Kẽm là khoáng chất rất cần thiết với cơ thể. Kẽm có rất nhiều công dụng với sức khỏe mà bạn thậm chí còn không ngờ tới đấy! Cùng tìm hiểu chất kẽm là gì và có lợi ích như thế nào đối với sức khoẻ ở bài viết dưới đây nhé.
Chất kẽm là gì?
Kẽm (Zn) giúp cân bằng nội tiết, tăng miễn dịch, tái tạo da và tóc. Kẽm đặc biệt cần thiết với phụ nữ có thai và trẻ em. Thực phẩm giàu kẽm gồm hải sản, thịt đỏ, rau củ và các loại hạt.
– Trong cơ thể người có từ 2 g đến 4 g Kẽm, phân bố nhiều nhất ở tuyến tiền liệt và mắt. Hầu hết nồng độ Kẽm còn lại phân bố ở não, cơ, xương, gan, thận và tinh dịch.
Lợi ích của kẽm với sức khỏe
Đối với người lớn
– Theo DS. Nguyễn Vũ Nguyệt Minh, kẽm giúp não bộ hoạt động tốt hơn, cải thiện trí nhớ.
– Với nam giới, Kẽm giúp duy trì số lượng và chất lượng tinh trùng, nâng cao khả năng thụ thai.
– Với nữ giới, Kẽm điều hòa kinh nguyệt và làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh.
– Thêm vào đó, Kẽm còn kích thích, thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da, tóc và móng tay. Giúp cho mái tóc luôn bóng mượt và chắc khỏe.
– Kẽm cũng là thành phần có trong xương. Nên ngoài Canxi, muốn xương chắc khỏe cần phải bổ sung đầy đủ kẽm.
– Do kẽm là chất oxy hóa nên có khả năng giúp giảm tốc độ lão hóa. Bổ sung kẽm làm tăng cường sức đề kháng, nhanh lành vết thương.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
– Kẽm là chất dinh dưỡng không thể thiếu của phụ nữ thời kỳ mang thai.
– Thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai khiến triệu chứng nghén của mẹ nặng hơn. Quan trọng hơn, thai nhi dễ bị chậm phát triển, nhẹ cân, dị tật.
– Đối với phụ nữ đang cho con bú, thiếu Kẽm khiến mẹ chán ăn, sữa không đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho trẻ.
Đối với trẻ em
– Kẽm thúc đẩy vị giác, khướu giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Nhờ vậy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.
– Thiếu kẽm làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, cơ thể yếu đuối dễ mắc bệnh.
– Ngoài ra, Kẽm giúp tinh thần trẻ thoải mái, ổn định thần kinh và Kẽm còn có khả năng trị bệnh tiêu chảy ở trẻ.
Triệu chứng thừa và thiếu kẽm
– Triệu chứng thiếu kẽm: Rụng tóc, tiêu chảy, vết thương lâu lành, ăn không ngon miệng, suy dinh dưỡng.
– Triệu chứng thiếu kẽm nặng: Ở trẻ có dấu hiệu chậm lớn, cơ quan sinh dục phát triển chậm. Ở người lớn có thể tổn thương ở mắt, bất lực trong sinh lý, thậm chí bị chứng mê man, không tỉnh.
– Triệu chứng thừa kẽm: Đắng miệng, buồn nôn, tiêu chảy, có cảm giác vị kim loại trong miệng…
Nguồn thực phẩm bổ sung kẽm
– Theo báo Sức khỏe và Đời sống: Hải sản là nguồn thực phẩm dồi dào kẽm nhất, đặc biệt là hàu. Tôm hùm và cua cũng chứa nhiều kẽm. Ngoài ra một số loài cá khác giàu kẽm như cá hồi, cá bơn…
– Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu cũng rất giàu kẽm.
– Các loại rau củ chứa kẽm có thể kể đến như: nấm, rau bi na, đậu nành, đậu Hà Lan. Ngoài ra, còn hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, hạt óc chó.
– Ngoài thực phẩm tự nhiên, sữa bột là lựa chọn để bổ sung kẽm và nhiều chất dinh dưỡng khác, giúp kẽm hoạt động hiệu quả. Sữa công thức là lựa chọn nên dùng cho trẻ, nhất là với trẻ biếng ăn.
Bổ sung kẽm cần lưu ý gì?
– Bổ sung đúng liều lượng Kẽm cơ thể cần, không nên bổ sung quá nhiều. Nữ giới cần khoảng 8 mg/ ngày, nam giới cần 11 mg/ ngày. Tuyệt đối không vượt quá 40 mg/ ngày.
– Đối tượng cần được bổ sung Kẽm thường là phụ nữ mang thai và cho con bú, người ăn chay, người bị rối loạn tiêu hóa và nghiện rượu.
– Không nên chế biến thực phẩm quá chín, dễ làm mất đi lượng Kẽm trong thực phẩm.
– Hạn chế bia rượu, do bia rượu sẽ làm đào thải không chỉ Kẽm mà còn nhiều chất dinh dưỡng khác ra khỏi cơ thể.
Qua bài viết này các bạn đã hiểu được chất kẽm là gì rồi phải không nào. Thiếu hụt Kẽm có thể gây bệnh và làm giảm sức để kháng của cơ thể. Điều này rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai và trẻ em. Do vậy, cần chú ý bổ sung kẽm đầy đủ bạn nhé!
Nguồn tham khảo: Sức khỏe và Đời sống
Bạn sẽ quan tâm:
- Khoáng chất I-ốt là gì?
- Khoáng chất Natri hay Sodium là gì?
Kinh nghiệm hay Blogdoanhnghiep.edu.vn