Chụp X-quang là thuật ngữ quen thuộc trong y học dùng để chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh. Tìm hiểu chụp X-quang là gì? Những điều cần biết về chụp X-quang.
Để chẩn đoán các bệnh liên quan đến xương khớp, khoang ngực,… nhanh nhất, bác sĩ thường sử dụng phương pháp chụp X-quang. Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu về chụp X-quang là gì và những điều cần biết về chụp X-quang nhé!
Chụp X-quang là gì?
Chụp X-quang là phương pháp phổ biến được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán kết quả liên quan đến vấn đề xương khớp, ổ bụng, khoang ngực,… bằng hình ảnh trong thời gian ngắn nhất. Cụ thể là dùng máy X-quang sẽ chiếu tia X vào cơ thể và cho ra các hình ảnh cụ thể, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh. Từ kết quả đó bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị kịp thời cho bệnh nhân.
Chụp X-quang được áp dụng cho những bộ phận như:
- Xương và răng: Chẩn đoán gãy xương và nhiễm trùng ở xương, răng. Kiểm tra lỗ sâu trên răng hoặc các vấn đề về răng khác.
- Viêm khớp: Chẩn đoán bệnh viêm khớp, xác định mức độ khớp bị thương tổn.
- Ung thư xương: Chụp X-quang sẽ cho ra hình ảnh khối u xương.
- Viêm phổi và các bệnh đường hô hấp: Xuất hiện các dấu hiệu của bệnh viêm phổi, lao hoặc ung thư phổi.
- Ung thư vú: Kiểm tra mô vú, từ đó phát hiện các biểu hiện của ung thư vú.
- Các vấn đề về đường tiêu hóa: Phát hiện sớm các vấn đề trong hệ tiêu hóa.
- Dị vật bị nuốt: Phim chụp X-quang sẽ cho biết vị trí của dị vật.
Chụp X-quang được thực hiện như thế nào?
Một lần chụp X-quang chỉ mất vài phút. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị kỹ để quá trình chụp đạt được kết quả chuẩn xác nhất.
Khi bạn đã chuẩn bị sẵn sàng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn đứng, nằm hoặc ngồi tùy thuộc vào bộ phận bạn chụp. Bạn phải giữ cơ thể bất động trong lúc chụp để phim chụp cho ra hình ảnh rõ ràng nhất.
Sau khi chụp X-quang xong, bạn có thể thay quần áo trở lại. Bác sĩ sẽ xem xét hình ảnh và chẩn đoán bệnh hoặc chỉ định bạn thực hiện các chẩn đoán hình ảnh bổ sung như chụp CT, MRI, làm xét nghiệm máu,…
Đối tượng chỉ định và chống chỉ định chụp X-quang
Chỉ định chụp X-quang trong các trường hợp sau:
- Kiểm tra các bộ phận cơ thể mà bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu.
- Theo dõi quá trình tiến triển của bệnh sau một thời gian điều trị như loãng xương, viêm khớp,…
- Kiểm tra tình trạng bệnh cải thiện như thế nào theo phương pháp điều trị mà bác sĩ thiết lập.
- Một số bệnh lý mà người bệnh đang mắc hoặc nghi ngờ mắc được chỉ định chụp X-quang như bệnh lý xương khớp, khối u vú, bệnh lý tim mạch, bệnh về đường hô hấp, vấn đề tiêu hóa, bệnh về răng, nuốt phải dị vật,…
Chống chỉ định chụp X-quang trong các trường hợp sau:
- Người đang ở giai đoạn nghiêm trọng của bệnh lý
- Phụ nữ mang thai, đặc biệt là ba tháng đầu
- Chống chỉ định chụp X-quang cản quang cho những bệnh nhân: người bị bệnh lý tuyến giáp, người mẫn cảm với các chất chứa iốt, phụ nữ đang cho con bú.
Cần chuẩn bị gì trước khi chụp X-quang?
Quy trình chụp X-quang khá đơn giản và nhanh chóng nên bạn không cần chuẩn bị quá nhiều trước khi chụp.
Bạn sẽ phải thay đồ bệnh viện hoặc cởi quần áo (ở vị trí chụp X-quang) để dễ dàng bộc lộ tổn thương và bỏ đồ trang sức, các vật dụng bằng kim loại khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, nếu trong cơ thể bạn có kim loại từ các cuộc phẫu thuật trước đó (van tim nhân tạo, khớp nhân tạo,…), hãy nói với bác sĩ để tìm hướng xử lý nhé vì những thiết bị này có thể gây ra hình ảnh trên phim X-quang không chính xác.
Trong một số trường hợp, bạn có thể cần dùng thuốc cản quang bằng đường uống, tiêm hoặc xổ trước khi chụp X-quang để cải thiện chất lượng hình ảnh trên phim chụp.
Nếu bạn chụp X-quang để kiểm tra đường tiêu hóa, bạn sẽ phải nhịn ăn trước khi chụp trong một khoảng thời gian nhất định theo yêu cầu của bác sĩ để kết quả phim chụp đạt độ chính xác cao.
Một số câu hỏi thường gặp
Chụp X-quang bao lâu có kết quả?
Phim X-quang thường có ngay sau khi chụp và bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh của bạn.
Chụp X-quang có làm giảm tuổi thọ không?
Cơ thể chụp X-quang chỉ tiếp xúc với một lượng nhỏ tia X trong thời gian rất ngắn nên sẽ không ảnh hướng lớn đến sức khỏe. Nếu bạn cảm thấy lo lắng thì hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn kỹ càng trước khi tiến hành chụp X-quang.
Chụp X-quang có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Khi tiếp xúc với bức xạ của tia X liều cao từ 2 – 8 tuần sau khi thụ thai hoặc khoảng tuần 8 – 16 thai kỳ có thể gây ra các biến chứng như dị tật bẩm sinh hay tăng nguy cơ bị khuyết tật về thể chất hoặc trí não. Tuy nhiên, một lần chụp X-quang thì liều lượng rất thấp nên sẽ không gây các biến chứng trên.
Trước khi chụp X-quang, bạn hãy nói bác sĩ biết nếu đang mang thai hoặc có khả năng mang thai. Tùy thuộc từng trường hợp, bác sĩ có thể hoãn chụp hoặc giảm lượng bức xạ để giảm thiểu tối đa nguy cơ gây hại cho thai nhi.
Chụp X-quang có ảnh hưởng đến tinh trùng không?
Tiếp xúc với tia X có khả năng làm giảm sản xuất tinh trùng, nếu tiếp xúc liều lượng cao có thể làm giảm đáng kể lượng tinh trùng. Phải mất vài năm để việc sản xuất này trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng tia thấp và thời gian tiếp xúc không quá dài sẽ giảm đáng kể nguy cơ này.
Chụp X-quang giúp phát hiện bệnh gì?
Chụp X-quang được chỉ định để chẩn đoán các bệnh cơ xương khớp, bệnh về răng (sâu răng, viêm nướu,…), viêm phổi và các bệnh đường hô hấp, ung thư vú, phát hiện dị vật trong cơ thể.
Chụp X-quang giúp phát hiện bệnh
Chụp X-quang có phát hiện ung thư hay khối u không?
Chụp X-quang có thể giúp phát hiện khối u ở các bộ phận khác nhau của cơ thể để bác sĩ có phác đồ điều trị sớm nhất cho bệnh nhân.
Trước khi chụp X-quang có được ăn uống không?
Trước khi chụp X-quang hầu hết sẽ không yêu cầu bạn nhịn ăn. Tuy nhiên khi bác sĩ yêu cầu chụp X-quang nuốt bari, bạn sẽ được đề nghị không ăn hoặc uống trước khi chụp 6 giờ.
Trên đây là thông tin về chụp X-quang và những điều cần biết về chụp X-quang mà Blogdoanhnghiep.edu.vn muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Theo dõi Blogdoanhnghiep.edu.vn để đọc được nhiều bài viết hay nhé!
Nguồn: Trang thông tin sức khỏe Vinmec.com
Chọn mua trái cây chất lượng tại Blogdoanhnghiep.edu.vn để bồi bổ sức khỏe nhé:
Blogdoanhnghiep.edu.vn