Bạn đang xem bài viết Chi tiết quy trình thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng phải trải qua quy trình nghiêm ngặt, phức tạp. Cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn khám phá chi tiết quy trình thủ tục nhập khẩu loại sản phẩm này nhé.
Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng là các loại thực phẩm có thành phần chủ yếu từ thiên nhiên, có công dụng hỗ trợ làm đẹp, tăng sức đề kháng cho cơ thể đồng thời giúp tinh thần thoải mái hơn, cải thiện tình trạng mất ngủ, chóng mặt,…
Theo điều 3 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định:
-
Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước đã có quy chuẩn kỹ thuật: Phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi lưu thông trên thị trường.
-
Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước chưa có quy chuẩn kỹ thuật: Phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi lưu thông trên thị trường.
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ đã nêu rõ: “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định.”
Các bước nhập khẩu thực phẩm chức năng
Sau đây là các bước để tiến hành nhập khẩu thực phẩm chức năng:
Bước 1 Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Để nhập khẩu thực phẩm chức năng, bạn cần đến các cơ quan có thẩm quyền như: Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 hay Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia,… để tiến hành đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bước 2 Khai và truyền tờ khai hải quan
Ở bước này, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ thủ tục đính kèm V5, và kèm theo giấy đã được kiểm duyệt.
Bước 3 Làm thủ tục hải quan
Khi làm thủ tục hải quan, các bạn cần chuẩn bị trước công văn xin mang hàng về bảo quản để tránh mất thời gian khi nhân viên hải quan yêu cầu xuất trình. Bạn có thể tìm hiểu thêm về thủ tục hải quan tại đây.
Bước 4 Chuyên viên trung tâm kiểm tra kho hàng và lấy mẫu về kiểm tra
Ở bước này, chuyên viên của trung tâm bạn đã đăng ký sẽ tới kiểm tra kho hàng của bạn và lấy mẫu từ kho hàng về kiểm tra.
Bước 5 Trả kết quả kiểm tra
Sau khi kiểm tra nếu kết quả đạt, hàng của bạn sẽ được thông quan. Còn nếu kết quả không đạt thì bạn phải xuất trả lô hàng.
Công bố thực phẩm chức năng (kiểm tra an toàn thực phẩm)
Theo quy định, các công ty, cơ sở chế biến thực phẩm chức năng phải công bố chất lượng sản phẩm trước khi bán ra thị trường nhằm mục đích mang lại những sản phẩm chất lượng, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
Các bước công bố thực phẩm chức năng gồm:
-
Bước 1: Gửi hồ sơ đã đầy đủ tài liệu pháp lý theo quy định về Cục An toàn thực phẩm
-
Bước 2: Cục An toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ y tế sẽ cấp Giấy tiếp nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
-
Bước 3: Trả Giấy tiếp nhận bản công bố cho cơ tổ chức, cá nhân.
Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng gồm các giấy tờ sau:
-
Giấy phép kinh doanh: Là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nhập khẩu hoặc giấy chứng nhận đầu tư.
-
Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu và giấy chứng nhận sức khỏe: Do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ hoặc nhập khẩu cấp được hợp thức hóa lãnh sự.
-
Tài liệu chứng minh công dụng: Là các bằng chứng khoa học chứng minh công dụng, thành phần của sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.
-
Giấy chứng nhận HACCP hoặc giấy chứng nhận ISO 22000/2005 (nếu có).
-
Chứng nhận công bố sản phẩm: Là chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kết quả kiểm kiệm đến từ cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
Lưu ý:
– Toàn bộ tài liệu trong hồ sơ công bố sản phẩm phải còn hiệu lực và được thể hiện bằng tiếng Việt.
– Khi cần đổi tên, xuất xứ, thành phần của loại thực phẩm đã được công bố thì phải công bố lại.
– Theo nghị định 15/2018/NĐ- CP, các đơn vị sản xuất, nhập khẩu thực phẩm không cần làm hồ sơ công bố lại khi hết hạn nữa.
– Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP, việc kiểm nghiệm định kỳ không bắt buộc.
– Nếu không am hiểu về luật, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của đơn vị dịch vụ chuyên công bố chất lượng sản phẩm uy tín.
Trên đây là thông tin chi tiết quy trình thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng mà Blogdoanhnghiep.edu.vn đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chi tiết quy trình thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.