Bạn đang xem bài viết Các hành động cần làm để “cứu sống” laptop khi bị ướt tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nếu một ngày nào đó, chiếc laptop của bạn vô tình bị ướt nước hay vấy bẩn do bất kỳ lý do gì. Điều đó không ai mong muốn và bạn cần khắc phục sự cố ngay để có thể “cứu sống” chiếc laptop của mình bằng những cách mà Blogdoanhnghiep.edu.vn sẽ gợi ý ngay sau đây.
Nước lọc là loại chất lỏng ít gây hại nhất, còn các loại nước có đường và rượu, bia sẽ vô cùng nguy hiểm cho laptop củ bạn. Nói chung, bạn phải giảm thiểu tác hại của chất lỏng bằng cách lau khô càng sớm càng tốt.
Điều quan trọng bạn phải làm khi laptop bị làm ướt là ngay lập tức tắt laptop, tháo dây nguồn và tháo pin. Bạn không cần phải Shut down, mà phải nhấn (và giữ) nút nguồn để tắt “nóng”.
Sau đó, hãy làm theo các bước sau đây:
Xử lý khẩn cấp
Bước 1: Ngay lập tức tháo các bộ phận gắn rời. Tháo chuột, ổ USB, các thiết bị gắn rời và tất cả các loại cáp khác.
Bước 2: Lau phần phía ngoài của laptop. Mở laptop hết cỡ, giữ laptop theo hướng màn hình và bàn phím hướng xuống dưới, sau đó lau tất cả các bề mặt bị ướt bằng khăn mặt hoặc các loại vải hút nước tốt nhất.
Sau khi đã làm khô máy, bạn có 2 cách để giải quyết vấn đề:
- Cách thứ nhất: Bạn có thể mang máy tới các cửa hàng sửa chữa. Nếu máy của bạn vẫn còn bảo hành và cửa hàng nơi bạn mua máy có hỗ trợ bảo hành ngay cả trong trường hợp bị nước vào, bạn có thể mang laptop đi bảo hành.
- Cách thứ hai: Tháo máy ra và tự sửa. Lưu ý rằng việc tháo tung laptop có thể khiến sản phẩm của bạn bị từ chối bảo hành. Bạn cũng cần hết sức cẩn thận khi tháo laptop, song việc tự sửa nhanh có thể tăng khả năng sống sót cho laptop.
Hướng dẫn tháo máy
Đây là bước khó khăn nhất trong quá trình sửa máy. Bạn cần phải tháo tung laptop ra để xem máy bị hư hỏng tới mức nào.
Bạn phải tháo pin ngay từ khi bị nước đổ vào laptop. Tiếp theo đó, bạn phải tháo rời bàn phím -> khung viền màn hình -> ổ cứng và ổ quang -> RAM -> và cuối cùng là bo mạch chủ. Nếu bạn có sách hướng dẫn tháo rời máy, hãy tham khảo hướng dẫn đó. Nếu không, hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Tìm một chiếc tua-vít và một con dao cắt bơ mỏng hay một loại công cụ nhỏ, phẳng và dày khác. Bạn cần dùng tua-vít để tháo ốc vít và dùng dao cắt để cạy và tháo phần vỏ máy.
Bước 2: Hãy tháo rời các ốc vít giữ phần bàn phím với thân máy. Nhiều loại máy sẽ cho phép bạn tháo rời bàn phím và thân máy một cách dễ dàng. Bạn nên làm cẩn thận để tránh làm hư hỏng hoặc đứt các dây nối tại các vị trí khó phát hiện.
Bước 3: Tháo rời phần nắp đậy và sử dụng dao cắt để cạy nhẹ nhàng. Nếu không thể tháo rời nắp đậy, bạn cần kiểm tra xem còn con ốc nào chưa tháo hay không. Nếu phần nắp đậy có cáp cắm vào thân máy, hãy tháo rời cáp này ra.
Bước 4: Tháo bàn phím một cách nhẹ nhàng, tránh làm đứt hoặc hư hại dây cáp. Thông thường cáp nối bàn phím với thân máy sẽ có lẫy bấm để tháo rời.
Bước 5: Sau khi tháo bàn phím, bạn cần quan sát xem bo mạch chủ (mainboard) có bị ướt hay không. Nếu bo mạch chủ không bị ướt, bạn không cần phải tháo máy.
Nếu bo mạch chủ bị ướt, bạn sẽ phải tháo rời bo mạch chủ. Đầu tiên, bạn đeo găng tay và vòng chống tĩnh điện để tránh gây ra các xung điện có thể làm hư hỏng linh kiện. Sau đó, tháo rời cáp kết nối các bộ phận trên bo mạch chủ. Tháo rời các con ốc và tháo cáp gắn bo mạch chủ lên bo mạch nguồn.
Lau khô các linh kiện
Bước 1: Kiểm tra các linh kiện mà bạn vừa tháo rời để xem có bộ phận nào bị ướt hoặc hao mòn hay không.
Bước 2: Hãy pha cồn và nước cất theo tỉ lệ 50:50 và sau đó sử dụng loại khăn thấm nước mềm nhất để lau hay cọ sạch các vết bẩn.
Nếu chất lỏng mà bạn làm đổ vào laptop không phải là nước lọc, bạn cần sử dụng tăm bông nhúng cồn isopropyl 99 độ (loại cồn bốc hơi nhanh chóng và không gây hư hại cho máy) để làm sạch các vết bẩn.
Nếu bạn thấy một bộ phận nào đó bị chất lỏng mà bạn làm đổ vào gây ăn mòn, hãy nhúng một chiếc bàn chải đánh răng vào cồn, sau đó cọ sạch các dấu vết của chất gây ăn mòn đi.
Lưu ý rằng bạn không dùng nước khoáng hay nước lọc để pha với cồn vì trong các loại nước đó chứa chất khoáng có thể bám vào các linh kiện và gây chập điện về sau.
Bước 3: Bạn có thể sử dụng bình khí nén xịt vào bộ phận vừa lau để cồn bốc hơi nhanh hơn.
Sau khi đã hoàn thành, bạn sẽ cần phải để các linh kiện ra chỗ khô thoáng từ 2 tới 3 ngày. Bạn có thể bật quạt để linh kiện khô nhanh hơn. Tuyệt đối không sử dụng máy sấy tóc để tránh tình trạng tĩnh điện.
Lắp ráp máy
Sau khi bạn đã làm khô tất cả các linh kiện, bạn cần lắp máy trở lại để xem có “cứu” được máy thành công hay không. Nếu không, lựa chọn duy nhất của bạn là mang máy tới các trung tâm sửa chữa laptop.
Tuy nhiên, ngay cả khi laptop hoạt động bình thường, rất có thể bàn phím đã bị hư hỏng và cần được thay thế. Bạn có thể tìm kiếm linh kiện bàn phím cho loại máy của mình (với giá từ 1-2 triệu đồng) và thay thế ngay tại cửa hàng hay tự thay tại nhà.
Nếu bạn muốn thử “cứu” bàn phím, bạn có thể đem rửa bàn phím với nước ấm và xà phòng. Sau đó, hong khô bàn phím trong vòng ít nhất là 1 tuần trước khi lắp trở lại.
Trường hợp laptop không thể tháo rời được
Các loại ultrabook và MacBook Air không thể được tháo rời một cách dễ dàng. Trong trường hợp này, lựa chọn duy nhất của bạn là mang máy tới trung tâm bảo hành.
Tuy vậy, trước khi mang máy đi sửa, điều đầu tiên bạn cần làm vẫn là lật úp máy và lau khô bề mặt bằng các loại khăn thấm nước. Sau đó, đặt máy lên bề mặt hoàn toàn khô thoáng.
Lựa chọn tốt nhất của bạn là đặt máy vào hộp chứa gạo vì gạo hút ẩm tốt tới mức có thể hút toàn bộ nước đã xâm nhập vào bên trong máy. Hãy sử dụng một bịch gạo lớn và đặt cả máy lẫn gạo trong một căn phòng rộng, khô. Chú ý tránh để gạo lọt vào khe và bo mạch máy.
Bạn cũng có thể sử dụng quạt để máy khô nhanh hơn trong thời gian chờ mang máy ra cửa hàng.
Sau khi đã sơ cứu máy bằng cách trên bạn nên mang máy đến trung tâm bảo hành để kịp thời khắc phục vấn đề đau đầu này.
Chống nước cho laptop ngay từ đầu
Có rất nhiều sản phẩm giúp bạn có thể bảo vệ laptop của mình khỏi chất lỏng, trong đó phổ biến nhất là vỏ bọc bàn phím bằng silicone.
Bạn cũng có thể mua vỏ (skin) cho cả phần trên và phần dưới của thân máy, cũng như vỏ bảo vệ màn hình. Các loại túi đựng laptop chống nước cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo khi đi mưa.
Nhưng lưu ý rằng bạn cần tránh để phần vỏ silicon bịt kín các lỗ thông gió tản nhiệt, hãy sử dụng kéo để cắt các lỗ mở khe tản nhiệt cho máy.
Blogdoanhnghiep.edu.vn hy vọng với những gợi ý trên sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề laptop bị ướt và giảm thiểu khả năng máy bị hư hỏng do nước.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các hành động cần làm để “cứu sống” laptop khi bị ướt tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.