Bạn đang xem bài viết Có nên cho trẻ nhỏ ăn đồ đông lạnh không? 9 lời khuyên cần lưu ý tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhu cầu dự trữ thực phẩm ngày càng cao nên hầu hết tủ lạnh đều được trang bị trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn đắn đo có nên cho trẻ ăn đồ đông lạnh không? Tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc có nên cho trẻ nhỏ ăn đồ đông lạnh không và lời khuyên cần lưu ý nhé!
Xem ngay màng bọc thực phẩm đang giảm giá SỐC
Giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm đông lạnh
Theo khoa học, đồ đông lạnh không bị mất quá nhiều dinh dưỡng. Chúng ta cần hiểu rằng, ở chế độ đông lạnh không cósự trao đổi chất, thực phẩm không bị biến đổi vì luôn trong trạng thái “ngủ”, chính vì vậy thực phẩm sẽ luôn giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng như lúc vừa mới nấu xong.
Hầu hết rau quả được đông lạnh sớm sau thu hoạch sẽ bảo quản được toàn bộ vitamin và khoáng chất. Vitamin C là một chất cơ bản trong rau quả nhưng nó dễ bị phân hủy dưới nhiệt độ, nước và ánh sáng. Tuy nhiên, khi rau quả được bảo quản lạnh thì lượng chất này không hề mất đi.
Ngoài ra, các loại vitamin và đạm trong thịt động vật nếu được đông lạnh vẫn sẽ giữ nguyên giá trị của nó. Tuy nhiên, cần phải bảo quản đúng nhiệt độ vì chất lượng tỷ lệ nghịch với phần trăm nước không đóng băng, lượng nước không đóng băng càng nhỏ, chất lượng thịt càng cao.
Có nên cho trẻ nhỏ ăn đồ đông lạnh không?
Nếu trẻ nhỏ bước vào giai đoạn ăn dặm thì việc cho trẻ ăn đồ đông lạnh là cần thiết vì những thực phẩm này đa phần được chế biến và bảo quản nhanh nên tiết kiệm được nhiều thời gian cho các bà mẹ bận rộn, ít có thời gian để chuẩn bị bữa ăn.
Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng mà cho trẻ ăn đồ đông lạnh từ ngày này qua ngày khác, tốt nhất là nên xen kẽ vào bữa ăn những thực phẩm tươi giúp trẻ hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng.
Mẹo bảo quản thực phẩm đông lạnh cho trẻ nhỏ
Đựng thực phẩm trong hộp kín
Để thực phẩm vẫn còn giữ nguyên chất dinh dưỡng thì chúng ta nên đựng thực phẩm trong hộp kín, tốt nhất là các loại hộp thực phẩm chuyên dụng. Vì các loại hộp này sẽ giúp bảo quản thực phẩm được tốt hơn mà không làm mất đi quá nhiều chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Chia nhỏ thức ăn
Sau khi đã chế biến xong thực phẩm cần tiến hành chia nhỏ thực phẩm thành những phần vừa ăn để tránh tình trạng tái cấp đông khi không sử dụng hết thực phẩm. Ngoài ra, nó còn giúp cho thực phẩm được bảo quản lâu hơn mà không mất đi giá trị dinh dưỡng.
Sử dụng tủ lạnh cấp đông mềm
Để đảm bảo tốt nhất chất dinh dưỡng được bảo quản trong thực phẩm thì bạn nên sử dụng loại tủ lạnh có ngăn cấp đông mềm. Tủ lạnh loại này sẽ giúp thực phẩm của bạn tươi ngon mà không bị đông đá, khi muốn nấu ăn thì chỉ cần lấy ra là có thể chế biến ngay mà không cần phải rã đông thực phẩm.
Tổng hợp 9 lưu ý khi cho trẻ nhỏ ăn thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm phải đảm bảo được nguồn gốc
Thực phẩm đông lạnh dành cho trẻ phải đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thành phần dinh dưỡng cụ thể, tránh xa các thực phẩm không rõ xuất xứ dễ gây hại đến trẻ khi ăn.
Tránh để thực phẩm bên ngoài quá lâu
Thực phẩm đông lạnh sau khi được mua về nên bỏ vào tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu để những loại thực phẩm này ở bên ngoài trong thời gian dài thì các loại vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở làm giảm chất lượng thực phẩm và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ.
Các thực phẩm đông lạnh phải được nấu chín
Điều cần lưu ý quan trọng nhất là thực phẩm đông lạnh cần phải được nấu chín hoàn toàn, tránh để đồ ăn đông lạnh gần thực phẩm tươi và thực phẩm chín sẽ dễ dẫn đến nhiễm khuẩn chéo.
Không để thực phẩm còn nóng vào tủ
Không nên đặt thức ăn còn nóng vào ngăn đông, không những làm cho bản thân nó khó đông mà còn gây hư hỏng cho các thức ăn khác xung quanh. Vì thế, sau khi chế biến xong thức ăn, hãy để nó lên đĩa và để nguội trước khi bỏ vào tủ trữ đông.
Bảo quản thực phẩm theo nhiệt độ được in trên bao bì
Mỗi loại thực phẩm đều có hạn sử dụng và mô tả nhiệt độ bảo quản được ghi rõ ràng trên bao bì. Nếu không lưu ý đến các thông tin này sẽ dẫn đến việc bảo quản sai cách và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Sử dụng hộp đựng chuyên dụng của trẻ
Thức ăn dành cho trẻ thường có số lượng trong mỗi bữa ăn không nhiều, vì thế nên sử dụng hộp đựng chuyên dụng để đông lạnh thức ăn cho trẻ, đặc biệt là các bé đang trong giai đoạn ăn dặm. Các loại hộp này có đặc điểm sử dụng nguyên liệu nhựa an toàn, không phát sinh vi khuẩn khi đông lạnh.
Không sử dụng thực phẩm tái đông
Theo bác sĩ chuyên ngành khi các thực phẩm đã đông lạnh, sau khi rã đông thì phải chế biến và dùng ngay. Vì thực phẩm tái đông sẽ có nguy cơ bị hư hại tăng lên gấp nhiều lần. Khi cho trẻ dùng những loại thực phẩm này thì rất có thể trẻ sẽ bị đau bụng, thậm chí bị ngộ độc.
Không nên để thực phẩm quá lâu trong tủ
Khi để thực phẩm trong ngăn lạnh thì nên chú ý không nên để quá lâu sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Ngoài ra, nếu đông lạnh quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội để phát triển bên trong thực phẩm
Rã đông thực phẩm đúng cách
Khi rã đông thực phẩm bằng lò vi sóng thì nên làm theo hướng dẫn để bảo toàn được dưỡng chất trong thức ăn. Ngoài ra, khi rã đông thực phẩm đông lạnh nên để ở ngăn mát của tủ lạnh từ 8 đến 10 độ C, chứ không nên cho vào ngâm nước hoặc đưa ra môi trường bên ngoài để tan chảy.
Hy vọng, những chia sẻ ở bài viết này, sẽ giúp gia đình bạn trả lời được câu hỏi có nên cho trẻ nhỏ ăn đồ đông lạnh không và 9 lời khuyên cần lưu ý khi cho trẻ nhỏ ăn thực phẩm đông lạnh bạn nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Có nên cho trẻ nhỏ ăn đồ đông lạnh không? 9 lời khuyên cần lưu ý tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.