Bạn đang xem bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hóa học 12 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 – 2025 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hóa học 12 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 12 môn Hóa học năm 2024 – 2025.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK 12 môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Vật lí, để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2024 – 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn nhé:
Đáp án tập huấn môn Hóa học 12 Cánh diều
Câu 1: Một số nội dung mới môn Hoá học lớp 12 trong Chương trình GDPT 2018 so với môn Hoá học trong Chương trình GDPT 2006 là
A. tính điện di của amino acid, sơ lược về phức chất.
B. sơ lược về phức chất, pin điện và sự điện phân, sử dụng phổ cộng hưởng từ proton.
C. sơ lược về phức chất, tách kim loại, sử dụng phổ tử ngoại – khả kiến.
D. phức chất, sử dụng phổ hồng ngoại và phổ khối lượng, phương pháp Solvay.
Câu 2: Tổ chức dạy học khám phá các kiến thức thông qua quá trình sử dụng các thí nghiệm trong môn Hoá học 12 chủ yếu giúp phát triển ở học sinh
A. thành phần Nhận thức hoá học của năng lực hoá học.
B. thành phẩn Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học của năng lực hoá học.
C. thành phần Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của năng lực hoá học.
D. kĩ năng thực hành của năng lực hoá học.
Câu 3: Mục tiêu của hoạt động Mở đầu trong tiến trình dạy học là
A. tạo hứng thú cho học sinh thông qua nhiều tính huống khác nhau trước khi vào bài mới.
B. giúp giáo viên dễ dàng dẫn dắt học sinh khám phá kiến thức mới của bài học.
C. giúp học sinh xác định nhiệm vụ học tập hoặc vấn đề cần giải quyết trong bài học.
D. tạo hứng thú cho học sinh để giáo viên dẫn dắt vào bài học mới.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng về đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Hoá học?
A. Đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức hoạt động học.
B. So với đánh giá định kì, đánh giá thường xuyên sẽ đánh giá được chỉ báo của năng lực hoá học hơn.
C. Đánh giá thường xuyên nhằm đánh giá mức độ biết hoặc hiểu kiến thức của bài học ở học sinh.
D. Không có quy định kiểm tra thường xuyên bằng bài kiểm tra 15 phút.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng trong xây dựng các câu hỏi đánh giá năng lực hoá học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018?
A. Câu hỏi phải phù hợp với yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình.
B. Câu hỏi phải được xây dựng dựa trên bối cảnh có ý nghĩa.
C. Câu hỏi phải đánh giá được ít nhất một chỉ báo của năng lực hoá học.
D. Câu hỏi được xây dựng dựa trên 4 mức độ (hay cấp độ): Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Câu 6: Lệnh hỏi nào sau đây là phù hợp để đánh giá sự đáp ứng của học sinh đối với yêu cầu cần đạt “Nêu được một số dạng hình học của phức chất”?
A. Mỗi dạng hình học (bát diện, tứ diện, vuông phẳng) của phức chất có những đặc điểm gì?
B. Vì sao phức chất [Ni(OH2)6]2+ có dạng bát diện, phức chất [CuCl4]2– có dạng tứ diện và phức chất [PtCl4]2– có dạng vuông phẳng?
C. Cation tạo nguyên tử trung tâm trong mỗi phức chất sau đây có dạng lai hoá orbital nào [Ni(OH2)6]2+, [CuCl4]2– và [PtCl4]2– ?
D. Mỗi phức chất sau có dạng hình học nào [Ni(OH2)6]2+, [CuCl4]2– và [PtCl4]2–?
Câu 7: Có thể dùng chỉ báo nào sau đây để xây dựng được câu hỏi đánh giá mức độ đáp ứng của học sinh đối với thành phần Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của năng lực hoá học?
A. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng hoá học để phân tích, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống.
B. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng hoá học để phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống.
C. Đề xuất vấn đề: nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; biểu đạt được vấn đề.
D. Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa các đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học (cấu tạo – tính chất, nguyên nhân – kết quả,…).
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về hoạt động học?
A. Để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, giáo viên cần tổ chức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm.
B. Mỗi hoạt động học do giáo viên xây dựng phải phản ánh được mục tiêu, nội dung, sản phẩm và cách tổ chức thực hiện.
C. Bất kì tiến trình dạy học nào cũng phải có hoạt động vận dụng.
D. Việc tổ chức thực hiện một hoạt động học thường qua trải qua 4 bước.
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là tiêu chí để đánh giá kĩ năng tiến trình của học sinh?
A. Vận dụng được kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề.
B. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình huống cụ thể trong thực tiễn.
C. Nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các quá trình hoá học; các dạng năng lượng và bảo toàn năng lượng; một số chất hoá học cơ bản và chuyển hoá hoá học; một số ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất.
D. Quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích; dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng về yêu cầu cần đạt trong môn Hoá học 12 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018?
A. Không có yêu cầu cần đạt về nhôm (aluminium) và các hợp chất của nhôm.
B. Không có yêu cầu cần đạt về sắt (iron) và các hợp chất của sắt.
C. Có yêu cầu cần đạt về vật liệu composite.
D. Có yêu cầu cần đạt về tính chất hoá học của kim loại chuyển tiếp.
Câu 11: Với yêu cầu cần đạt “Trình bày được phản ứng điều chế cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, chloroprene)” thì giáo viên cần tạo điều kiện để HS
A. trả lời các câu hỏi liên quan đến phản ứng điều chế cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, chloroprene).
B. tìm hiểu các nội dung về phản ứng điều chế cao su tổng hợp trong sách giáo khoa hoặc học liệu khác để làm nổi bật đặc điểm của phản ứng điều chế một số loại cao su tổng hợp.
C. tìm hiểu các nội dung phản ứng điều chế cao su tổng hợp trong sách giáo khoa hoặc học liệu khác; sau đó nói rõ ràng, đầy đủ và dễ hiểu về phản ứng điều chế một số loại cao su tổng hợp.
D. tìm hiểu các nội dung phản ứng điều chế cao su tổng hợp trong sách giáo khoa hoặc học liệu khác; sau đó điền các thông tin về phản ứng điều chế một số loại cao su tổng hợp vào phiếu học tập.
Câu 12: Trong môn Hoá học 12 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có yêu cầu cần đạt liên quan đến
A. chuẩn độ Fe2+nhờ chất chuẩn là dung dịch thuốc tím trong môi trường acid.
B .chuẩn độ Fe2+nhờ chất chuẩn là dung dịch K2CrO4 trong môi trường acid.
C. chuẩn độ NaOH nhờ chất chuẩn là dung dịch hydrochloric acid.
D. chuẩn độ Fe3+ nhờ phản ứng tạo phức chất.
Câu 13: Trong môn Hoá học 12 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 không có yêu cầu cần đạt liên quan đến
A. khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau.
B. phản ứng của kim loại với nitric acid.
C. phương pháp tách kim loại.
D. giá trị thế điện cực chuẩn của kim loại.
Câu 14: Các yêu cầu cần đạt trong Chương trình môn Hoá học lớp 12 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 phát triển cho học sinh
A. thành phần nhận thức hoá học.
B. thành phần tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học.
C. thành phần vận dụng kiến thức, kĩ năng hoá học.
D. năng lực hoá học.
Câu 15: Có các hành động đối với kiến thức: biết được, hiểu được, trình bày được, nêu được, giải thích được, phân tích được, so sánh được, phân loại được. Có bao nhiêu hành động được coi là chỉ báo của năng lực?
A. 5.
B. 6.
C.5.
D. 8.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hóa học 12 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 – 2025 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.