Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 10 Đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 7 (Có đáp án + Ma trận) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 tổng hợp 10 đề kiểm tra có đáp án chi tiết và bảng ma trận. Tài liệu được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng với ngữ liệu đọc hiểu ngoài chương trình học trong SGK.
Với 10 Đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với các dạng bài tập trọng tâm để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là 10 đề thi cuối kì 2 Văn 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm một số đề thi như: bộ đề thi học kì 2 Toán 7 Cánh diều, đề thi học kì 2 tiếng Anh 7 Cánh diều.
Bộ đề thi học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2023 – 2024
- 1. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều – Đề 1
- 2. Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều – Đề 2
- 3. Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 7 Cánh diều – Đề 3
- 4. Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Cánh diều – Đề 4
1. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều – Đề 1
1.1 Đề thi học kì 2 Ngữ văn 7
I. ĐỌC – HIỂU : (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.
(2) Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn…Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.
(3) Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.
(http://w.w.w.kynang.edu.vn/ky-nang-mem/nuoi-duong-tam-hon-noi-chinh bạn)
(Từ câu 1 đến câu 8 – Chọn mỗi đáp án đúng đạt 0.5 điểm)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 2. Các câu trong đoạn trích (1) được sử dụng phép liên kết nào?
A. Phép thế, phép nối
B. Phép nối, phép lặp
C. Phép lặp, phép thế
D. Phép liên tưởng, phép lặp
Câu 3. Hai hình ảnh “hạt giống tốt đẹp” và “cỏ dại xấu xa”trong đoạn trích trên được sử dụng theo biện pháp tu từ nào?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Nhân hóa
Câu 4. Theo đoạn trích (1) và (2) “nếu ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết” thì cuộc đời sẽ dẫn đến hậu quả gì?
A. Cuộc đời sẽ gặp khó khăn, luôn cảm thấy lẻ loi, đơn độc.
B. Cuộc đời sẽ gặp thất bại, sống phí, bị xã hội xa lánh.
C. Cuộc đời sẽ tăm tối, rơi vào bế tắc, sống mòn mỏi, cô đơn.
D. Cuộc đời sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.
Câu 5. Từ “hạnh phúc” trong câu “Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.” thuộc từ loại nào?
A. Danh từ
B. Tính từ
C. Động từ
D. Từ loại khác
Câu 6. Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua đoạn trích?
A. Thành công dựa vào nỗ lực của chính bản thân, không phụ thuộc vào ai.
B. Cuộc sống xung quanh ta có bao điều tốt đẹp, đáng quý và trân trọng.
C. Mọi thành công đều dựa vào nỗ lực của chính bản thân.
D. Chính chúng ta là người quyết định bản thân tốt hay xấu.
Câu 7. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả:“Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác…” không?
A. Đồng tình
B. Không đồng tình
C. Nửa đồng tình, nửa không đồng tình.
D. Ý kiến khác.
Câu 8. Theo em “một tâm hồn trong sáng, khỏe mạnh”mang lại điều gì?
A. Bạn sẽ sống hạnh phúc trong tình yêu thương của mọi người.
B. Bạn sẽ thấy cuộc đời ý nghĩa và đáng sống.
C. Bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.
D. Bạn sẽ có nhiều năng lượng tích cực để sống có ích.
Câu 9. Hãy đặt một nhan đề phù hợp cho đoạn trích và lí giải cách lựa chọn của mình.
Câu 10. Từ nội dung của văn bản trên, em sẽ làm gì để có một tâm hồn đẹp?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một người mà em yêu quý.
1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 7
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
6.0 |
|
1 |
C. Nghị luận |
0.5 |
|
2 |
B. Phép nối, phép lặp: (Mặt khác),(chỉ cần) |
0.5 |
|
3 |
B. Ẩn dụ |
0.5 |
|
4 |
D. Cuộc đời sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài. |
0.5 |
|
5 |
A. Thành công dựa vào nỗ lực của bản thân, không phụ thuộc ai khác… |
0.5 |
|
6 |
C. Bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều. |
0.5 |
|
7 |
A. Đồng tình |
0.5 |
|
8 |
B. Tính từ |
0.5 |
|
9 |
* HS đặt được nhan đề đảm bảo yêu cầu: ngắn gọn, thể hiện được chủ đề của đoạn trích. Gợi ý một số nhan đề: phù hợp với nội dung được bàn luận: + Cách nuôi dưỡng tâm hồn đẹp + Hạt giống tâm hồn đẹp => Lí giải: phù hợp với nội dung được bàn luận |
1.0 |
|
10 |
HS có nhiều cách trả lời khác nhau. Nhưng các phương án để bồi dưỡng một tâm hồn đẹp phải đúng, phải phù hợp với chuẩn mực đạo đứct… Gợi ý: Cần có suy nghĩ, hành động từ những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày:biết sống gọn gàng, ngăn nắp, biết giúp đỡ mọi người, biết sống hòa nhã, lịch sự, thân thiện… |
1.0 |
|
II |
VIẾT |
4.0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: – Mở bài: Nêu được nhân vật sẽ biểu cảm và biểu lộ cảm xúc sâu sắc . -Thân bài: Lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật – Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: cảm xúc của cá nhân đối với nhân vật |
0,25 |
||
c. Triển khai vấn đề: HS lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thành dành cho nhân vật. |
2.5 |
||
1.Mở bài: (Có thể chọn câu thơ, câu ca dao, hoặc lời bài hát … -> Giới thiệu nhân vật sẽ biểu cảm 2.Thân bài: + Biểu cảm về những chi tiết tiêu biểu của gương mặt, vóc dáng, đôi mắt, nụ cười, giọng nói… * Biểu cảm nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống, trang phục… * Kể một kỉ niệm mà em nhớ nhất. 3. Kết bài: – Khẳng định được tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật – Rút ra được điều đáng nhớ và mong ước về người mà em quý mến. |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0.5 |
||
e. Sáng tạo: Lời văn sinh động, sáng tạo. |
0.5 |
1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ văn 7
2. Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều – Đề 2
2.1 Đề thi học kì 2 Văn 7
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật còn có thể cứu sống được. Anh sung sướng khi nhìn thấy con cá được thả xuống nước mừng rỡ quẫy đuôi bơi đi được ngay. Anh phấn khởi mỗi lần thấy một chú cá sắp chết đã nằm nghiêng hoặc phơi bụng, cuối cùng sống lại được.
Ich-chi-an nhặt được một con cá to. Nó quẫy mạnh trong tay anh. Ích-chi-an cười và dỗ nó: “Cố gắng chút nữa, đừng quẫy làm gì!”. Tất nhiên, nếu bắt được con cá trên biển và gặp lúc đói bụng, anh có thể chén một cách ngon lành. Nhưng đó là một việc ác bất đắc dĩ mới phải làm. Còn ở đây, trên bờ biển này, lch-chi-an là người che chở, là bạn và ân nhân của các loài vật đó.
[…] Trên mặt đất ban đêm chỉ có những ngôi sao nhỏ ở xa tít, thỉnh thoảng có trăng. Còn ở đây thì có ngàn vạn ngôi sao, ngàn vạn Mặt Trăng và Mặt Trời sặc sỡ phát ra ánh sáng dịu dàng.
Một hồi còi trầm trầm từ cảng vang vọng tới. Tàu Hô-rốc (Horock) khổng lồ báo hiệu sắp lên đường về. Chết, muộn quá rồi! Trời sắp sáng. Ích-chi-an đã vắng mặt gần 24 tiếng đồng hồ. Chắc anh sẽ bị cha mắng.
Ich-chi-an đã tới đường hầm. Anh thò tay qua song sắt mở cửa ra rồi theo đường hầm mà bơi trong bóng tối dày đặc. Lúc về, anh phải bơi ở lớp nước lạnh phía dưới chảy từ biển vào những hồ nước trong vườn.
Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy. Anh đã vào đến hồ nước và ngoi lên, lch-chi-an bắt đầu thở bằng phổi. Anh thở không khí ngát hương thơm của các loại hoa quen thuộc.
Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường.
(Trích Người cá, Đỗ Ca Sơn dịch, NXB Văn học, 2018)
Câu 1. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? (Biết)
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba.
D. Kết hợp nhiều ngôi kể.
Câu 2. Dấu hiệu nhận biết văn bản trên là truyện khoa học viễn tưởng? (Biết)
A. Văn bản có yếu tố tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử.
B. Văn bản có yếu tố phiêu lưu nói lên nghề nghiệp của nhân vật chính.
C. Văn bản đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc về cách ứng xử con người trong cuộc sống.
D. Văn bản có yếu tố hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định dự trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả.
Câu 3. Câu văn nào có chứa trạng ngữ? (Biết)
A.Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường.
B.Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy.
C.Cố gắng chút nữa, đừng quẫy làm gì!
D.Chết, muộn quá rồi!
Câu 4. Trong đoạn văn đầu của văn bản, Ích-chi-an có tâm trạng như thế nào khi cứu được những con vật? (Biết)
A. Sung sướng, phấn khởi
B. Vui mừng, phấn khởi
C. Vui mừng, hạnh phúc
D. Sung sướng, hạnh phúc
Câu 5. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? (Hiểu)
Còn ở đây thì có ngàn vạn ngôi sao, ngàn vạn Mặt Trăng và Mặt Trời sặc sỡ phát ra ánh sáng dịu dàng.
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Liệt kê
Câu 6. Trong các câu dưới đây câu văn nào sử dụng số từ? (Hiểu)
A. Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật […]
B.Trên mặt đất ban đêm chỉ có những ngôi sao nhỏ […]
C. Một vật gì đó đập vào vai, đánh thức Ích-chi-an dậy
D. Theo lệnh cha, mấy phút sau, anh đã ngủ say trên giường.
Câu 7. Trình bày suy nghĩ của em về hành động của nhân vật Ích-chi-an “Anh lang thang hàng giờ dọc bờ biển để cứu những con vật còn có thể cứu sống được.” (Vận dụng)
Câu 8. Theo em việc biết bơi có quan trọng không? Vì sao? (Vận dụng)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người mà em yêu quý. (Vận dụng cao)
2.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
1 |
C |
0,5 |
|
2 |
D |
0,5 |
|
3 |
A |
0,5 |
|
4 |
A |
0,5 |
|
5 |
D |
0,5 |
|
6 |
C |
0,5 |
|
7 |
HS nêu suy nghĩ cá nhân và có lý giải phù hợp. |
1,5 |
|
8 |
HS trả lời có hoặc không, có lý giải phù hợp. |
1,5 |
|
II |
|
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: – Mở bài: Nêu được nhân vật sẽ biểu cảm và biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết dành cho nhân vật. – Thân bài: Lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật – Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân. |
0,25 |
|
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: tình cảm, cảm xúc của cá nhân đối với nhân vật |
0,25 |
|
|
c. Triển khai vấn đề HS lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thành dành cho nhân vật. |
||
|
– Giới thiệu được nhân vật sẽ biểu cảm – Biểu lộ những tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật: hình dáng, hành động, tính cách, kỉ niệm,…(sử dụng kết hợp các chi tiết miêu tả, tự sự để biểu cảm) – Khẳng định được tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật – Rút ra được điều đáng nhớ đối với bản thân. |
2.5 |
|
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 |
|
|
e. Sáng tạo: Lời văn sinh động, sáng tạo. |
0,5 |
|
c. Thuyết minh về luật lệ trong trò chơi kéo co. Học sinh có thể thuyết minh theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau: |
||
|
– Giới thiệu được trò chơi. – Miêu tả cách chơi (quy tắc). – Miêu tả luật chơi. – Nêu tác dụng của trò chơi. – Nêu ý nghĩa của trò chơi. |
2,5 |
|
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt |
0,5 |
|
|
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, tri thức chính xác, miêu tả sinh động hấp dẫn. |
0,5 |
2.3 Ma trận đề thi học kì 2 Văn 7
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
|
|
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|
||||
|
|
|
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|
1
|
Đọc hiểu
|
Truyện khoa học viễn tưởng |
4 |
0 |
2 |
0 |
0 |
2 |
0 |
|
60 |
2 |
Viết |
Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc. |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
20 |
10 |
10 |
15 |
0 |
35 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
30% |
25% |
35% |
10% |
|
||||||
Tỉ lệ chung |
55% |
45% |
|
3. Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 7 Cánh diều – Đề 3
3.1 Đề thi học kì 2 Văn 7
PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)
MẸ
Từ ngày con thơ bé
Đến bây giờ lớn khôn
Tiếng ru hời khe khẽ
Vẫn thấm đượm trong hồn
Qua những ngày nắng cháy
Chân mẹ đã khô cằn
Mùa lũ về nước chảy
Mẹ dãi dầu vai xương
Này dáng mẹ thon thon
Này bàn tay nhỏ nhắn
Ủa đâu rồi mẹ nhỉ?
Sao nhiều quá nếp nhăn?
Một đời mẹ trở trăn
Lo những ngày con ốm
Mẹ trăm bề thấp thỏm
Cho con giấc ngủ lành
Mẹ cắt bớt tuổi xanh
Bao nhiêu mẹ cũng đành
Người hanh hao gầy guộc
Con biền biệt trời xa
Mẹ ơi tháng năm qua
Con bây giờ đã lớn
Mười mấy năm xa nhà
Nhớ mẹ! Lòng đau đớn!
Con cứ hẹn xuân về
Sẽ thăm lại vườn quê
Mà bao mùa mai nở
Vẫn riêng mình thỏa thuê!
(Huỳnh Nhật Minh)
Câu 1: Trong khổ thơ thứ tư tác giả sử dụng bao nhiêu số từ?
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.
Câu 2: Trong bài thơ, tác giả chủ yếu sử dụng cách gieo vần nào?
A. Vần chân.
B. Vần lưng.
C. Vần liền.
D. Vần hỗn hợp.
Câu 3: Các từ “Hanh hao gầy guộc” gợi lên hình ảnh người mẹ như thế nào?
A. Thân hình gầy gò, yếu ớt
B. Thân hình gầy gò ốm yếu
C. Thân hình khô gầy, yếu ớt
D. Thân hình rất gầy, rất yếu
Câu 4: Trong khổ thơ cuối có mấy phó từ
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 5: Qua bài thơ tác giả chủ yếu dành cho mẹ tình cảm gì?
A. Thương nhớ, biết ơn
B. Yêu mến, trân trọng
C. Ngưỡng mộ, ngợi ca
D. Kính trọng, nể phục
Câu 6: Khổ thơ thứ 5 bộc lộ phẩm chất nào của người mẹ
A. Mẹ kiên cường, dũng cảm
B. Mẹ chịu đựng, hi sinh
C. Mẹ sẻn so, tiết kiệm
D. Mẹ nhẫn nhục, chịu đựng
Câu 7: Bài thơ có thể được xếp vào nhóm đề tài nào
A. Tình cảm gia đình
B. Tình cảm cha con
C. Tình cảm mẹ con
D. Tình cảm bà cháu
Câu 8: Qua bài thơ, thông điệp chủ yếu mà tác giả gửi đến người đọc là gì?
A. Hãy yêu thương và biết ơn mẹ
B. Hãy về thăm mẹ nhiều hơn
C. Hãy trân trọng tình yêu thương của mẹ
D. Hãy ghi nhớ những lời mẹ ru
Câu 9: Theo em trong khổ thơ cuối tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?
Câu 10: Qua bài thơ em thấy mình phải làm gì để thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn đối với mẹ?
II. VIẾT: (4. 0 điểm)
Viết bài văn trả lời cho câu hỏi “Thế nào là tình bạn đẹp?”.
3.2 Đáp án đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 7
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | B | 0,5 | |
2 | D | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | D | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | C | 0,5 | |
8 | A | 0,5 | |
9 |
HS xác định được điều mà tác giả muốn nhắn nhủ là phải thường xuyên về thăm mẹ, đừng nên chỉ hứa hẹn rồi lại bỏ qua khiến mẹ phải mong ngóng, buồn lòng để rồi bản thân phải ân hận |
1,0 |
|
10 |
HS nêu được những việc làm theo cách riêng để thể hiện tình yêu thương và lòng biết ơn mẹ. Có thể hướng tới các bài học sau: + Dành sự quan tâm, yêu thương trân trong mẹ + Biết vâng lời mẹ, chăm ngoan học giỏi để mẹ vui lòng + Biết chia sẻ công việc với mẹ, chăm sóc phụng dưỡng mẹ lúc đau ốm, già yếu. . . Lưu ý: Học sinh nêu được 1 bài học cho 0,5 2 bài học cho 0,75 điểm. Nếu từ 3 bài học trở lên cho tối đa. |
1,0 |
|
II |
|
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 |
|
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Tình bạn đẹp |
0,25 |
|
|
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: – Giải thích tình bạn đẹp là gì – Nêu biểu hiện của tình bạn đẹp – Phân tích ý nghĩa của tình bạn đẹp (lý lẽ, dẫn chứng) -phê phán những người lợi dụng tình bạn, không coi trọng tình bạn -Em phải làm gì để có tình bạn đẹp -Rút ra bài học cho bản thân. . . . |
2,5 |
|
|
d. Chính tả, ngữ pháp: Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. |
0,5 |
|
|
e. Sáng tạo: Nhận thức sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt sáng tạo. |
0,5 |
3.3 Ma trận đề thi học kì 2 Văn 7
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ 5 chữ |
3 |
0 |
5 |
0 |
0 |
2 |
0 |
|
60 |
2 |
Viết |
Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
15 |
5 |
25 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ (%) |
20 |
40 |
30 |
10 |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1
|
Đọc hiểu |
Thơ |
Nhận biết: – Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. – Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. – Xác định được số từ, phó từ Thông hiểu: – Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. – Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. – Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. – Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. Vận dụng: – Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. – Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. |
3TN |
5TN |
2TL |
|
2 |
Viết |
Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. |
Nhận biết: Xác định đúng kiểu bài, đối tượng nghị luận. Thông hiểu: + Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận. + Xác định đúng yêu cầu của đề bài: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống. Vận dụng: + Tạo được hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề một cách thuyết phục. + Lập luận hợp lí, hiệu quả + Vận dụng các thao tác nghị luận hợp lí. + Vận dụng các phương thức biểu đạt Vận dụng cao: + Sáng tạo, linh hoạt trong lập luận + Văn viết có giọng điệu riêng. + Bố cục mạch lạc, hoàn chỉnh. |
1* |
1* |
1* |
1TL* |
Tổng số |
3 TN |
5 TN |
2 TL |
1 TL |
|||
Tỉ lệ % |
20 |
40 |
30 |
10 |
|||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
4. Đề thi cuối kì 2 Văn 7 Cánh diều – Đề 4
4.1 Đề thi cuối học kì 2 Văn 7
PHÒNG GD&ĐT……. . TRƯỜNG THPT ………… |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 7 SÁCH Cánh diều Thời gian làm bài: 90 phút |
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ khoa học, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi “Làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?”. Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như Tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lý cả một quốc gia trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lý thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách sử dụng thời gian của chúng ta. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.
(Adam Khoo, Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Nxb Phụ nữ, 2014)
Câu hỏi:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích
Câu 3 (0,5 điểm). Theo tác giả văn bản, điểm khác biệt cơ bản của những học sinh giỏi với học sinh kém trong việc sử dụng thời gian là gì?
Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao tác giả lại cho rằng: “Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được”?
Câu 5 (1 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn:
“Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. “
Câu 6 (1 điểm). Em có đồng tình với quan điểm: “Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống”? Tại sao?
Câu 7 (2 điểm). Viết đoạn văn ngắn với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Viết bài văn biểu cảm về người thân em yêu quý.
4.2 Đáp án đề thi học kì 2 Văn 7
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận |
0,5 điểm |
Câu 2 |
Qua việc bày tỏ quan điểm của tác giả với những người biết sử dụng thời gian hợp lí và những người đang lãng phí thời gian, tác giả khẳng định quan điểm: Làm chủ được thời gian thì sẽ làm chủ được cuộc sống. |
0,5 điểm |
Câu 3 |
– Việc sử dụng thời gian của những học sinh giỏi: Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ khoa học, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. – Việc sử dụng thời gian của những học sinh kém: Thường đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài; không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. => những học sinh giỏi biết quản lí thời gian hiệu quả, biết phân bổ thời gian một cách hợp lí và ưu tiên những mục tiêu quan trọng. Còn học sinh kém thì thường lãng phí thời gian và chưa biết sắp xếp thời gian hợp lí. |
0,5 điểm |
Câu 4 |
Tác giả nhận định “Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được” vì: – Thời gian sẽ liên tục vận động, trôi qua mà không bao giờ dừng lại, quay trở lại. Nó được chia ra một ngày có 24 tiếng, một năm có 365 ngày 6 giờ. – Vì thời gian là tài sản vô giá mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người. Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày; không ai có thể mua, bán, trao, tặng hay thay đổi được thời gian. |
0,5 điểm |
Câu 5 |
– Đối lập: Học sinh giỏi – học sinh kém; về địa vị (tổng thống – người gác cổng) – Biện pháp so sánh: Thời gian là thứ tài sản ai cũng được chia đều – Liệt kê: Học sinh giỏi, học sinh kém, tổng thống, người gác cổng => Tác dụng: + Gây ấn tượng, làm tăng sức thuyết phục cho lập luận + Nhấn mạnh, làm nổi bật giá trị của thời gian với mỗi người, nó là tài sản vô giá + Thể hiện lời khuyên của tác giả: Mỗi người cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian hiệu quả |
1,0 điểm |
Câu 6 |
HS đưa ra quan điểm đồng tình/ không đồng tình Ví dụ: Em đồng tình. Vì: – Thời gian sẽ liên tục vận động, trôi đi và không bao giờ dừng lại, nó là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều cho mỗi người. – Vì nếu bản thân biết làm chủ thời gian thì sẽ biết phân bố thời gian trong ngày cho cuộc sống của bản thân hợp lí; biết sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc tốt nhất; |
1,0 điểm |
Câu 7 |
Định hướng: *Giới thiệu, nêu vấn đề: lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời. *Giải thích vấn đề – Thời gian: là một khái niệm để diễn tả thuộc tính của sự vận động được gắn với vật chất, vật thể và tồn tại vô hình, mang 1 chiều duy nhất từ quá khứ đến hiện tại đến tương lai, không bao giờ ngừng trôi, không bao giờ quay trở lại. – Lãng phí thời gian: là cách sử dụng thời gian của mình không hợp lí, không hiệu quả hoặc để thời gian trôi qua một cách vô ích. => Câu trên nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian dẫn đến làm việc không hiệu quả, không làm chủ được cuộc sống, cuộc đời trôi đi vô ích, lãng phí. Câu nói khuyên không nên lãng phí thời gian. * Bàn luận, chứng minh: – Tại sao lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời? Vì thời gian của tự nhiên là vô tận nhưng thời gian cho một cuộc đời là có giới hạn. Vì lãng phí thời gian như tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc… – Ngược lại, nếu dùng thời gian hợp lí, không lãng phí thì sẽ giúp con người tạo ra các giá trị hữu ích cho bản thân – Giúp cho bản thân luôn làm chủ được cuộc sống, công việc – Sẽ ngày càng sống tốt, sống đẹp hơn, thành công và hạnh phúc hơn – Góp phần xây dựng xã hội tiến bộ *Bài học: – Mỗi người cần biết quý trọng thời gian, nhận thức được giá trị của thời gian với cuộc sống. – Xây dựng thời gian biểu trong ngày – tuần – tháng – phù hợp,. . *Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân |
2,0 điểm |
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài. |
0,25 điểm 0,25 điểm 2,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: biểu cảm về người thân. |
||
c. Triển khai vấn đề: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách miễn là mạch cảm xúc được thể hiện tự nhiên, hợp lí; vận dụng linh hoạt các hình thức biểu cảm trực tiếp kết hợp gián tiếp. Sau đây là một số gợi ý: – Giới thiệu đối tượng, – Biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng: + Ngoại hình. + Tính cách. + Một số kỉ niệm mà em nhớ + Vai trò của người thân. – Khẳng định tình cảm của bản thân với đối tượng |
||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo: Biểu cảm chân thực, diễn đạt có hình ảnh, gợi cảm thông qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật. |
4.3 Ma trận đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 7
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Nghị luận xã hội |
0 |
4 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
60 |
|
2 |
Viết |
Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
0 |
25 |
0 |
35 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
25% |
35% |
30% |
10% |
|
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
…………
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Ngữ văn 7
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 10 Đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 7 (Có đáp án + Ma trận) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.