Bạn đang xem bài viết Cách nuôi bọ ngựa nhanh lớn, sinh sản tốt tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bọ ngựa vốn là loài côn trùng quen thuộc trong cuộc sống nông thôn. Những món ăn từ bọ ngựa được nhiều người ưa thích và dần trở thành đặc sản ở một số vùng miền. Những năm gần đây nhu cầu thực khách từ món ăn bọ ngựa tăng lên nên nguồn thực phẩm tự nhiên khan hiếm. Điều này nhiều người chăn nuôi mạnh dạn đầu tư và phát triển mô hình chăn nuôi bọ ngựa. Dưới đây là cách nuôi bọ ngựa nhanh lớn, sinh sản tốt. Mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về loại bọ ngựa
Bọ ngựa xuất hiện trong tự nhiên cách đây khoảng 20 triệu năm về trước. Đây là loài côn trùng cỡ lớn, kích thước dài từ 40 – 80 mm, có hai cánh trước và sau phát triển rộng. Hai cánh sau của bọ ngựa trông như tấm kính. Thường cánh bọ ngựa có màu xanh lá cây hoặc màu nâu nhạt.
Trên phần ngực của bọ ngựa xuất hiện đốt ngực dạng ống kéo dài từ đỉnh đầu xuống phần bụng. Song đó phía trong các xương chậu cỉa đôi chân trước xuất hiện 1 chấm đen. Thường đôi chân trước có dạng lưỡi kiếm, bờ trong chân có răng dùng để săng bắt con mồi và chiến đấu với kẻ thù.
Thường kích thước con cái lớn hơn con đực. Màu sắc của bọ ngựa vốn thay đổi theo màu của nơi ở, màu thường thấy nhất của bọ ngựa chính là màu xanh lá cây, màu cỏ úa hoặc màu vàng, nâu.
Phần đầu của bọ ngựa có thể xoay 300 độ, điều này cho thấy chúng có tầm nhìn rộng mà không cần di chuyển cơ thể. Việc săn bắt con mồi của bọ ngựa, chủ yếu dựa vào tầm nhìn. Thời gian săn bắt con mồi tốt nhất của ngọ ngựa chính là ban ngày, nhất là lúc thời tiết mát mẻ, những nơi nhiều cây cối.
Cách nuôi bọ ngựa nhanh lớn, sinh sản tốt
Những món ăn từ bọ ngựa được xem là đặc sản một vùng. Ngày xưa nguồn bọ ngựa chủ yếu do săn bắt trong tự nhiên mà có. Nhưng trên thực tế lượng hàng ngày càng khan hiếm, vì thế nhiều người mạnh dạn đầu tư mô hình chăn nuôi bọ ngựa nhằm cải thiện kinh tế.
Vốn bọ ngựa là loài côn trùng có lợi giúp bà con nông dân tiêu diệt sâu bọ, các loài ấu trùng gây hại cho mùa màng, hoa quả. Nếu việc săn bắt trong tự nhiên ngày càng lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thiên nhiên lẫn hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con.
Do đó nhiều người chủ động trong mô hình chăn nuôi bọ ngựa tại nhà. Những năm gần đây, cách nuôi bọ ngựa ngày càng mở rộng đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp bà con thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.
1. Chọn giống nuôi
Khi chọn con giống để nuôi, bạn nên chọn bọ ngựa khỏe mạnh, bay nhảy tốt. Dáng đứng cân đối, tránh bị dị tật. Thường kích thước bọ ngựa cái sẽ lớn hơn bọ ngựa đực, con cái từ 46 mm – 78mm, con đực từ 40 mm – 60 mm.
Lưu ý: Bọ ngựa vốn là côn trùng tham ăn, chúng có thể ăn thịt lẫn nhau mỗi khi đói. Người nuôi cần chú ý vấn đề này trong kỹ thuật nuôi bọ ngựa.
2. Chuồng trại nuôi bọ ngựa
Khi nuôi bọ ngựa, bạn cần rào chán xung quanh cẩn thận. Hãy sử dụng lưới rào có kích thước 1m x 1m x 1m, tránh chọn những tấm lưới lỗ rỗng thưa kẻo bọ ngựa bay hết.
Song đó phía trên chuồng nuôi cần sử dụng thêm màm che kín lai, điều này giúp bọ ngựa tránh ánh nắng trực tiếp lẫn tránh sự hao hụt khi chúng thoát khỏi lồng nuôi.
Đặc biệt phía dưới chuồng nuôi cần trang bị thêm một lớp đât xốp dày tầm 5 – 7cm. Bên trong chuồng nuôi cần trang bị thêm cành cây hoặc làm tổ để bọ ngựa trú ẩn hoặc làm chỗ đậu mỗi khi bay nhảy mệt.
3. Thức ăn cho bọ ngựa
Trong tự nhiên, bọ ngựa là kẻ săn mồi đáng sợ, chúng có thể ăn bất cư thứ gì mà chúng có thể ăn đặc biệt. Tuy nhiên đa phần bọ ngựa thích ăn nhất là những côn trùng nhỏ như ruồi, muỗi, sâu bọ, con ong, bọ cánh cứng hoặc gián. Khi môi trường thiếu thức ăn trầm trọng, bọ ngựa có thể sát hại và ăn thịt chính đồng đội của mình.
Khi săn bắt con mồi, bọ ngựa sử dụng đôi chân trước có gai để nắm và giữ chặt con môi. Để giết chết con môi, bọ ngựa dùng đôi chân siết chặt con mồi khỏe mạnh rồi từ từ nuốt con mồi một cách thuần tục. Một số bọ ngựa lớn có thể ăn những con mồi lớn hơn cả kích thước bọ ngựa như cá, nhện, chim, thậm chí cả rắn.
Với những người chăn nuôi bọ ngựa trong chuồng thì thức ăn mà mọi người lựa chọn là ruồi giấm, bọ gạo, sâu tơ nhỏ hoặc ấu trùng ruồi hoặc là sâu caxi.
4. Cách sinh sản của bọ ngựa
Một con bọ ngựa cái thường đẻ từ 200 – 300 trứng. Thời điểm bọ ngựa sinh sản mạnh nhất là mùa thu trong năm. Sau khi giao phối với bọ ngựa đực, bọ ngựa cái sẽ giết và ăn thịt bọ ngựa đực để cung cấp chất dinh dưỡng, tăng thêm số lượng trứng bọ ngựa.
Sau khi hoàn thành việc đẻ trứng, bọ ngựa gắn túi trứng dưới lá cây hoặc cành cây. Túi trứng này sẽ ấp ủ qua mùa đông và trứng nở vào đầu mùa xuân, 1 số lại nở vào đầu mùa hè.
Ấu trùng của bọ ngựa mới nở có chiều dài tầm 4mm. Ấu trùng này cần nhiều thời gian để hình thành một bọ ngựa trưởng thành. Trong thời gian này, ấu trùng cần cung cấp rất nhiều thức ăn, đồng thời trải qua ít nhất 4 lần lột da mới trở thành 1 con bọ ngựa trưởng thành.
Cần lưu ý khi nuôi bọ ngựa
Mặc dù nuôi bọ ngựa đơn giản, không tốn nhiều chi phí nhưng đòi hỏi người nuôi nắm rõ các thao tác nuôi từ việc chọn giống cho đến thức ăn. Dưới đây là một vài điểm cần lưu ý khi nuôi bọ ngựa.
– Thức ăn của bọ ngựa chủ yếu là sâu canxi, ruồi giấm, bọ gạo,… bên cạnh thức ăn cần cung cấp lượng nước vừa đủ.
– Bên trong lồng nuôi bọ ngựa cần trang bị thêm cành cây hoặc chỗ ẩn nấp để bọ ngựa đậu mỗi khi bay nhảy mệt.
– Dưới chuồng nuôi cần bổ sung một lớp đất xốp giúp bọ ngựa gần với thiên nhiên, tăng tuổi thọ, nhanh lớn và sinh sản tốt.
>>> Xem thêm: Cách nuôi ngỗng nhanh lớn, hiệu quả kinh tế cao
Trên đây là cách nuôi bọ ngựa nhanh lớn, sinh sản tốt. Dựa vào những kỹ thuật chăn nuôi này mà bạn phát triển mô hình nuôi bọ ngựa, phát triển kinh tế ổn định cuộc sống. Vốn là loài côn trùng quen thuộc trong tự nhiên, được nhiều người khai thác và chế biến thành món ăn đặc sản một vùng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách nuôi bọ ngựa nhanh lớn, sinh sản tốt tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.