Bạn đang xem bài viết Cách xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết tại nhà nhanh và đơn giản tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tủ lạnh đóng tuyết thường gây khó khăn trong việc lưu trữ thực phẩm cũng như gây tiêu hao về điện năng tiêu thụ. Vậy, hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu 3 mẹo sau đây để giúp cho chiếc tủ lạnh nhà bạn hạn chế được tình trạng này nhé!
Với các dòng tủ lạnh hiện đại ngày nay, thường hiếm khi xảy ra hiện tượng đóng tuyết, nên bạn dường như không gặp quá nhiều khó khăn trong vấn đề giải quyết tình trạng này nếu như thiết bị vẫn còn đang hoạt động tốt. Bạn chỉ cần nhớ rằng: hạn chế việc mở cửa tủ nhiều lần, kiểm tra chất lượng đệm cửa, và giữ gìn tủ lạnh sạch sẽ là được.
Tuy nhiên, nếu một ngày nào đó, bạn thấy chiếc tủ lạnh nhà mình có dấu hiệu bị đóng tuyết, thì hãy thực hiện những mẹo sau đây:
Kiểm tra cửa tủ
Kiểm tra cửa tủ là việc làm đầu tiên mà bạn cần tiến hành khi tủ lạnh bắt đầu có dấu hiệu bị đóng tuyết.
Hạn chế mở cửa tủ lạnh, tủ đông
Việc mở cửa thường xuyên sẽ làm tăng độ ẩm bên trong tủ lạnh, tủ đông, và khiến cho máy nénphải hoạt động liên tục dẫn đến việc tích tụ băng và đóng thành tuyết.
Vì thế, bạn cần hạn chế mở cửa tủ lạnh thường xuyên, hãy quyết định trước những thực phẩm, đồ dùng mà bạn cần lấy, hoặc cất vào bên trong tủ. Đóng – mở cửa tủ lạnh nên diễn ra dưới 1 phút là tốt nhất.
Nâng đế chân trước, giúp cửa tủ đóng lại tự động
Cửa tủ lạnh (hoặc tủ đông) dễ bị mở, hay nó có xu hướng tự mở to ra khi bạn đang lấy – cất thực phẩm, cũng là nguyên nhân xuất hiện hiện tượng đóng tuyết vì làm tăng độ ẩm bên trong tủ khiến cho máy nén hoạt động liên tục, mất kiểm soát.
Do đó, hãy nhờ một người khác giúp bạn kéo tủ lạnh ra khỏi tường khoảng 1 ft (0,30 mét), nghiêng phần trên của tủ lạnh về phía sau (về phía bức tường) để lộ ra 2 chân đế tủ lạnh phía trước. Lúc này, bạn hãy nhanh chóng vặn 2 chân đế ngược chiều kim đồng hồ, nghĩa là nâng cao 2 chân đế phía trước lên một chút. Điều này sẽ khiến cho cửa tủ có khả năng tự đóng lại theo nguyên lý trọng lực.
Sau khi bạn làm xong, hãy di chuyển tủ lạnh trở lại vị trí ban đầu.
Siết chặt bản lề cửa tủ nếu bị lỏng
Bản lề cửa tủ đông (hoặc tủ lạnh) bị lỏng nên sẽ tạo khe hở tủ, khiến cho độ ẩm bên trong có xu hướng tăng và cũng có thể dẫn đến hiện tượng đóng tuyết.
Vì thế, hãy kiểm tra và dùng tua vít để vặn chặt ốc lại theo chiều kim đồng hồ.
Lau vết bẩn bám trên vòng đệm – viền xung quanh cánh cửa
Viền đệm cửa bị bám bẩn với những cặn thức ăn, hoặc bị bám tuyết, sẽ khiến cho cửa tủđóng không kín, dẫn đến máy nén hoạt động liên tục là nguyên nhân dễ gây ra tình trạng đóng tuyết.
Hãy dùng khăn ẩm lau, nước xà phòng nhẹ để chà nhanh trên bề mặt viền cửa và kể cả mặt ngoài tủ lạnh. Đừng quên dùng khăn khô lau lại một lần nữa, rồi mới đóng cửa tủ.
Thay đệm cửa mới
Hãy kiểm tra miếng đệm sao su viền cửa, nếu nó bị hỏng thì bạn nên thay thế bằng miếng đệm cửa mới. Bạn có thể liên hệ với nhà sản xuất tủ lạnh của bạn để đặt một miếng đệm thay thế.
Trước khi thay miếng đệm cửa, bạn cần rút phích điện và di chuyển tất cả các thực phẩm dễ bị hỏng (do thiếu hơi lạnh) sang ngăn khác. Tiếp đó, bạn tháo miếng đệm bị hỏng và nhanh chóng lắp miếng đệm mới vào.
Sắp xếp thực phẩm và vệ sinh tủ
Sắp xếp thực phẩm không đúng cách và không thường xuyên vệ sinh tủ lạnh, cũng trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng đóng tuyết. Vì thế, bạn cần thực hiện mẹo sau:
Bước 1: Tránh để thực phẩm trước các họng gió
Bạn có thể đặt tay vào bên trong tủ lạnh để xác định nguồn khí lạnh tỏa ra từ đâu (họng gió). Nếu khu vực gần các lỗ thông gió, bị thực phẩm cản trở, thì hãy di chuyển chúng ra khỏi vị trí khác để đảm bảo cho luồng khí lạnh tỏa đều khắp tủ.
Bước 2: Tránh chứa thực phẩm đầy bên trong tủ lạnh, tủ đông
Chứa thực phẩm quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sự lưu thông khí lạnh bên trong tủ, và cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng tuyết.
Do đó, hãy cân nhắc đến việc mua và lưu trữ thực phẩm. Ngoài ra, bạn nên bảo quản thực phẩm phù hợp theo đúng chức năng mỗi ngăn, như ngăn rau củ (bảo quản rau củ, hạt), ngăn cấp đông mềm (bảo quản thịt, cá),…
Đồng thời, mỗi tuần bạn hãy dành vài phút để kiểm tra sơ qua các thực phẩm bên trong tủ, nhất là việc loại bỏ ra các thực phẩm đã hết hạn sử dụng, hoặc đã để quá lâu, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của các thực phẩm khác.
Bước 3: Làm sạch màng lỗ thông gió 6 tháng 1 lần
Màng lỗ thông gió thường hay bị bám bẩn và dễ tắc nghẽn, là nguyên nhân gây ra các vấn đề liên quan đến luồng khí lạnh và tích tụ băng. Do đó, cứ 6 tháng 1 lần, bạn nên làm sạch màng lỗ thông gió bằng cách sử dụng bàn chải lông, nước ấm và xà phòng (có nồng độ nhẹ) để loại bỏ bụi bẩn. Hãy nhớ làm khô màng thông giótrước khi lắp lại vị trí cũ.
Bước 4: Vệ sinh bên trong tủ khoảng 2 lần 1 năm
Trước khi vệ sinh tủ lạnh, hãy lấy mọi thứ ra khỏi tủ và tạm thời đặt các thực phẩm dễ bị hỏng vào thùng đá, xô chậu có chứa đá.
Tiếp đó, bạn dùng khăn khô để lấy đi các mẩu vụn và thức ăn thừa còn sót lại trong tủ. Sau đó, dùng thêm khăn sạch khác, thấm ít nước ấm có pha một chút xà phòng nồng độ tẩy nhẹ, để lau chùi lên kệ và các mặt bên trong tủ lạnh.
Cuối cùng, hãy dùng khăn khô lau thêm một lần nữa trước khi xếp lại các thực phẩm vào bên trong tủ lạnh.
Bước 5: Hút bụi ống xoắn ngưng tụ ở phía sau tủ lạnh 2 lần 1 năm
Đầu tiên, bạn cần ngắt nguồn điện và tạm thời để các thực phẩm dễ bị hỏng vào dụng cụ giữ hơi lạnh (như thùng đá, thùng xốp,…).
Sau đó, bạn hãy di chuyển tủ lạnh ra xa khỏi tường, để có thể dễ dàng tiếp cận phía mặt sau tủ. Lúc này, bạn cần sử dụng thêm một bàn chải lông mềm và máy hút bụi để loại bỏ các mảnh vụn, bụi bẩn bám xung quanh khu vực ống xoắn ngưng tụ. Sau khi hút bụi xong, bạn đặt tủ lạnh về vị trí ban đầu.
Xử trí khi tủ bị đóng tuyết
Khi tủ bị đóng tuyết, bạn có thể dùng mẹo sau:
Giữ nhiệt độ tủ lạnh 37 – 40 độ F (nghĩa là 3 – 4 độ C), tủ đông ở 0 độ F (tầm – 18 độ C)
Ở vùng nhiệt độ này, thực phẩm của bạn sẽ được bảo quản tối ưu mà không xảy ra bất kì hiện tượng đóng tuyết nào bên trong tủ. Đừng cài nhiệt độ quá lạnh, dễ khiến tủ xuất hiện hiện tượng đóng băng.
Làm chảy băng với nước nóng và miếng vải sạch
Bạn cần làm ướt một miếng vải hoặc miếng bọt biển bằng nước nóng. Sau đó, đặt và giữ nguyên miếng vải ẩm trực tiếp lên trên bất kỳ khu vực đóng băng nào. Nhấn nhẹ nó xuống để làm tan chảy các tảng băng ra.
Nếu cảm thấy miếng vải bắt đầu lạnh, hãy ngâm nó vào trong nước nóng và vắt sơ, rồi tiếp tục làm thao tác như trên tương tự.
Dùng bàn chải, hoặc dụng cụ nhà bếp để cạo lớp băng cứng
Nếu bạn gặp khó khăn khi sử dụng cách làm trên bằng miếng vải có thấm nước nóng, thì hãy sử dụng bàn chải có lông cứng, hoặc bất kì dụng cụ bếp nào (như muỗng gỗ, inox,…) để cạo đi những khối băng cứng.
Nhớ dùng bát, chậu để hứng các tảng băng trong quá trình cạo, vì chúng có thể bị tan chảy gây khó khăn cho bạn.
Cách hạn chế đóng tuyết khi sử dụng tủ
Sau khi tìm hiểu những nguyên nhân cũng như một số mẹo hay để xử lý việc đóng tuyết, bạn cần lưu ý các vấn đề sau để hạn chế tình trạng đóng tuyết khi sử dụng tủ lạnh:
- Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp: Không nên cài đặt nhiệt độ quá lạnh, hoặc quá yếu sẽ làm ảnh hưởng đến việc bảo quản thực phẩm cũng như xuất hiện tình trạng đóng tuyết. Cài đặt nhiệt độ ngăn mát từ 3 – 5 độ C, ngăn đông khoảng – 18 độ C.
- Vệ sinh, xả đá tủ lạnh thường xuyên: giúp cho luồng khí lạnh lưu thông đều khắp bên trong tủ và thực phẩm bảo quản được tốt hơn.
- Bảo trì tủ lạnh theo định kì: Việc bảo trì tủ lạnh theo định kì 3 – 4 tháng/1 lần sẽ giúp cho hệ thống làm lạnh của tủ được hoạt động bình thường.
Với những thông tin phía trên, hy vọng sẽ giúp bạn xử lý và hạn chế những nguyên nhân gây ra tình trạng đóng tuyết trên tủ lạnh. Nếu có bất kì thắc mắc nào, vui lòng để lại tin nhắn phía dưới để Blogdoanhnghiep.edu.vn hỗ trợ giúp bạn!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách xử lý tủ lạnh bị đóng tuyết tại nhà nhanh và đơn giản tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.