Bạn đang xem bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Địa lí 12 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 – 2025 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Địa lí 12 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 12 môn Địa lí năm 2024 – 2025.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK 12 môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2024 – 2025 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn nhé:
Đáp án tập huấn môn Đại lí 12 Cánh diều
Câu 1: Mục tiêu của Chương trình môn Địa lí (trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018) là:
A. giáo dục tình yêu đất nước, hình thành khả năng định hướng về nghề nghiệp.
B. hình thành năng lực địa lí, góp phần phát triển năng lực chung và phẩm chất chủ yếu.
C. xây dựng tinh thần sẵn sàng bảo vệ đất nước, giúp phát triển năng lực đặc thù.
D. hình thành cách thức ứng xử phù hợp với tự nhiên, phát triển năng lực chung.
Câu 2: Môn Địa lí góp phần phát triển các năng lực chung là:
A. nhân ái, trách nhiệm, tự chủ, trung thực, yêu nước, giao tiếp.
B. chăm chỉ, trung thực, nhân ái, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
C. tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
D. trách nhiệm, trung thực, giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác.
Câu 3: Năng lực tìm hiểu địa lí bao gồm các biểu hiện cụ thể là:
A. sử dụng các công cụ của Địa lí học, tổ chức học tập ở thực địa và khai thác internet phục vụ môn học.
B. khai thác tài liệu văn bản, sử dụng bản đồ, phân tích biểu đồ, sơ đồ, khai thác internet phục vụ môn học.
C. sử dụng bản đồ, tính toán, thống kê, tổ chức học tập ở thực địa, khai thác internet phục vụ môn học.
D. khai thác tài liệu văn bản, sử dụng bản đồ, tính toán, phân tích biểu đồ, sơ đồ, tổ chức học tập ở thực địa.
Câu 4: Cấu trúc của một bài học trong SGK Địa lí 12 (bộ sách Cánh Diều) đều có:
A. số thứ tự và tên bài; mục đích; mở đầu; chính văn; mở rộng; luyện tập và vận dụng.
B. số thứ tự và tên bài; yêu cầu cần đạt; mở đầu; kiến thức mới; ôn luyện và vận dụng.
C. số thứ tự và tên bài; yêu cầu cần đạt; mở đầu; kiến thức mới; luyện tập và vận dụng.
D. số thứ tự và tên bài; mục tiêu; mở đầu; kiến thức mới; mở rộng; ôn luyện và vận dụng.
Câu 5: SGK Địa lí 12 (bộ sách Cánh Diều) bao gồm
A. 3 chương, 30 bài.
B. 4 chương, 30 bài.
C. 5 chương, 30 bài.
D. 6 chương, 30 bài.
Câu 6: Cấu trúc của sách Chuyên đề học tập Địa lí 12 (bộ sách Cánh Diều) bao gồm:
A. 3 chuyên đề.
B. 4 chuyên đề.
C. 5 chuyên đề.
D. 6 chuyên đề.
Câu 7: Điểm mới quan trọng nhất của SGK Địa lí 12 (bộ sách Cánh Diều) là
A. chuyển từ việc tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.
B. đảm bảo tính kế thừa và hiện đại.
C. chú trọng yêu cầu tích hợp.
D. đổi mới hình thức và cách trình bày.
Câu 8: Biểu hiện của tính hiện đại ở SGK Địa lí 12 (bộ sách Cánh Diều) là gì?
A. Có nhiều nội dung kiến thức mới phù hợp với phát triển kinh tế – xã hội đất nước hiện nay.
B. Dựa theo các căn cứ từ văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết mới nhất của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ,…
C. Cập nhật hệ thống số liệu chính thống của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2010 – 2021 (theo công bố của Tổng cục Thống kê năm 2022).
D. Cả A, B và C.
Câu 9: Chuyên đề học tập Địa lí 12 (bộ sách Cánh Diều) không có nội dung nào sau đây?
A. Thiên tai và biện pháp phòng chống.
B. Đô thị hoá và các tác động.
C. Phát triển vùng.
D. Phát triển làng nghề.
Câu 10: Theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, giáo viên cần xây dựng trong kế hoạch bài dạy các hoạt động là:
A. mở đầu, hình thành kiến thức mới, vận dụng và ôn tập.
B. mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng, giao bài tập về nhà.
C. mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng.
D. mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập và củng cố kiến thức.
Câu 11: Một trong những yêu cầu về phương pháp dạy học địa lí là
A. tăng cường các hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS.
B. thực hiện các bài, chương theo đúng phân phối chương trình.
C. thực hiện đầy đủ quy trình vận dụng phương pháp dạy học hiện đại.
D. sử dụng phương pháp hiện đại, không sử dụng phương pháp truyền thống.
Câu 12: Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới là mục tiêu của hoạt động nào sau đây?
A. Luyện tập.
B. Vận dụng.
C. Hình thành kiến thức.
D. Khởi động.
Câu 13: Từ năm 2025, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Địa lí gồm bao nhiêu dạng câu hỏi?
A. 1 dạng.
B. 2 dạng.
C. 3 dạng.
D. 4 dạng.
Câu 14: Đánh giá kết quả học tập định kì trong dạy học Địa lí 12 (bộ sách Cánh Diều) được thực hiện thông qua
A. bài thực hành, bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy), bài báo cáo.
B. bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy), bài thực hành, dự án học tập.
C. bài thuyết trình, bài báo cáo, bài kiểm tra với hình thức trắc nghiệm.
D. hỏi – đáp, dự án học tập, các kết quả thu thập được từ internet.
Câu 15: Trong mỗi bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học Địa lí 12 (bộ sách Cánh Diều) gồm có 4 mức độ yêu cầu đó là:
A. Tái hiện kiến thức; Thông hiểu; Phân tích; Vận dụng.
B. Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Đánh giá.
C. Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao.
D. Nhận biết; Vận dụng cao; Thông hiểu.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Địa lí 12 sách Cánh diều Tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 – 2025 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.