Tình trạng khó nuốt ở trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu chứng khó nuốt ở trẻ là gì và cách nhận diện chứng khó nuốt nhé!
Khó nuốt ở trẻ có thể gây ta nhiều tình trạng nguy hiểm như khó hấp thụ dinh dưỡng cần cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý tình trạng khó nuốt ở trẻ nhé!
Chứng khó nuốt là gì?
Chứng khó nuốt là tình trạng bé gặp nhiều khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc đồ uống. Đôi khi nó cũng có thể gây đau đớn hoặc tệ hơn còn không thể nuốt thức ăn. Bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ đường hô hấp khi nuốt và ăn. Nuốt khó cũng có thể gây tổn hại cho phổi và ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, theo thống kê thì tình trạng khó nuốt ở trẻ chỉ chiếm 1% số dân.
Cách nhận diện chứng khó nuốt ở trẻ:
- Biểu hiện ở giai đoạn miệng: Bé bú sữa yếu, không muốn bú, bỏ bú, rối loạn động tác cắn hoặc nhai, chưa trưởng thành động tác cắn hoặc nhai, động tác tống thức ăn và chặn thức ăn kém.
- Phản xạ nuốt: Trẻ mất đi phản xạ nuốt, trì hoãn việc kích thích phản xạ nuốt, không có sự phối hợp động tác của bú/nuốt/hít thở.
- Giai đoạn hầu: Khi thức ăn xuống đến họng gây xâm nhập thanh quản thì trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện như hít sặc, nghẹn, trào ngược mũi, tồn đọng thức ăn ở họng. họng.
Nguyên nhân gây khó nuốt ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng khó nuốt ở trẻ tiêu biểu có thể kể ra:
- Trẻ em mắc bệnh bại não, bị tổn thương não do mắc phải/chấn thương, các rối loạn thần kinh cơ khác.
- Trẻ bị dị tật sọ mặt, dị tật đường dẫn khí
- Mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh về tiêu hóa, chấn thương khi ăn
- Bị hở môi hoặc hở vòm miệng
- Trẻ sinh non, sinh nhẹ cân cũng có nguy cơ bị chứng khó nuốt.
Cách chăm sóc trẻ bị chứng khó nuốt
Để trẻ dễ nuốt hơn bạn có thể dùng các sản phẩm đặc để cho bé ăn:
- Sử dụng bột mì hoặc bột bắp để giúp chất lỏng trở nên đặc.
- Điều chỉnh độ đặc của chất lỏng bằng cách sử dụng sản phẩm dịch đặc bán sẵn.
- Sử dụng gelatin cùng với bánh quy, trái cây nghiền nhuyễn, bánh ngọt để tạo độ đặc cho chất lỏng.
- Ngũ cốc từ gạo dành cho trẻ nhỏ hoặc ăn liền, cho trẻ ăn sữa chua, váng sữa,…
- Đổi kết cấu hoặc kích của các loại thức ăn đặc bằng cách luộc, nướng, trộn, nghiền hoặc xay nhuyễn thức ăn để giúp trẻ dễ ăn hơn.
- Sử dụng các dụng cụ nuôi ăn đặc biệt như bình sữa, núm vú, muỗng,…
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ
Mong rằng bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về chứng khó nuốt ở trẻ là gì và cách nhận diện chứng khó nuốt. Mong bạn thấy những thông tin này hữu ích và ghé xem thêm những bài viết bổ ích khác của Blogdoanhnghiep.edu.vn nha!
Blogdoanhnghiep.edu.vn