Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 năm 2024 – 2025 sách Chân trời sáng tạo 4 Đề kiểm tra học kì 1 môn GDCD lớp 7 (Có ma trận, đáp án) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi GDCD lớp 7 học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025 tổng hợp 4 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh lớp 7 ôn luyện củng cố kiến thức để biết cách ôn tập đạt kết quả cao.
TOP 4 Đề thi cuối kì 1 GDCD 7 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát chương trình học trong SGK. Qua đó giúp học sinh dễ dàng so sánh đối chiếu với kết quả mình đã làm. Đồng thời đây cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: bộ đề thi học kì 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo, bộ đề thi học kì 1 môn Toán 7 Chân trời sáng tạo.
Đề thi GDCD lớp 7 học kì 1
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm
Câu 1.Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, cần lên án hành vi nào ?
A.Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
B.Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
C.Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
D.Luôn có trách nhiệm với quê hương.
Câu 2. Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ nhận được điều gì ?
A.Được mọi người yêu mến, kính trọng.
C. Luôn chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.
B.Luôn phải chịu thiệt thòi về mình.
D. Bị mọi người xa lánh, khinh rẻ.
Câu 3. San sẻ với ngừơi khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là:
A. Quan tâm.
B. cảm thông.
C. chia sẻ.
D. yêu thương.
Câu 4. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho chúng ta những lợi ích nào dưới đây?
A.Có thêm nhiều kiến thức.
B. Sự vất vả.
C. Đạt kết quả kém trong học tập.
D. Sự xa lánh của bạn bè.
Câu 5. Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.
B. Trước giờ đi học mới soạn sách.
C. Luôn cố gắng vượt khó trong học tập.
D. Trong giờ kiểm tra nhìn bài của bạn.
Câu 6. Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ:
A. mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa.
B. chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.
C. khó hợp tác với nhau trong công việc.
D. nhận được sự tin tưởng của người khác.
Câu 7. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau là:
A. liêm khiết.
B. công bằng.
C. lẽ phải.
D. giữ chữ tín.
Câu 8. Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của quê hương ?
A. Yêu nước.
B. Hà tiện ích kỷ.
C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ.
D. Cần cù lao động.
Câu 9. Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?
A. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh.
B. Khắc tên mình lên di sản nhằm để lại dấu ấn khi mình đến thăm.
C. Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích.
D. Lấy cắp đồ vật trong khu bảo tồn di sản về nhà.
Câu 10. Một trong những nguyên nhân chủ quan gây nên tâm lí căng thẳng là do:
A. suy nghĩ tiêu cực.
B. môi trường sống.
C. kì vọng của cha mẹ.
D. bạo lực gia đình.
Câu 11. Gia đình Q có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ Q phải một mình làm lụng nuôi
hai con. Gần đây, mẹ của Q bị ốm nên Q thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là
bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của Q em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Kêu gọi các bạn trong lớp quyên góp, hỗ trợ Q.
B. Kêu gọi các bạn trong lớp xa lánh Q.
C. Khuyên Q nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ.
D. Làm ngơ vì không liên quan đến mình.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của căng thẳng?
A. Luôn cảm thấy vui vẻ.
B. Thực hiện đúng lời hứa.
C. Mất tập trung, hay quên.
D. Lời nói đi đôi với việc làm.
B. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)
Câu 1. ( 2 điểm) Khi căng thẳng tâm lý, cơ thể thường có những biểu hiện như thế nào? Vì sao con người lại bị căng thẳng tâm lý?
Câu 2: (2 điểm) Giữ chữ tín là gì? Cho 2 ví dụ biết giữ chữ tín?
Câu 3: (3 điểm) Cho Tình huống: M cùng một nhóm bạn đi dã ngoại và tình cờ phát hiện
một hiện vật của nền văn hóa Ốc Eo. Đó là một chiếc bát cổ. M cho rằng: “Hình như chiếc
bát là cổ vật. Nếu mình bán sẽ kiếm được nhiều tiền”
a. Em đồng tình với việc làm của bạn M không? Vì Sao?
b. Nếu em là bạn của M sẽ nói gì với M ?
Đáp án đề thi học kì 1 GDCD 7
Phần A. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
ĐÁP ÁN |
B |
A |
C |
A |
C |
D |
D |
B |
A |
A |
A |
C |
Phần B- Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm).
Yêu cầu |
3 điểm |
– Biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng: Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau bụng, … – Nguyên nhân gây căng thẳng: + Có thể đến từ bên ngoài như: áp lực học tập, các mối quan hệ bạn bè, kỳ vọng gia đình… + Hoặc có thể đến từ bản thân như: tâm lý tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, các vấn đề về sức khoẻ,… |
1,0 đ 0,5 đ 0,5 đ |
Câu 2 (2.0 điểm).
Yêu cầu |
2 điểm |
– Khái niệm: Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình. – Mỗi VD đúng đạt (0.5 đ) (+ Hứa với bạn chở bạn đi học và chở bạn đi học. + Hứa với mẹ học tốt và kết quả bài kiểm tra điểm cao………..) |
1,0 đ 0,5 đ 0,5 đ |
Câu 3 (3.0 điểm).
Yêu cầu a. – Không đồng tình với hành động của bạn M. – Vì: |
2 điểm |
+ Hành động của bạn M là chưa bảo tồn di sản văn hóa. + Phát hiện cổ vật nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền mà còn có ý định đem bán, là sai với qui định của Luật di sản văn hóa. b. – Giải thích cho bạn hiểu đó là cổ vật không thuộc quyền sở hữu. – Nên báo cho cơ quan có thẩm quyền biết |
1,0 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ |
Ma trận đề thi học kì 1 GDCD 7
TT |
Mạch nội dung |
Chủ đề |
Mứ c đô ̣nhận thức |
Tổng |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Số câu |
Tổng điểm |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
1. Tự hào về truyền thống quê hương |
2 C |
2 C |
0,5
5% |
||||||||
2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ |
1 C |
1 C |
1 C |
3 C |
0,75
7,5%
|
||||||||
3. Học tập tự giác, tích cực |
1 C |
1C |
2 C |
0,5
5% |
|||||||||
4. Giữ chữ tín |
1 C |
1/2 C |
1C |
1/2 C |
2 C |
1 C |
2,5 25% |
||||||
5. Bảo tồn di sản văn hoá |
1 C |
1/2 C |
1/2 C |
1 C |
1 C |
3,25 32,5% |
|||||||
2 |
Giáo dục kĩ năng sống |
Nhận diện tình huống gây căng thẳng |
1 C |
1/2 C |
1 C |
1/2 C |
2 C |
1 C |
2,5
25% |
||||
|
|
||||||||||||
Tổng |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
1 |
1/2 |
12 |
3 |
10 đ |
|||
Tı̉ lê ̣% |
30% |
30% |
30% |
10% |
30% |
70% |
|||||||
Tı̉ lê c̣ hung |
60% |
40% |
100% |
II.BẢNG ĐẶC TẢ
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung |
Mức đô ̣ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ đánh giá |
|||
NB |
TH |
VD |
VD cao |
||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
1. Tự hào về truyền thống quê hương |
Nhận biết: – Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương. – Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương. Vận dụng: – Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. – Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương. Vận dụng cao: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. |
|
2 TN |
|
|
2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ |
Nhận biết: Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. Thông hiểu: Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau. Vận dụng: – Đưa ra lời/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. – Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. Vận dụng cao: Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người. |
1TN |
1 TN |
1 TN |
|
||
3. Học tập tự giác, tích cực |
Nhận biết: Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. Thông hiểu: Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực. Vận dụng: Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này. Vận dụng cao: Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực. |
1TN |
1 TN |
|
|
||
4. Giữ chữ tín |
Nhận biết: – Trình bày được chữ tín là gì. – Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín. Thông hiểu: – Giải thích được vì sao phải giữ chữ tín. – Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín. Vận dụng: Phê phán những người không biết giữ chữ tín. Vận dụng cao: Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm. |
1TN 1/2 TL |
1 TN 1/2 TL |
|
|
||
4. Bảo tồn di sản văn hoá |
Nhận biết: – Nêu được khái niệm di sản văn hoá. – Liệt kê được một số loại di sản văn hoá của Việt Nam. – Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá. – Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó. Thông hiểu: – Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội. – Trình bày được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá. Vận dụng: Xác định được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá. Vận dụng cao: Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá. |
|
|
1 TN 1/2 TL |
1/2 TL |
||
2 |
Giao dục kĩ năng sống |
6. Nhận diện tình huống gây căng thẳng |
Nhận biết: – Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng. – Nêu được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng. Thông hiểu: – Xác định được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng – Dự kiến được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng. Vận dụng: – Xác định được một cách ứng phó tích cực khi căng thẳng. – Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng. |
1TN 1/2 TL |
1 TN 1/2 TL |
|
|
Tổng |
|
4 TN 1 TL |
4 TN 1 TL |
4 TN ½ TL |
1/2TL |
||
Tỉ lệ % |
|
30 |
30 |
30 |
10 |
||
Tỉ lệ chung |
|
60 |
40 |
……….
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 GDCD 7
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 năm 2024 – 2025 sách Chân trời sáng tạo 4 Đề kiểm tra học kì 1 môn GDCD lớp 7 (Có ma trận, đáp án) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.