Bạn đang xem bài viết Cách giải cứu bản thân bằng điện thoại trong những tình huống khẩn cấp tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chiếc điện thoại di động không chỉ là thiết bị liên lạc giải trí thông thường mà còn hỗ trợ đắc lực khi bản thân rơi vào những trường hợp nguy cấp. Blogdoanhnghiep.edu.vn hướng dẫn các bạn cách giải cứu bản thân bằng điện thoại di động trong những tình huống khẩn cấp trong bài viết dưới đây!
Luôn chuẩn bị điện thoại sẵn sàng
1. Đảm bảo điện thoại luôn được sạc đầy pin
Nếu bạn phải đi xa và không phải lúc nào cũng sẵn sàng nguồn điện, hãy chuẩn bị một hoặc nhiều bộ pin sạc dự phòng. Tùy thuộc vào dung lượng pin dự phòng, bạn sẽ có thể sạc đầy điện thoại của mình từ ba đến bốn lần.
Các dịch vụ khẩn cấp có thể dựa vào các trạm di động gần đó để tìm kiếm vị trí của bạn, nhưng nếu điện thoại của bạn hết pin và tắt nguồn thì điều này là bất khả thi.
Nếu bạn sống ở khu vực thường xuyên có thiên tai, hãy chuẩn bị một cục sạc dự phòng có dung lượng lớn. Và bạn cũng nhớ thường xuyên sạc điện cho các cục sạc dự phòng này nhé!
2. Chia sẻ vị trí với bạn bè người thân
Nếu bạn bị lạc, bất tỉnh hoặc mất tích, khả năng bạn bè và các thành viên gia đình tìm thấy bạn mà không có bất kỳ sự tương tác nào từ phía bạn là không khả thi. Apple và Google đều cung cấp các dịch vụ cho phép những người bạn hoàn toàn tin tưởng kiểm tra vị trí của bạn.
Nếu bạn sử dụng iPhone, hãy thiết lập ứng dụng Tìm bạn bè của tôi. Ứng dụng này cho phép bạn bè hoặc thành viên gia đình được chấp thuận theo dõi vị trí của bạn. Bạn cũng có thể chỉ cấp quyền theo dõi tạm thời khi đi chơi xa.
Nếu bạn sử dụng Android, Google Maps có tính năng chia sẻ vị trí sẽ cung cấp vị trí hiện tại, thậm chí là mức pin điện thoại hiện tại của bạn với người được bạn cấp quyền theo dõi. Bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng của bên thứ ba như Glympse để chia sẻ vị trí hiện tại với người khác.
3. Thiết lập liên hệ khẩn cấp
Tất cả các điện thoại đều được tích hợp một số tính năng liên lạc khẩn cấp hoặc thông tin y tế (Medical ID) mà người ứng cứu tìm thấy bạn có thể xem được các thông tin này dù màn hình đang khóa.
Trên iPhone, thiết lập tính năng thông tin y tế (Medical ID) bằng cách mở ứng dụng Sức khỏe (Health) và chọn tab Medical ID, sau đó chọn, Chỉnh sửa và bật Hiển thị khi bị khóa (Show When Locked).
Tiếp theo, nhập các thông tin, cũng như các liên hệ dùng để liên lạc, sau đó nhấn Xong (Done). Nút Medical ID sẽ hiển thị trên màn hình khóa iPhone, cho phép những người tìm thấy bạn có thể truy cập tất cả thông tin của bạn.
Trên Android, quy trình sẽ khác nhau tùy thuộc vào thương hiệu điện thoại bạn đang sử dụng, nhưng nói chung, bạn sẽ có thể lưu chi tiết khẩn cấp bằng cách mở ứng dụng cài đặt, xem cài đặt người dùng, sau đó chọn Thông tin khẩn cấp (Emergency Information).
Nhập thông tin y tế của bạn, cũng như các liên hệ khi nguy cấp. Sẽ có một nút “Khẩn cấp” (Emergency) ở phía dưới màn hình khóa hiển thị thông tin sức khỏe và các liên hệ khẩn cấp.
Một số mẹo trong trường hợp khẩn cấp
1. Khi bạn gặp thiên tai
Bão, lũ lụt, động đất, lốc xoáy,… tàn phá nhanh chóng các tòa nhà, gây tình trạng mất điện, mất sóng điện thoại,… trong nhiều giờ thậm chí nhiều ngày để khôi phục lại.
Trong trường hợp này thay vì gọi điện cầu cứu bạn nên gửi tin nhắn vì lúc này có thể có rất nhiều cuộc điện thoại được gọi đi nên gây nghẽn mạng làm cuộc gọi không thể đi đến người nhận. Tin nhắn văn bản yêu cầu tài nguyên mạng ít hơn, do đó sẽ dễ dàng gửi đi hơn.
Trên App Store và Play Store đều có các ứng dụng SOS, sử dụng tín hiệu flash camera điện thoại của bạn để gửi một tin nhắn SOS bằng mã Morse.
Bạn có thể sử dụng các ứng dụng này để các đội cứu hộ có thể tìm ra vị trí của bạn vào ban đêm.
2. Bị lạc nơi hoang dã
Nếu bạn đam mê du lịch nơi hoang dã thì khả năng bị lạc là rất cao, do đó bạn nên bật định vị GPS cho thiết bị, khả năng xác định vị trí trên điện thoại có thể giúp đỡ bạn rất nhiều. Quan trọng hơn, bạn vẫn có thể sử dụng chức năng GPS của điện thoại ngay cả khi ở chế độ máy bay.
Nếu bạn đang lên kế hoạch đi du lịch, hãy cài đặt một ứng dụng như GAIA GPS cho phép tải xuống bản đồ khu vực, sau đó sử dụng GPS để xác định vị trí của bạn.
Giữ pin điện thoại lâu nhất có thể bằng cách loại bỏ những ứng dụng và dịch vụ gây hao pin, sử dụng chế độ máy bay trong vùng không có sóng di động để ngăn điện thoại của bạn liên tục tìm kiếm tín hiệu và sử dụng nguồn pin quý giá.
3. Có kẻ trộm đột nhập vào nhà
Điều đầu tiên khi nghi ngờ có kẻ trộm đột nhập vào nhà là bạn phải tắt âm thanh điện thoại. Người dùng Android có thể nhanh chóng tắt tiếng điện thoại trong bảng cài đặt nhanh và người dùng iPhone có thể sử dụng công tắc tắt tiếng.
Ngoài ra, bạn cần truy cập vào cài đặt để tắt tất cả rung, đặc biệt là rung khi chạm vào màn hình điện thoại. Sau đó, gửi tin nhắn văn bản để thông báo cho ai đó ở bên ngoài những gì đang diễn ra. Nhắn cho công an hoặc bất kỳ ai đó có thể giúp đỡ bạn.
Không ai muốn những điều không may xảy ra, nhưng nếu thực sự rơi vào những trường hợp nguy cấp bạn cần thật bình tĩnh, nhớ đến chiếc điện thoại đem trên người và sử dụng một cách hiệu quả nhất nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách giải cứu bản thân bằng điện thoại trong những tình huống khẩn cấp tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.