Bạn đang xem bài viết Dàn ý phân tích Chuyện người con gái Nam Xương (3 mẫu) Lập dàn ý Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 3 Dàn ý Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương hay nhất, giúp các em học sinh nắm rõ cấu trúc, những ý chính để nhanh chóng triển khai thành bài văn thật hay, đầy đủ những ý quan trọng.
Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương đã để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thương sâu sắc, nàng chính là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa, dẫu mang nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng vẫn phải chịu số phận bất hạnh. Mời các em cùng theo dõi bài viết để ngày càng học tốt môn Văn 9.
Dàn ý phân tích Chuyện người con gái Nam Xương – Mẫu 1
(1) Mở bài
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
(2) Thân bài
a. Cuộc sống của Vũ Nương khi được gả về nhà Trương Sinh
- Vũ Nương tính thùy mị, nết na lại có tư dung tốt đẹp.
- Trong làng có chàng Trương Sinh đem lòng yêu mến, liền xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.
- Vũ Nương biết chồng có tính đa nghi, phòng ngừa vợ quá sức. Nhưng nàng cũng giữ gìn khuôn phép, vợ chồng không có gì phải bất hòa.
- Chiến tranh xảy ra, Trương Sinh tuy nhà hào phú nhưng vẫn bị bắt đi lính.
- Khi chồng ra chiến trường, nàng ở nhà hết mực lo lắng cho gia đình: sinh con, chăm sóc mẹ chồng, khi mẹ chồng mất thì lo ma chay chu đáo.
=> Vũ Nương là một người vợ đảm đang, hiền thục và hết lòng vì chồng, gia đình nhà chồng.
b. Sự hiểu lầm của Trương Sinh dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương
– Hoàn cảnh:
- Trương Sinh đi lính trở về, biết tin mẹ mất liền bế con ra mộ thăm mẹ.
- Đứa con không chịu nghe lời, ngây thơ hỏi: “Hóa ra ông cũng là cha tôi ư?…”
=> Trương Sinh hiểu nhầm vợ ở nhà có người khác.
– Diễn biến: Về nhà, Trương Sinh la um cho hả giận. Vũ Nương tìm cách giải thích nhưng không được.
– Kết quả: Biết không thể giải thích được nỗi oan, Vũ Nương tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời than rằng: “Kẻ bạc mệnh này…” rồi nhảy xuống sông tự vẫn.
=> Vũ Nương đau đớn, thất vọng trước sự nghi ngờ của chồng. Nàng lựa chọn cái chết để rửa sạch nỗi tủi nhục. Qua đây, thấy được số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.
c. Vũ Nương được giải oan
* Trực tiếp:
- Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trước ngọn đèn, thấy đứa bé chỉ vào cái bóng mình bảo: “Cha Đản lại đến kìa”. Chàng hỏi đâu, đứa bé liền chỉ vào cái bóng ở trên tường.
- Khi hỏi rõ ra mới biết những lúc ở nhà một mình, vợ thường đùa con trỏ vào cái bóng của mình và bảo đấy là cha Đản.
=> Sự hối hận muộn màng.
* Gián tiếp:
- Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung.
- Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh lập đàn giải oan cho mình.
- Trương Sinh làm theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang, rồi thấy Vũ Nương hiện về lúc ẩn lúc hiện.
=> Vũ Nương đã giải được nỗi oan khuất nhưng vẫn không thể tiếp tục cuộc sống nơi trần thế nữa.
(3) Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Dàn ý phân tích Chuyện người con gái Nam Xương – Mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương”.
2. Thân bài
a. Vẻ đẹp của Vũ Nương
Vũ Nương là cô gái xinh đẹp: tư dung tốt đẹp.
Là cô gái có đức tính tốt đẹp: thùy mị, nết na.
→ Khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ.
Ngày chồng tòng quân: nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về.
Khi chồng ra trận: ở nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời.
→ Là người vợ hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công – dung – ngôn – hạnh” đáng ngưỡng mộ.
→ Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với những phẩm hạnh tốt đẹp.
b. Số phận bi kịch của Vũ Nương
Nguyên nhân: khi chồng bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó → Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông.
Khi Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh.
→ Người phụ nữ không được tự quyết định số phận của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông trong gia đình. Tuy mình bị oan nhưng không được thanh minh.
Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử.
→ Đau khổ, xót thương trước số phận bất hạnh của nàng sau những điều tốt đẹp nàng đã làm cho nhà chồng.
Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung. → Đây được coi là cái kết vừa có hậu vừa đoản hậu của Vũ Nương: có hậu vì cuối cùng nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau khổ là Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, ân hận về lỗi lầm đó; đoản hậu vì nàng không được quay lại nhân gian để sống tiếp kiếp người, để nhận lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp nàng đã làm.
3. Kết bài
Khẳng định lại vẻ đẹp, số phận của Vũ Nương và giá trị của tác phẩm.
Dàn ý phân tích Chuyện người con gái Nam Xương – Mẫu 3
I. Mở bài: Giới thiệu Chuyện người con gái Nam Xương
Ví dụ:
Để nói lên số phận của người phụ nữ ở xã hội xưa được nhiều người, đặc biệt là những tác giả nhà văn nhắc đến. Những tác phẩm nổi tiếng đều nói về thân phận đau khổ và xót xa của những người phụ nữ đáng thương ấy. Một trong những tác phẩm thể hiện nổi bật nội dung này là tác phẩm Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Tác phẩm nói về một người phụ nữ bị vu oan là ngoại tình khiến nhiều tình huống trớ trêu xảy ra.
II. Thân bài: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
1. Phẩm chất của nhân vật Vũ Nương trong truyện:
- Một người vợ rất chung thủy.
- Vũ Nương là một người con hiếu thảo.
- Cô gái đẹp người, đẹp nết.
- Là biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
2. Nỗi oan khuất của Vũ Nương:
- Vũ Nương luôn thủy chung với chồng, chăm sóc con chu đáo.
- Chồng Vũ Nương chỉ vì một lời nói của con mà đã nghi oan cho Vũ Nương.
- Khiến Vũ Nương chịu oan và chịu nhiều đau khổ.
- Qua đó thể hiện định kiến của xã hội ngày xưa, những lý do lạc hậu, hủ tục mê tín của người xưa.
3. Những hình ảnh, yếu tố kì ảo trong truyện:
- Chồng Vũ Nương nằm mơ rồi thả rùa.
- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi.
- Vũ Nương hiện về khi Phan Lang lập đàn giải oan.
III. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về Chuyện người con gái Nam Xương
Ví dụ:
Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm nói lên số phận, tấm bi kịch của người phụ nữ xưa. Thể hiện sự đồng cảm của tác giả đối với thân phận người phụ nữ xưa. Qua đó, những hình ảnh về Vũ Nương ta nhận ra được số phận đau thương và chua xót của những người phụ nữ thời xưa.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dàn ý phân tích Chuyện người con gái Nam Xương (3 mẫu) Lập dàn ý Chuyện người con gái Nam Xương lớp 9 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.