Cây bồng bông là gì mà được nhiều người “săn lùng” hiện nay? Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của giống cây này nhé!
Một số gia đình trồng cây bồng bông để làm cảnh và giúp ngôi nhà trở nên trong lành hơn. Tuy nhiên, giống cây này lại chứa vô vàn những lợi ích về sức khoẻ mà bạn không ngờ đến. Vậy những công dụng của cây bồng bông là gì?
Tìm hiểu về cây bồng bông
Cây bồng bông là cây gì?
Hải kim sa, Thòng bong, Dương vong, Thạch vĩ dây,… là một trong những tên gọi khác của cây bồng bông. Ngoài ra, loại cây này còn được trồng để làm cảnh trong sân nhà hoặc vườn.
Theo BS. Lê Phương – Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện cho biết cho biết cây bồng bông chính là “khắc tinh” của bệnh lý liên quan đến thận và hệ tiết niệu. Đây được xem là cây thuốc quý trong Đông Y có nhiều lợi ích vượt trội cho sức khỏe.
Đặc điểm cây bồng bông
Cây bồng bông thường mọc hoang và thích nghi với mọi điều kiện thời tiết. Chúng phân bố chủ yếu ở tỉnh phía Bắc và phía Nam nước ta, chẳng hạn như Tiền Giang, Hậu Giang, An Giang,… Loài cây này thuộc giống thân leo và luôn “phụ thuộc” vào hàng rào hoặc cây lớn xung quanh để phát triển.
Thân cây mềm, mảnh mai và có màu xanh. Những chiếc lá bồng bông có độ dài từ 16 – 25cm hoặc có thể dài hơn. Mặt trên lá trơn nhẵn, mỏng mềm và xẻ ra giống lông chim. Thông thường, lá bồng bông mọc thành từng cụm với nhau.
Điểm ấn tượng trên lá bồng bông chính là các túi bào tử (hay còn gọi là trái cây bồng bông) nằm ở phần rìa lá. Chúng có dạng hình tròn, nhỏ và có màu hơi ngả vàng nâu.
Bộ phận sử dụng làm dược liệu
Cây bồng bông chứa rất nhiều flavonoid, một dạng hợp chất kháng sinh tự nhiên tốt cho cơ thể người. Tất cả bộ phận của loài cây này đều có thể sử dụng để bào chế và làm ra thuốc quý. Đặc biệt, các túi bào tử trên lá bồng bông sẽ được thu hoạch và đem đi phơi khô. Người ta gọi nguyên liệu này là hải kim sa – một vị thuốc có ích cho người mắc bệnh tiểu đường.
Hơn nữa, cây bồng bông có thể thu hoạch quanh năm. Người ta thường lấy cả thân, rễ, lá bồng bông đem đi rửa sạch và để ráo nước. Tuỳ vào cách bào chế thuốc khác nhau mà bồng bông sẽ dùng trực tiếp hoặc mang đi sấy khô để dùng dần.
Công dụng của cây bồng bông
Cây bồng bông có vị ngọt, tính hàn, thông lâm và tả nhiệt thấp ở bàng quang và tiểu trường. Vì thế, chúng có một số những công dụng vượt trội như sau:
- Chữa viêm thận, phù thũng và phù nề.
- Hỗ trợ chữa sỏi thận, sỏi bàng quang,…
- Chữa các chứng tiểu gắt, tiểu buốt, bí tiểu,…
- Hỗ trợ điều trị viêm gan.
- Làm lành vết thương mềm do tai nạn, trầy xước,… nhất là những người khó cầm máu.
- Điều trị các vết bỏng, mụn nhọt đau nhức,…
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý phụ nữ như huyết trắng, khí hư,…
- Điều trị sinh lý ở nam giới như mộng tinh, di tinh,…
Lưu ý khi dùng cây bồng bông chữa bệnh
Một số bài thuốc từ cây bồng bông sẽ không phù hợp với phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh phản ứng không mong muốn.
Việc lạm dụng quá nhiều hoạt chất từ cây bồng bông có thể gây ra các tác dụng ngược có hại cho sức khoẻ của bạn. Ngoài ra, các bài thuốc từ cây bồng bông không dành cho người bị thận dương hư hoặc người có tỳ vị hư hàn.
Trong lúc bào chế cây bồng bông, bạn nhớ ngâm kỹ với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn bám trên lá cây. Nếu chọn mua cây bồng bông dạng khô, bạn nên chọn những loại có lá màu vàng hơi nâu, đều nhau và không có hiện tượng nấm mốc hoặc sâu mọt.
Cây bồng bông giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, cây bồng bông có mức giá dao động từ 150.000 – 200.000 đồng/ kg. Bạn có thể mua loại cây này tại những địa điểm bán thảo dược quý uy tín trên toàn quốc. Hoặc nếu có thời gian, bạn có thể tìm hiểu phương pháp trồng cây ngay tại nhà để thuận tiện hơn trong lúc sử dụng.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về cây bồng bông và công dụng mà chúng mang lại cho sức khỏe. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Nguồn: Công ty cổ phần y học cổ truyền Quân Dân 102
Mua các loại thảo mộc, rau gia vị tại Blogdoanhnghiep.edu.vn nhé:
Blogdoanhnghiep.edu.vn