Bạn đang xem bài viết Cha mẹ có nên dùng ChatGPT để chẩn đoán bệnh cho con thay bác sĩ hay không tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nói đến ChatGPT, nhiều người khá thích thú khi nó trở thành công cụ tối ưu thời gian để tìm kiếm mọi thông tin. Bạn có thể thấy hệ thống chatbot trên ChatGPT có thể “cân” mọi lĩnh vực trong đời sống. Điều này khiến hội bỉm sữa tin rằng nó có thể giải đáp mọi thắc mắc trong việc chăm sóc con trẻ. Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn khám phá liệu ChatGPT có thể chẩn đoán bệnh cho con thay bác sĩ hay không nhé!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tại sao nhiều cha mẹ muốn dùng ChatGPT?
ChatGPT là ứng dụng chat được lập trình để đưa ra câu trả lời giống một cuộc trò chuyện với người thật. Tuy mới ra mắt vào tháng 11/ 2022, nhưng ứng dụng đã tạo nên “cơn sốt chatbot” tại nhiều quốc gia.
Phần mềm này có thể tối ưu được thời gian tìm kiếm Google vì chúng cung cấp thông tin khá trọng tâm và nhanh chóng. Thêm vào đó, ChatGPT giúp bạn tham khảo được phần lớn thông tin trong nhiều lĩnh vực như lối sống, sức khoẻ, chăm sóc con, làm đẹp,… thậm chí là chẩn đoán bệnh.
Theo nghiên cứu tại Trường Kỹ thuật Y sinh, Khoa học và Hệ thống Y tế của Đại học Drexel ChatGPT có khả năng thu thập thông tin giúp ích nhiều cho việc chẩn đoán bệnh. Từ đó, các y bác sĩ có thể đánh giá được rủi ro trước khi tiến hành chẩn đoán lâm sàng.
Cha mẹ có nên dùng ChatGPT để chẩn đoán bệnh cho con?
Trong một cuộc thử nghiệm gần đây, bác sĩ Nguyễn Văn Hùng – chuyên khoa về Tai Mũi Họng và Nhi Khoa tại phòng khám 42 Trang Trai, Yên Mỹ, Hưng Yên đã đưa ra một vài câu hỏi liên quan đến trẻ chậm nói trên ChatGPT.
Với câu hỏi đầu tiên: “Dấu hiệu của trẻ chậm nói”, hệ thống chatbot trên ChatGPT đã đưa ra câu trả lời tương ứng: “Số lượng từ vựng ít hơn so với trẻ cùng độ tuổi/Khó khăn trong việc giao tiếp với người khác/Không biết sử dụng câu hỏi và trả lời/Không biết sử dụng đầy đủ các âm và giọng nói/Khó khăn trong việc truyền tải ý nghĩ của mình”
Bác sĩ Hùng đã khá bất ngờ khi câu trả lời này khá đầy đủ và mạch lạc. Sau đó, ông tiếp tục đặt câu hỏi thứ 2: “Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói” và nhận được câu trả lời nhanh chóng từ ChatGPT:
- Yếu tố tự nhiên: Một số trẻ có thể bị chậm nói do yếu tố tự nhiên, như khả năng ngôn ngữ hoặc tầm quan trọng của não bộ.
- Yếu tố môi trường: Môi trường sống của trẻ bao gồm sự quan tâm và hỗ trợ từ người thân, cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
- Sự cố tự kỷ: Trẻ có thể bị chậm nói vì sự cố tự kỷ như áp lực hoặc sự lo lắng.
- Các vấn đề sức khỏe: Một số trẻ bị chậm nói về vấn đề sức khỏe, như autism hoặc sự cố tai mũi họng.
Lưu ý: Chỉ có chuyên gia y tế mới có thể xác định nguyên nhân của trẻ chậm nói. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia nếu bạn nghi ngờ con mình bị chậm nói.
Từ ví dụ trên cho thấy, hệ thống ChatGPT chỉ đưa ra những thông tin chung liên quan đến vấn đề cần được giải đáp. Dựa trên thông tin này, bạn chỉ có thể chẩn đoán được 30 – 50% bệnh của trẻ. Điều này khiến bạn gặp khó khăn khi điều trị bệnh cho con. Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu của trẻ, sau đó tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia để cải thiện bệnh lý này sớm nhất có thể.
Tiếp tục thử nghiệm với câu thứ 3, bác sĩ đã đặt câu hỏi: “Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà” và nhận được câu trả lời như sau:
- Sử dụng hình ảnh và trò chơi: Sử dụng hình ảnh và đồ chơi để giúp trẻ tư duy và giao tiếp với người khác.
- Hỗ trợ trẻ tự mô tả: Hỗ trợ trẻ mô tả những gì họ muốn nói bằng cách hỏi những câu hỏi để trẻ cảm thấy an toàn và tự tin hơn.
- Tập trung vào việc học tập: Sử dụng bài học hình ảnh, trò chơi, các hoạt động trực quan.
- Hỗ trợ trẻ tập trung: Hỗ trẻ tập trung vào những gì họ đang làm bằng cách tạo ra môi trường yên tĩnh và tránh xung đột.
Lưu ý: Nếu trẻ của bạn chậm nói, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia trong việc điều trị và hỗ trợ phát triển nói.
Với thông tin trên, bác sĩ Hùng cho biết câu trả lời này chưa thật sự rõ ràng. Những giải pháp trên được mô tả chung chung khiến cha mẹ bối rối và khó áp dụng vào thực tế. Bạn cần phải dựa trên tình trạng hiện tại của trẻ để tìm kiếm phương pháp điều trị thích hợp.
Để chẩn đoán bệnh chuẩn cho con thì bạn không thể chỉ dựa vào thông tin một chiều từ công cụ ChatGPT. Bởi trong y học, các bác sĩ phải dựa trên nhiều yếu tố và cả kinh nghiệm để đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất. Ngay cả ChatGPT cũng khuyên rằng bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia để việc điều trị diễn ra tích cực và hiệu quả.
Vì vậy cha mẹ chỉ nên dùng ChatGPT như một kênh tham khảo thông tin. Đừng nên dựa vào đó để chẩn đoán bệnh cho con trẻ, cũng như thực hiện phương pháp sai lệch gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết hôm nay cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn nhé!
Nguồn: Tạp chí phunuvietnam.com
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cha mẹ có nên dùng ChatGPT để chẩn đoán bệnh cho con thay bác sĩ hay không tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.