Bạn đã nghe nói nhiều về Canxi, liệu bạn đã biết Canxi là gì và có vai trò gì đối với sức khoẻ? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến vai trò của canxi đối với sức khỏe xương khớp cả người lớn và trẻ em. Vậy thực chất Canxi là gì và có vai trò nhưng thế nào đối với cơ thể? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Canxi là gì?
Canxi (calcium) là một khoáng chất chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể người, 99% canxi tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu. Chúng giúp phòng ngừa bệnh loãng xương, răng chắc khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Canxi có nhiều trong cải ngọt, rau dền, yến mạch, các loại sữa từ hạt bổ sung canxi
Tác dụng của Canxi đối với cơ thể
Đối với người lớn
- Công dụng của canxi giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa bệnh loãng xương, hạn chế tình trạng đau nhức và khó khăn trong vận động, làm nhanh lành các vết nứt gãy trên xương.
- Nếu cơ thể thiếu canxi kéo dài, sẽ khiến cơ tim co bóp yếu, khi làm việc dễ mệt và hay vã mồ hôi.
- Canxi có vai trò quan trọng với hệ thần kinh. Người già thiếu canxi dễ bị suy nhược thần kinh, trí nhớ kém, tinh thần không ổn định, đau đầu,…
Đối với trẻ em
- Canxi giúp trẻ cao lớn, tăng cường khả năng miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
- Thiếu canxi, trẻ sẽ chậm lớn, xương nhỏ và yếu dễ dẫn đến bệnh còi xương, chất lượng răng kém, dễ sâu và răng mọc không đều.
- Canxi rất quan trọng với hệ thần kinh của trẻ em, bị thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, hay giật mình và dễ nổi cáu.
Đối với phụ nữ mang thai
- Canxi ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ xương của thai nhi trong thai kỳ.
- Nếu thai phụ không bổ sung canxi đầy đủ và đúng liều lượng, mẹ sẽ rất dễ bị loãng xương và mắc các bệnh về răng miệng.
Các loại canxi
Canxi hữu cơ
Canxi hữu cơ là canxi tự nhiên được cấu thành từ ion Canxi được chiết xuất hoàn toàn từ các chế phẩm thiên nhiên đảm bảo an toàn với sức khỏe cũng như khả năng hấp thu tối đa. Canxi hữu cơ lại dễ uống, không mùi hoặc có mùi thơm nhẹ chứ không như canxi vô cơ.
Do canxi hữu cơ hoàn toàn là tự nhiên và dễ uống. Chính vì thế, các chuyên gia y tế khuyên người tiêu dùng hãy lựa chọn canxi hữu cơ để bổ sung canxi tốt nhất.
Canxi vô cơ
Canxi vô cơ được cấu thành từ ion canxi với hợp chất vô cơ, có thể tạo ra bởi các phản ứng hóa học trong quá trình sản xuất, hoặc lấy từ sinh vật tự nhiên như vỏ sò, vỏ trai…
Canxi vô cơ rất khó uống và có mùi rất ngái, tanh và khó hấp thu, chính vì thế lượng canxi dư thừa còn sót lại khá nhiều. Phần canxi dư thừa này sẽ lắng đọng tại các thành mạch, thận, gan… gây vôi hóa thành mạch, sỏi thận, táo bón. Đó là những tác dụng phụ đầu tiên khi chúng ta sử dụng canxi vô cơ lâu ngày.
Cách bổ sung canxi cho cơ thể
Canxi có trong những thực phẩm nào?
- Ăn các loại rau giàu canxi như cải ngọt hay rau dền, chúng đều chứa rất nhiều canxi.
- Yến mạch: đây là loại thực phẩm rất hữu ích cho việc phòng chống bệnh thiếu hụt canxi.
- Các loại sữa bổ sung canxi: Cơ thể con người có thể dễ dàng hấp thu lượng canxi có trong sữa. Một vài sản phẩm sữa chứa nhiều canxi như: Sữa Vinamilk Canxi Pro, sữa đậu nành Fami Canxi.
- Ngoài các ăn nhiều thực phẩm giàu canxi thì có thể bổ sung Canxi cho cơ thể bằng các viên uống chức năng.
- Hải sản chính là nguồn canxi dồi dào để bổ sung giúp hệ xương phát triển khỏe mạnh
- Rau củ cũng là nguồn thực phẩm rất giàu canxi mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn của mình
>> Tham khảo thêm: Cách chọn thực phẩm bổ sung canxi
Uống canxi đúng cách
Có nên bổ sung canxi bằng viên uống?
Có chế độ ăn uống khoa học là cách tốt nhất để bổ sung canxi cho cơ thể nhưng thuốc bổ sung canxi cũng có thể là một lựa chọn nếu chế độ ăn uống bị thiếu hụt.
Tuy vậy, trước khi uống thuốc bổ sung canxi thì mỗi người nên chắc chắn rằng cơ thể cần bao nhiêu canxi hay nên uống khi nào, liều lượng bao nhiêu để việc bổ sung đạt hiệu quả và an toàn.
Uống canxi vào lúc nào?
Theo như các chuyên gia dinh dưỡng, canxi nên uống vào buổi sáng (khoảng từ 7h- 8h) sẽ dễ dàng hấp thu vào cơ thể nhất, giảm nguy cơ tích tụ canxi ở thận, đường tiết niệu. Đồng thời, không nên uống canxi trước khi ăn để tránh việc ảnh hưởng tới dạ dày.
Vì vậy nên uống canxi sau ăn sáng khoảng một tiếng đồng hồ. Kết hợp với việc ăn sáng, các bạn có thể vừa ăn, vừa ngồi tắm nắng ngoài hiên, vitamin D từ ánh mặt trời sẽ giúp hỗ trợ tổng hợp canxi, hấp thu vào cơ thể tối đa.
Liều lượng canxi
Tùy từng cơ thể của mỗi người mà có lượng canxi cần bổ sung cho cơ thể khác nhau. Đối với phụ nữ mang thai và sau sinh, người già thì sẽ cần canxi nhiều hơn các đối tượng khác, nhu cầu canxi của bà bầu trung bình khoảng 1000 -1200mg canxi mỗi ngày.
Còn đối với trẻ nhỏ khi uống canxi thì cần chú ý tới liều lượng vì nhu cầu mỗi lứa tuổi là không giống nhau, tránh thiếu hụt hay dư thừa canxi đều không tốt cho sức khỏe. Bổ sung cho trẻ mỗi năm từ 2 đến 3 đợt, khoảng cách từ 3 đến 4 tuần. Ngoài ra, bạn cần cho trẻ hoạt động ngoài trời để có được vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
Những lưu ý khi bổ sung Canxi
Tuỳ vào độ tuổi mà bổ sung với lượng Canxi phù hợp:
– Trẻ 1-3 tuổi: 700mg/ngày.
– Trẻ 4-8 tuổi: 1.000mg/ngày.
– Trẻ 9-18 tuổi: 1.300mg/ngày.
– Người trưởng thành trong độ tuổi 19-50: 1.000mg/ngày.
– Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: 1.000mg/ngày.
– Đàn ông 51-70 tuổi: 1.000 mg/ngày.
– Phụ nữ 51-70 tuổi: 1.200 mg/ngày.
– Từ 71 tuổi trở lên: 1.200 mg/ngày.
– Lạm dụng nhiều Canxi khiến cơ thể dư thừa loại chất này, sẽ rất dễ gây ra sỏi thận và suy giảm chức năng thận, trẻ dễ bị táo bón, biếng ăn, mệt mỏi và dị tật các khớp.
– Ngoài ra, khi cơ thể thừa Canxi, sẽ dẫn đến việc giảm hấp thu các chất khác như sắt, kẽm…
– Bạn hãy chọn sử dụng những loại sữa phù hợp với cơ thể và độ tuổi của mình. Không nên lạm dụng các loại thuốc bổ sung canxi khi chưa có ý kiến của các bác sĩ.
Canxi là loại chất rất cần thiết cho cơ thể con người. Tuy nhiên, việc sử dụng canxi hợp lý và đúng cách cũng là điều vô cùng quan trọng. Mong rằng qua bài viết này cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn.
Có thể bạn quan tâm:
Đón xem thêm nhiều bài viết hay mới tại Khoẻ đẹp mỗi ngày
Chọn mua các sản phẩm bổ sung canxi tại Bách Hóa Xanh:
Kinh nghiệm hay Blogdoanhnghiep.edu.vn