Bạn đang xem bài viết Các tác dụng phụ của thuốc bôi muỗi đốt cho bé tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay, các chế phẩm điều trị vết muỗi đốt được sử dụng rầm rộ với tác dụng đặc trị những vết muỗi, côn trùng cắn. Bên cạnh đó, các tác dụng phụ chúng mang đến cũng không thể bỏ qua. Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc bôi muỗi đốt cho bé.
Thuốc bôi muỗi đốt là gì?
Thuốc bôi muỗi đốt thường được bào chế ở dạng gel, kem hoặc dung dịch lỏng chứa thành phần chính là DEET giúp làm giảm sưng đỏ vết muỗi đốt hoặc côn trùng cắn. Tuy nhiên, phụ huynh không nên lạm dụng loại thuốc này lên cơ thể của các bé vì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.
Các tác dụng phụ của thuốc bôi muỗi đốt cho bé
Phơi nhiễm hóa chất
Khi thành phần DEET có trong thuốc bôi muỗi đốt tiếp xúc với vết thương hở, vết trầy xước,… có thể khiến trẻ bị đau đầu, hôn mê và một số bé dưới 8 tuổi còn có biểu hiện co giật, run, động kinh,…
Bên cạnh đó, nếu như trẻ vô ý quẹt thuốc vào mắt, mũi, miệng hoặc nuốt phải dung dịch cũng sẽ bị nhiễm độc gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Gây hại cho da
Vì thuốc bôi muỗi đốt chỉ có tác dụng tạm thời nên phụ huynh thường bôi lại nhiều lần nhưng việc này có thể gây hại cho làn da nhạy cảm của bé như ngứa, đỏ, rát, nổi mụn mủ. Nếu trẻ tiếp tục gãi hoặc cọ xát nhiều vào những vết thâm, mụn mủ có thể dẫn đến viêm da và nhiễm trùng nặng.
Ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Tuy tác hại của thuốc bôi muỗi đốt ít hơn các bình xịt muỗi thông thường nhưng khi dung dịch thuốc bôi bay hơi trong không khí có thể xâm nhập vào hệ hô hấp của bé gây ảnh hưởng đến chức năng của đường thở.
Cách sử dụng thuốc bôi muỗi đốt an toàn
Sau khi bôi thuốc muỗi đốt cho bé, vùng da bị ửng đỏ sẽ dần chuyển màu và sau vài ngày thì vết thâm sẽ phai dần giúp làn da trở lại bình thường. Do đó, phụ huynh không cần phải sử dụng thường xuyên vì có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của trẻ. Sau đây là cách sử dụng thuốc bôi muỗi đốt an toàn cho bé:
- Chỉ nên sử dụng thuốc bôi muỗi đốt cho trẻ trên 6 tháng tuổi và chỉ dùng trong một số trường hợp cần thiết như đang đi du lịch hoặc đến vùng dịch tễ sốt xuất huyết.
- Để tránh gây kích ứng da ngoài ý muốn, phụ huynh nên bôi thuốc tại một vùng da trước sau đó nếu không có tác dụng phụ gì thì tiếp tục bôi tại các vùng da khác. Nên xịt thuốc ra tay và bôi lên vùng cơ thể có nguy cơ bị muỗi đốt.
- Không nên cho bé dùng một số loại thuốc chống muỗi dạng dầu / dung dịch lỏng có nồng độ cao và mùi hương gắt. Bên cạnh đó, tránh để thuốc tiếp xúc với vết thương hở, mắt, mũi và miệng của bé.
- Chú ý vệ sinh môi trường xung quanh hằng ngày, làm sạch những nơi thường xuyên ứ đọng nước để diệt bọ gậy, lăng quăng. Nên sử dụng các loại tinh dầu đuổi muỗi như tinh dầu sả, bạc hà, dầu khuynh diệp và cho bé ngủ mùng để làm giảm nguy cơ muỗi đốt bé.
Trên đây là chia sẻ của Blogdoanhnghiep.edu.vn về các tác dụng phụ của thuốc bôi muỗi đốt cho bé. Hy vọng bạn sẽ lưu ý để đảm bảo sức khỏe của các bé ở nhà nhé!
Nguồn: Vinmec
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các tác dụng phụ của thuốc bôi muỗi đốt cho bé tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.