Bạn đang xem bài viết Đáp án cuộc thi Tìm hiểu 1010 năm Thăng Long – Hà Nội Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 1010 năm Thăng Long tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngày 01/09, cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu 1010 năm Thăng Long – Hà Nội” do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phát động, chính thức khởi động.
Cuộc thi được tổ chức thi trực tuyến trên website với 2 phần thi: trắc nghiệm và tự luận. Trong đó, phần thi trắc nghiệm gồm 18 câu hỏi thuộc lĩnh vực lịch sử, truyền thống văn hóa, di sản, di tích và con người Thăng Long – Hà Nội. Sau đây là đáp án cuộc thi Tìm hiểu 1010 năm Thăng Long – Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu 1010 năm Thăng Long – Hà Nội
Phần 1: Trắc nghiệm
Câu 1: Sau khi lên ngôi mở đầu triều đại nhà Lý, vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long. Bạn cho biết, tên gọi Thăng Long xuất hiện vào năm nào?
a. Năm 1009.
b. Năm 1010.
c. Năm 1011.
Đáp án: b
Câu 2: Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long do những lợi thế nhiều mặt cho sự phát triển đất nước của vùng đất này. Trong “Chiếu dời đô”, vua Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long?
a. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.
b. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.
c. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.
d. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: d
Câu 3: Năm 2010, khu di tích Hoàng thành Thăng Long được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới với những giá trị nổi bật toàn cầu nào?
a. Có tầng văn hóa khảo cổ học dầy và rộng nhất.
b. Là trung tâm chính trị, văn hóa, trung tâm quyền lực quốc gia trong suốt thời kỳ dài.
c. Liên quan chặt chẽ với những sự kiện quan trọng và các giá trị biểu đạt văn hóa nghệ thuật của quá trình hình thành và phát triển quốc gia độc lập gần một thiên niên kỷ.
d. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: d
Câu 4: Bốn di tích của kinh thành Thăng Long là nơi thờ bốn vị thần trấn giữ 4 phương của kinh thành, còn được gọi là “Thăng Long tứ trấn” gồm những di tích nào?
a. Đền Đồng Cổ, Đền Đồng Nhân, Đền Kim Ngưu, Đền Vệ Quốc.
b. Đền Ngọc Sơn, Đền Ngọc Liên, Đền Phù Ủng, Đền Yên Thành.
c. Quán Trấn Vũ (nay là Đền Quán Thánh) , Đền-Đình Kim Liên, Đền Bạch Mã, Đền Voi Phục.
Đáp án: c
Câu 5: Tháng 5-2011, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận bia Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) là Di sản Tư liệu thế giới trong danh mục Ký ức toàn cầu. Bạn hãy cho biết hiện nay ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) có bao nhiêu bia Tiến sĩ?
a. 81 bia.
b. 82 bia.
c. 84 bia.
Đáp án: b
Câu 6: Hồ Tây là một danh thắng của Thủ đô, là dấu tích của đoạn sông Hồng chuyển dòng. Hồ Tây trước đây có nhiều tên gọi khác nhau, trong đó có những tên gọi nào?
a. Hồ Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Hồ Dâm Đàm.
b. Tây Hồ, Hồ Lãng Bạc, Đoái Hồ (Đoài Hồ).
c. Cả 2 đáp án trên.
Đáp án: c
Câu 7: Ông là người Thăng Long, anh hùng dân tộc kiệt xuất đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ở thế kỷ XI. Bạn cho biết ông là ai?
a. Lý Đạo Thành.
b. Lý Thường Kiệt.
c. Tông Đản.
Đáp án: b
Câu 8: Tên gọi Hà Nội chính thức xuất hiện vào năm nào?
a. Năm 1830.
b. Năm 1831.
c. Năm 1832.
Đáp án: b
Câu 9: Có hai vị Tổng đốc Hà Nội đã quên mình chiến đấu khi quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ 1 (năm 1873) và lần thứ 2 (năm 1882). Sự hy sinh của hai ông tượng trưng cho tinh thần chống thực dân Pháp của người Hà Nội. Hai vị Tổng đốc đó là ai?
a. Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.
b. Đặng Văn Hòa và Nguyễn Đăng Giai.
c. Phan Đình Phùng và Phan Thanh Giản.
Đáp án: a
Câu 10: Nhà hát lớn Hà Nội là một trong những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Pháp thời thuộc địa. Nhà hát lớn Hà Nội được khánh thành vào năm nào?
a. Năm 1909.
b. Năm 1910.
c. Năm 1911.
Đáp án: c
Câu 11: Ngày 17-3-1930, tại số nhà 42, phố Hàng Thiếc, Hà Nội đã diễn ra một sự kiện quan trọng trong lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội, đó là sự kiện gì?
a. Thành lập Thành ủy lâm thời Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hà Nội.
b. Thành lập Ban chấp hành chính thức của Đảng bộ Hà Nội.
c. Thành lập Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hà Nội.
Đáp án: a
Câu 12: Có một địa chỉ ở Hà Nội sẽ mãi đi vào lịch sử dân tộc. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là địa chỉ nào?
a. 90 Thợ Nhuộm.
b. 5D Hàm Long.
c. 48 Hàng Ngang.
Đáp án: c
Câu 13: Sau chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972, Hà Nội được ngợi ca là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”. Bạn hãy cho biết, trận “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân Hà Nội diễn ra trong khoảng thời gian nào?
a. Từ đêm ngày 18-12 đến đêm 29 rạng sáng ngày 30-12-1972.
b. Từ chiều ngày 18-12 đến đêm 29 rạng sáng ngày 30-12-1972.
c. Từ sáng ngày 19-12 đến rạng sáng ngày 31-12-1972.
Đáp án: a
Câu 14: Thành phố Hà Nội trở thành thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm nào?
a. Năm 1975.
b. Năm 1976.
c. Năm 1977.
Đáp án: b
Câu 15: Một làng cổ nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, còn được gọi là “Làng hai Vua” – quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, được nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 2006 có tên là gì?
a. Làng Nhị Khê.
b. Làng Mai Động.
c. Làng Đường Lâm.
Đáp án: c
Câu 16: Bạn cho biết Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu “Thủ đô anh hùng” vào dịp nào?
a. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội.
b. Kỷ niệm 50 năm giải phóng Thủ đô.
c. Kỷ niệm 995 năm Thăng Long – Hà Nội.
Đáp án: a
Câu 17: Ngày 16-7-1999, Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh “Thành phố vì hòa bình” vì có nhiều dự án khả thi hướng tới các tiêu chí mà UNESCO đặt ra. Đó là tiêu chí về những lĩnh vực nào?
a. Bình đẳng trong cộng đồng.
b. Xây dựng đô thị, giữ gìn môi trường sống.
c. Thúc đẩy phát triển văn hóa giáo dục, chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ.
d. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: d
Câu 18: Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ra đời với mục tiêu lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững. Hà Nội được công nhận là thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực gì?
a. Lĩnh vực Thủ công và nghệ thuật dân gian.
b. Lĩnh vực Thiết kế.
c. Lĩnh vực Ẩm thực.
Đáp án: b
Phần 2: Tự luận
Câu 19: Chương trình số 04-Ctr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 – 2020” đề ra nhiệm vụ “xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Là công dân Thủ đô, bạn phải làm gì?
Gợi ý:
– Tăng cường kêu gọi xã hội hóa các cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thể thao quần chúng; xã hội hóa lắp đặt các dụng cụ thể thao ngoài trời phục vụ miễn phí cho người dân luyện tập tại các điểm công cộng: vườn hoa, công viên, các điểm sinh hoạt cộng đồng dân cư.
– Triển khai các giải pháp phát triển văn học, nghệ thuật trên nền tảng kế thừa, phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng của Thủ đô. Tổ chức một số cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật theo chủ đề truyền thống Thăng Long – Hà Nội văn hiến, đổi mới và hội nhập.
– Quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.
– Đề xuất các giải pháp: Khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa, nhân văn trong gia đình truyền thống của Thăng Long – Hà Nội phù hợp với những yêu cầu của nếp sống công nghiệp, đô thị hiện đại; phê phán, khắc phục những mặt còn hạn chế trong giao tiếp, ứng xử, thái độ vô trách nhiệm đối với cộng đồng của một bộ phận cư dân Hà Nội.
– Thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng; xây dựng quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị hành chính thành phố Hà Nội; quy tắc ứng xử trong bệnh viện, trường học của Thành phố, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.
Câu 20: Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình”, bạn có sáng kiến gì để góp phần tuyên truyền, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế?
Gợi ý:
1010 năm qua là khoảng thời gian không dài so với hàng nghìn năm lịch sử dân tộc, nhưng chỉ với từng ấy thời gian, Hà Nội đã trải qua biết bao thăng trầm và đã có bước chuyển mình lớn lao chưa từng có.
Tính đến hiện nay, Thành phố Hà Nội đang đứng đầu cả nước về chỉ số phát triển con người với nhiều thành tích trong văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao, nhất là chất lượng giáo dục đào tạo hệ phổ thông và bậc mầm non bảo đảm cho phát triển bền vững. Hà Nội cũng đi đầu trong sắp xếp, tổ chức bộ máy, giảm biên chế, giảm đầu mối nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Thành phố tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; giữ vững môi trường an toàn, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố Vì hoà bình”.
Hà Nội hôm nay không chỉ đóng vai trò là Thủ đô của đất nước mà còn là cầu nối quan trọng để đất nước hội nhập với cộng đồng quốc tế. Hà Nội không chỉ là biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, là nơi hội tụ của văn minh Đại Việt mà còn là nơi kết tinh những giá trị cao đẹp của thời đại Hồ Chí Minh. Hà Nội không chỉ trở thành một trung tâm kinh tế trọng điểm, mà còn là nơi khởi nghiệp của nhiều giá trị tinh hoa trong nước và quốc tế, thu hút nhiều tập đoàn, nhà đầu tư danh tiếng hàng đầu thế giới và là động lực tăng trưởng quan trọng trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa của cả nước. Năm 2016, Hà Nội được bạn bè quốc tế bình chọn đứng vị trí thứ 8 trong danh sách 25 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Lượng khách du lịch quốc tế cũng liên tục tăng cao trong hai năm qua. 3,54 triệu lượt khách quốc tế đã đến Hà Nội trong 9 tháng đầu năm (tăng 23,5%) càng minh chứng cho điều đó.
Với sự phát triển đáng kinh ngạc, lịch sử hào hùng và bi tráng, Hà Nội cũng gặp những thách thức đặt ra trên đường phát triển nhanh và bền vững của Thủ đô hôm nay là đa dạng và to lớn. Đó là thách thức giữ vững kỷ luật, kỷ cương, dân chủ; yêu cầu trong gìn giữ, phát huy những giá trị ngàn năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội…
Do đó, để Kế thừa, phát huy giá trị “Ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình”, mỗi cá nhân cần phải làm những điều sau để góp phần tuyên truyền, giới thiệu các thành tựu văn hóa, nghệ thuật, sản phẩm du lịch của Thủ đô với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế:
Chú trọng phát triển văn hóa của bản thân, gia đình, người thân quen và nâng cao ý thức đến toàn thành phố. Điều này vừa là nền tảng tinh thần vừa là nguồn lực to lớn cho sự phát triển bền vững. Đích đến là xây dựng văn hóa Thủ đô tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa, phát huy giá trị truyền thống Thăng Long – Hà Nội, xứng đáng với những tôn vinh của “mảnh đất ngàn năm văn hiến, Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình”. Mỗi người dân Hà Nội cùng chung sức, đồng lòng gìn giữ, vun đắp những giá trị văn hóa, để mỗi khi nhắc đến văn hóa Thăng Long – Hà Nội luôn tự hào về đỉnh cao của trí tuệ, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng tinh hoa văn hóa của đất nước.
Trau dồi kiến thức lịch sử, khơi dậy trong bên trong mỗi người dân Hà Nội về truyền thống, đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”, niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của Thăng Long – Hà Nội anh hùng – ngàn năm văn hiến…
Mỗi người dân tích cực tham gia và đóng góp trong công tác tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với tuyên truyền “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội” và “Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố”; góp phần nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về văn hóa người Hà Nội…Mỗi người dân tự khắc phục được tình trạng đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định, ăn mặc phản cảm tại nơi thờ tự… xác định được đâu là những giá trị chung, phổ biến để tự điều chỉnh.
Mỗi cán bộ, công chức, viên chức bộ phận “một cửa” làm việc với tinh thần niềm nở, trách nhiệm với công dân. Cán bộ, công chức, viên chức không sử dụng tài sản, thiết bị, phương tiện công của cơ quan làm mục đích cá nhân. Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; tích cực tham gia xây dựng môi trường văn hóa thân thiện, văn minh nơi công sở… để tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người dân.
Video đáp án Tìm hiểu 1010 năm Thăng Long Hà Nội
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đáp án cuộc thi Tìm hiểu 1010 năm Thăng Long – Hà Nội Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 1010 năm Thăng Long tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.