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ, tiếp giáp với vùng biển rộng lớn → sự phân hóa tự nhiên.
– Nằm gần nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng, trên đường di cư, di lưu của nhiều loài sinh vật → tài nguyên khoáng sản và sinh vật đa dạng.
– Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai → nước ta chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt, hạn hán….
………..
PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
Câu 1. Lãnh thổ toàn vẹn của nước ta bao gồm
A. vùng đất, vùng biển và vùng trời.
B. vùng biển, vùng trời và quần đảo.
C. đất liền, vùng biển và các hải đảo.
D. phần đất liền, hải đảo và vùng trời.
Câu 2. Vùng đất của nước ta
A. lớn hơn vùng biển nhiều lần
B. thu hẹp theo chiều bắc – nam.
C. chỉ giáp biển về phía đông.
D. gồm phần đất liền và hải đảo.
Câu 3: Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các
A. hải đảo.
B. đảo ven bờ.
C. đảo xa bờ.
D. quần đảo.
Câu 4. Trên đất liền, Việt Nam không tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc
B. Lào
C. Cam-pu-chia
D. Thái Lan.
Câu 5. Gió mùa Tây Nam ở nước ta thường hoạt động trong khoảng thời gian nào sau đây?
A. Từ tháng 5 đến tháng 10.
B. Từ tháng 10 đến tháng 5.
C. Từ tháng 11 đến tháng 4.
D. Từ tháng 4 đến tháng 11.
Câu 6. Quá trình xâm thực ở miền núi diễn ra mạnh chủ yếu do những nhân tố nào sau đây?
A. Nhiệt độ và độ ẩm cao .
B. Lớp phủ thực vật bị phá hủy.
C. Thảm thực vật dày.
D. Mưa và dòng chảy.
Câu 7. Chế độ dòng chảy sông ngòi ở nước ta có đặc điểm gì nổi bật?
A. Rất ít thay đổi theo mùa.
B. Phân mùa rõ rệt, mùa lũ kéo dài 4-5 tháng và trùng với mùa mưa .
C. Phân mùa rõ rệt, mùa lũ kéo dài 4-5 tháng và trùng với mùa khô.
D. Không có mùa lũ, dòng chảy đều quanh năm.
Câu 8. Loại đất đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A. Đất fe-ra-lit.
B. Đất phù sa ngọt.
C. Đất phèn.
D. Đất mặn.
Câu 9. Cảnh quan đặc trưng của phần lãnh thổ phía Bắc là
A. Đới rừng cận nhiệt đới gió mùa.
B. Đới rừng nhiệt đới gió mùa.
C. Đới rừng cận xích đạo gió mùa
C. Đới rừng xích đạo gió mùa.
Câu 10. Từ tây sang đông, thiên nhiên nước ta phân hóa thành 3 vùng rõ rệt, lần lượt là
A. vùng biển, đảo và thềm lục địa – vùng đồng bằng ven biển – vùng đồi núi.
B. vùng đồi núi – vùng đồng bằng ven biển – vùng biển, đảo và thềm lục địa.
C. vùng đồng bằng ven biển – vùng biển, đảo và thềm lục địa – vùng đồi núi.
D. vùng đồi núi – vùng biển, đảo và thêm lục địa – vùng đồng bằng.
Câu 11. Phạm vi của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc là
A. từ 900 – 1000m đến 2600m.
B. từ 600 – 700m đến 1600 – 1700m.
C. từ 600 – 700m đến 2600m.
D. từ 900 – 1000m đến 2600m.
Câu 12. Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A. Gồm các dãy núi cao, cao nguyên đá vôi, thung lũng rộng và đồng bằng.
B. Địa hình đa dạng nhưng chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng ven biển.
C. Gồm các khối núi cổ, cao nguyên badan, sơn nguyên bóc mòn và đồng bằng châu thổ.
D. Chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng châu thổ rộng lớn.
Câu 13. Nguyên nhân chính làm cho tổng diện tích rừng nước ta có xu hướng tăng lên là
A. trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng tự nhiên.
B. hạn chế tính trạng du canh, du cư của đồng bào dân tộc.
C. chiến tranh kết thúc.
D. cháy rừng ít xảy ra.
…….
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Địa lý 12 Chân trời sáng tạo
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 sách Chân trời sáng tạo Ôn tập cuối kì 1 Địa lý 12 (Cấu trúc mới) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.