Cục đẩy công suất (cục đẩy công suất âm thanh) là thiết bị khuếch đại âm thanh, được dùng trong các hệ thống loa lớn phục vụ cho không gian rộng như karaoke chuyên nghiệp, quán bar, sân khấu, các buổi hòa nhạc. Cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu về cục đẩy công suất là gì, công dụng, tính năng, cấu tạo cũng như những lưu ý khi sử dụng nhé!
Xem ngay sản phẩm Loa với giá SỐC
Cục đẩy công suất là gì? Công dụng của cục đẩy công suất trong âm thanh
Cục đẩy công suất là một thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh qua loa trước khi đến tai người nghe, giúp khuếch đại, đẩy công suất toàn bộ dàn âm thanh lên tới mức đáp ứng và nhu cầu người sử dụng.
Sử dụng cục đẩy công suất sẽ giảm méo tiếng của loa, âm thanh khi hát nhẹ nhàng hơn, hạn chế được các rủi ro hư hỏng loa và các thiết bị như amply, micro. Việc kết nối giữa loa và cục đẩy công suất phù hợp sẽ giúp dàn máy của bạn hoạt động bền bỉ, tối ưu hiệu quả.
Tính năng nổi bật của cục đẩy công suất âm thanh
Cục đẩy công suất âm thanh có thể thay thế cho toàn bộ dàn amply vì tải được 1 đến 2 cặp loa công suất lớn, phục vụ âm thanh chuyên nghiệp cho karaoke phòng rộng, quán bar, sân khấu.
Quyết định gần một nửa chất lượng âm thanh của dàn máy, tín hiệu âm thanh vang xa, rõ ràng, nhẹ nhàng và trung thực hơn.
Tín hiệu được truyền đi ổn định, không bị nhiễu sóng, cấu tạo chắc chắn, jack cắm đảm bảo việc kết nối an toàn.
Cấu tạo cục đẩy công suất
Cấu tạo cơ bản của cục đẩy công suất bao gồm
Vỏ máy giúp bảo vệ tốt các linh kiện bên trong nên được thiết kế từ kim loại cao cấp có độ cứng cáp và độ bền cao. Các khe tản nhiệt trên vỏ máy cân bằng nhiệt độ thiết bị để khi hoạt động liên tục sẽ không ảnh hưởng đến tuổi thọ, quá tải, gây hư hỏng.
Thân máy bao gồm các linh kiện, phụ kiện điện tử và các bo mạch nhỏ, đây cũng là phần quyết định chất lượng của cục đẩy công suất.
Biến áp nguồn là thiết bị chuyển năng lượng giữa 2 hoặc nhiều mạch thông qua cảm ứng điện từ. Biến áp nguồn được sử dụng để tăng hoặc giảm điện áp xoay chiều.
Mạch công suất có chức năng nhận tín hiệu âm thanh đầu vào, khuếch đại công suất và cho ra âm thanh có công suất mạnh mẽ hơn.
Sò công suất là bộ phận bán dẫn kết hợp với IC, ảnh hưởng đến mức công suất của cục đẩy.
Quạt tản nhiệt nhằm đảm bảo cho thiết bị hoạt động liên tục mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ máy, hầu hết các cục đẩy công suất đều có 2 quạt tản nhiệt để làm mát các bộ phận bên trong nằm ở phía sau.
Khi nào cần sử dụng cục đẩy công suất
Đối với loa có độ nhạy và trở kháng cao thì bạn chỉ cần dùng amply công suất thấp, ngược lại những loa có độ nhạy và trở kháng thấp (khoảng 4 Ohm, độ nhạy thấp dưới 90dB) thì cần dùng amply có công suất lớn để cho ra âm thanh chất lượng.
Dàn âm thanh có công suất lớn thì không gian phòng hát rộng và có các dụng cụ tiêu âm (xốp dán tường tiêu âm, rèm vải cách âm) sẽ cho ra âm thanh chất lượng, chân thực hơn.
Đối với các dòng nhạc nhẹ như trữ tình, ballad bạn chỉ cần sử dụng amply công suất nhỏ. Còn với các dòng nhạc mạnh như rock, R&B bạn cần sử dụng amply có công suất lơn hơn để có chất lượng âm thanh tốt.
Một số lưu ý khi sử dụng cục đẩy công suất âm thanh
Đặt cục đẩy công suất ở những nơi khô ráo, tránh nước, lửa, không đặt vật nặng lên cục đẩy công suất làm ảnh hưởng tới bo mạch.
Tắt nguồn của cục đẩy trước khi kết nối với các thiết bị như loa, amply.
Phần dây tiếp đất trong bo mạch của cục đẩy công suất phải được nối đất.
Điện nguồn cung cấp cho toàn bộ dàn âm thanh phải lớn, các dây điện chất lượng để tránh tình trạng điện áp không ổn định là hư hỏng thiết bị.
Vặn âm lượng về 0 trước khi mở nguồn cục đẩy công suất, chờ khoảng 5 đến 10 phút rồi hãy tăng âm lượng lên, không nên để âm lượng ở mức cao nhất.
8.000.000₫
-10%
Quà 500.000₫
Xem chi tiết
Trên đây là bài viết tìm hiểu về cục đẩy công suất là gì? Công dụng và lưu ý khi dùng cục đẩy công suất. Hi vọng bài viết sẽ có ích cho bạn và đừng quên để lại bình luận bên dưới nếu có thắc mắc nhé!