Bạn đang xem bài viết Đau răng khôn nên làm gì? 11 cách giảm đau răng khôn hiệu quả tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm. Mỗi người thường sẽ mọc 4 chiếc răng khôn vào độ tuổi từ 16 đến 20 tuổi. Trong trường hợp răng khôn mọc bình thường, đủ chỗ trên cung hàm thì nó đóng vai trò như răng hàm và thực hiện chức năng nhai.
Ngược lại, nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm… sẽ gây ra đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến các dây thần kinh và đôi khi có sốt cao kèm theo. Vì lý do đó hãy cùng tìm hiểu thông tin về răng khôn, cũng như cách làm dịu cơn đau khi mọc răng khôn nhé.
Răng khôn là gì? Dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn
Răng khôn là những chiếc răng hàm mọc cuối cùng và nằm trong cùng mỗi bên hàm. Răng khôn còn được gọi là răng số 8. Răng khôn chỉ mọc ở người trưởng thành (thường từ 18 tuổi trở lên), chứ không xuất hiện lúc trẻ em mới mọc răng hoặc khi thay răng.
Bạn thường thấy đa số các răng khôn sẽ mọc chen vào các răng khác, mọc lệch hoặc xô vào lẫn nhau, gây nên đau nhứt, sưng tấy, viêm nướu rất khó chịu. Nguyên nhân là vì đây là những chiếc răng mọc cuối cùng, vì thế lúc này vòm họng không còn đủ chỗ cho chúng.
Tham khảo thêm: Nếu bạn đang khổ sở vì cơn đau răng gây ra, bạn hãy tham khảo những mẹo chữa đau răng tại nhà đơn giản, dễ thực hiện này nhé!
Răng khôn có tác dụng gì?
Người ta gọi chúng là răng khôn vì thời điểm chúng mọc là lúc con người ở độ tuổi trưởng thành, có đủ nhận thức. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp răng khôn mọc không đúng vị trí, mọc lệch khiến chúng ta đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng lúc nhai và thẩm mỹ. Vì thế mọi người thường hoài nghi thật ra răng khôn có tác dụng gì?
Ở một người trưởng thành sẽ có 32 chiếc răng, trong đó bao gồm 2 răng khôn ở hàm trên và 2 răng khôn ở hàm dưới. Vì thế một số người cho rằng chúng ta không nên nhổ bỏ răng khôn.
Tuy nhiên, răng khôn chẳng có tác dụng gì, mà lại vô cùng phiền toái. Theo kết quả điều tra của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, ước tính đến 85% răng khôn mọc và bị nhổ bỏ chứ không tồn tại đến hết quãng đời.
Răng khôn không mang đến vai trò hay tác dụng gì đặc biệt, mà chỉ mang đến phiền toái, thậm chí là rất nhiều các biến chứng nguy hiểm cho con người. Ví dụ như: Đau nhức trong khoang miệng, viêm nhiễm, nướu sưng tấy, không thể nhai thức ăn,…
Thậm chí nếu không được các nha sĩ can thiệp kịp thời, chiếc răng khôn có thể làm xô lệch cả hàm răng, phá hủy xương của những chiếc răng xung quanh.
Tham khảo thêm: Tìm hiểu ngay những mẹo cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả tại nhà
11 cách giảm đau răng khôn tại nhà hiệu quả nhất
Giảm đau răng khôn bằng cách chườm đá lạnh
Chườm một túi nước đá lên chỗ đau có thể giúp bạn giảm thiểu viêm nhiễm, từ đó giúp giảm đau. Sử dụng túi chườm đá cũng có thể giúp gây tê.
Bạn có thể sử dụng túi chườm đá bọc khăn và chườm lên phần da bên ngoài vị trí bị đau trong vòng 15 phút. Bạn có thể liên tục chườm túi đá cho đến khi cơn đau giảm dần, tuy nhiên bạn nên nhớ sau 15 phút chườm đá bạn nên tạm ngưng 15 phút trước khi tiếp tục chườm.
Giảm đau răng khôn bằng cách đặt túi trà vào chỗ đau
Theo nghiên cứu, chất tanin chứa trong các túi trà có tính kháng khuẩn cũng như kháng viêm. Điều này có nghĩa rằng sử dụng túi trà có thể giúp giảm sưng và chống nhiễm khuẩn.
Để sử dụng túi trà, sau khi pha trà, bạn nên đặt tách trà của mình vào tủ lạnh cùng với túi trà. Sau khi trà đã lạnh, bạn có thể lấy túi trà ra và đặt vào phần bị đau bên trong miệng.
Giảm đau răng khôn bằng cách uống thuốc Ibuprofen
Thuốc Ibuprofen là một loại thuốc giảm đau bạn có thể mua mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Loại thuốc này có tác dụng kháng viêm. Nếu bạn sử dụng loại thuốc này theo liều lượng hợp lý được in trên bao bì sản phẩm, Ibuprofen có thể giúp xóa bỏ cảm giác khó chịu.
Ngoài ra, Ibuprofen còn có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm tại vùng nướu chịu ảnh hưởng từ sự phát triển của răng khôn. Ibuprofen hoặc các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) khác có thể giúp kiểm soát cơn đau một cách hiệu quả cho đến khi bạn có thể đến bệnh viện điều trị.
Giảm đau răng khôn bằng súc miệng với nước muối loãng
Đây là cách giảm đau khi mọc răng khôn cực kì hiệu quả. Hằng ngày, sau khi đánh răng xong, bạn súc miệng bằng 1 ly nước muối pha loãng, không cần súc miệng lại bằng nước sạch.
Muối có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn cực kì hiệu quả, do đó khi áp dụng phương pháp này không chỉ giảm đau nhanh chóng mà còn diệt khuẩn và khử mùi hôi miệng.
Bạn chỉ cần bỏ 1 muỗng cafe muối vào 1 ly nước ấm và khuấy đều lên. Sau đó ngậm trong miệng khoảng 30 giây rồi nhổ đi. Trong trường hợp răng bị đau quá nhiều, có thể súc miệng liên tục 1 – 2 lần/giờ bằng nước muối.
Giảm đau răng khôn bằng hành tây
Hành tây không chỉ có công dụng tốt đối với sức khỏe mà bên cạnh đó đây còn là liều thuốc chữa đau răng vô cùng đơn giản, hiệu quả.
Khi thực hiện, chỉ cần đặt một lát hành tây mỏng lên chỗ răng khôn bị đau, sau đó nhai khoảng 3 phút.
Ngoài ra, bạn có thể giã nát rồi đắp trực tiếp lên vị trí răng đau cùng với lượng thời gian tương tự. Vì hành tây có mùi vị khá nồng nên bạn nhớ súc miệng lại thật sạch với nước sau khi thực hiện nhé.
Sử dụng hành tây là phương pháp an toàn và đem lại kết quả, bạn có thể áp dụng cách làm này hằng ngày mỗi khi cơn đau xuất hiện.
Giảm đau răng khôn bằng dưa leo (dưa chuột)
Ngoài những lợi ích tuyệt vời mà dưa leo mang đến cho sức khỏe, loại thực phẩm này còn giúp bạn thoát khỏi sự hành hạ của những cơn đau buốt răng dai dẳng.
Cách làm thì vô cùng đơn giản, bạn cắt dưa leo thành từng khoanh tròn, dày rồi đem đi ướp lạnh. Sau đó, lấy miếng dưa leo lạnh thoa xung quanh má ngay vị trí răng bị đau khoảng 20 đến 30 phút sẽ giúp nướu răng bớt sưng và giảm đau tức thì.
Với phương pháp này, bạn thực hiện mỗi ngày 3 đến 4 lần để cơn đau nhanh chóng tan biến. Và nhớ để ý đến độ lạnh của dưa leo, nếu hết lạnh bạn nên lập tức thay đổi miếng khác để đạt được kết quả như mong muốn nhé.
Giảm đau răng khôn chỉ với 1 củ tỏi
Tỏi vừa là nguyên liệu làm đẹp được nhiều chị em tin dùng, vừa là cách thức chữa đau răng khôn hiệu quả.
Bạn chỉ cần giã nhuyễn tỏi, sau đó đắp lên vị trí răng bị đau khoảng 15 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
Ngoài ra, bạn có thể đập nát vài tép tỏi rồi hòa vào chén nước cùng 1 muỗng cafe muối và dùng tăm bông nhúng vào hỗn hợp rồi thấm vào vùng nướu bị sưng do mọc răng.
Tỏi có tính kháng viêm cực kì cao nên đây là phương pháp vô cùng hữu hiệu và an toàn. Bạn có thể thực hiện hằng ngày mỗi khi cơn đau kéo đến.
Giảm đau răng khôn bằng chanh
Sử dụng chanh để làm giảm cơn đau là một trong những biện pháp hiệu quả và cực kì đơn giản. Bởi vì trong chanh có hàm lượng axit và vitamin C dồi dào giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giảm cơn đau nhức.
Bạn chọn một quả chanh tươi, vắt lấy nước cốt chanh rồi dùng bông tăm thấm vào dung dịch rồi bôi lên vùng răng bị đau nhức khoảng 2 phút.
Cách giảm đau bằng chanh có tác dụng làm sạch răng, ức chế vi khuẩn gây bệnh, bạn nên thực hiện 1 – 2 lần/ngày để men răng không bị hao mòn do axit.
Giảm đau răng khôn bằng nha đam
Ngoài đặc tính làm mát, dưỡng da, nha đam vô cùng lành tính nên thường được sử dụng để làm lành nướu răng và giảm viêm khu vực mà răng khôn đang phát triển.
Bạn tách lá nha đam, lấy phần trắng bên trong thoa vào vùng răng khôn bị sưng khoảng 15 phút và súc miệng lại với nước sạch, tinh chất của nha đam sẽ làm mát và giảm đau tức thì.
Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của nha đam
Giảm đau răng khôn với tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ là nguyên liệu làm đẹp tự nhiên quen thuộc đối với chị em phụ nữ. Ngoài ra, đây còn là một loại dược liệu đánh bay cơn đau răng cực kì hữu hiệu bởi tính chất giảm đau và kháng viêm.
Vì rất lành tính nên với cách làm này, bạn có thể đắp bột nghệ trực tiếp lên vị trí răng khôn bị đau khoảng 10 phút.
Ngoài ra, bạn có thể pha bột nghệ với nước ấm để súc miệng hằng ngày mỗi khi đã đánh răng xong, không cần súc miệng lại với nước sạch nhé.
Xem thêm: Công dụng và cách chăm sóc da tại nhà bằng bột nghệ
Giảm đau khi mọc răng khôn bằng dầu đinh hương
Đinh hương được biết đến như một vị thuốc giảm đau, các nhà nghiên cứu cho rằng dầu đinh hương có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau, do đó, nhiều người thường dùng đinh hương như một biện pháp chữa đau răng khôn nhanh nhất và có thể áp dụng ngay tại nhà.
Để thực hiện bạn có thể dùng dầu đinh hương nhỏ trực tiếp vào hốc răng hoặc dùng hỗn hợp đinh hương tươi được đun sôi để làm giảm đau nướu.
Với những cách trên, giúp giảm cơn đau khi răng khôn bị mọc lệch cực kì hiệu quả và an toàn tại nhà. Tuy nhiên, đây chỉ là những phương pháp dân gian có tác dụng chữa trị tạm thời, cách tốt nhất là bạn nên đến phòng khám nha khoa để được kiểm tra. Vì răng khôn mọc lệch nếu không sớm chữa trị sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các răng còn lại.
Các câu hỏi thường gặp về răng khôn
Răng khôn với răng cấm có phải là một?
Câu trà lời là Không. Răng cấm và răng khôn đều thuộc nhóm răng hàm. Có đặc điểm hình thái tương tự nhau như: Có mặt nhai rộng, nhiều múi, hố rãnh, thân răng phình to, nhưng lại có vị trí và thời gian mọc khác nhau.
Răng cấm hay còn gọi là răng số 6, số 7 nằm phía trong cung răng, tính từ ngoài vào trong, chia đều cho 2 hàm, người trưởng thành sẽ có 8 răng cấm. Ngược lại, răng khôn còn gọi là răng số 8, thường mọc ở vị trí cuối cùng của hàm răng, nằm sau răng số 7 và sát vách hàm.
Đau răng khôn có cần nhổ không?
Khi nào nên nhổ răng khôn?
Không nên nhổ răng khôn khi nào?
Không phải lúc nào chúng ta cũng cần phải nhổ răng khôn. Đối với một số người, răng khô có thể bảo tồn như:
– Nhóm người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông cầm máu,…
– Khi răng khôn liên quan trực tiếp đến những bộ phận quan trong khác xoang hàm, dây thần kinh…
– Khi răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt và không gây biến chứng: Bạn cần dùng các dụng cụ chuyên dụng như bàn chải, chỉ tơ nha khoa để vệ sinh sạch sẽ các răng khôn, tránh tình trạng sâu răng về sau.
Nên nhổ răng khôn khi nào?
– Khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, xô đẩy vào các răng khác: Cần nhổ bỏ để tránh gây nhiễm trùng, hay các biến chứng nghiêm trọng.
– Khi răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương và nướu cản trở nhưng không có răng đối diện ăn khớp: Điều này sẽ khiến răng khôn tiếp tục trồi dài sang phía hàm đối diện, khiến cho các răng không đồng đều, thức ăn bị nhồi nhét ở các kẽ răng, gây lở loét nướu.
– Khi răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở nhưng dị dạng, bất thường: Tình trạng này sẽ gây nhồi nhét thức ăn với chiếc răng bên cạnh, dần dần sẽ gây ra sâu răng, viêm chu nha,…
– Khi răng khôn bị sâu hoặc có bệnh nha chu: Bạn cần làm răng giả hoặc đi chỉnh hình cho răng.
Tham khảo: Nhổ răng khôn kiêng gì, ăn gì? Bao lâu thì ăn uống bình thường?
Trường hợp nào nên gặp bác sĩ khi đau răng khôn?
Trường hợp đau răng khôn xuất hiện những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài, răng, nướu sưng to gây khó chịu, bạn nên đến khám tại phòng khám Răng – Hàm – Mặt để chụp X quang toàn cảnh răng (chụp Panorama răng) để quan sát, theo dõi vị trí mọc, hướng mọc của toàn bộ hàm răng trên hoặc dưới tiện cho việc điều trị nhé!
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn, đừng quên ghi chú lại nếu chẳng may bạn có chiếc răng khôn mọc không đúng chỗ nhé.
Có thể bạn quan tâm:
>> 5 cách giảm đau răng hiệu quả tại nhà
>> Nên và không nên ăn gì khi mọc răng khôn
>> Cách dùng bàn chải đánh răng sau khi nhổ răng khôn
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đau răng khôn nên làm gì? 11 cách giảm đau răng khôn hiệu quả tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.