Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 GD Kinh tế và Pháp luật 11 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm 2023 – 2024 tuyển chọn 3 đề kiểm tra có kèm theo hướng dẫn đáp án chi tiết đầy đủ. Thông qua đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi, ôn tập cho các em học sinh của mình.
TOP 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 gồm sách Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo được biên soạn với nhiều mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 3 đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi.
Đề thi giữa học kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 11
PHÒNG GD&ĐT………. TRƯỜNG THPT…….. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024 MÔN: GDKT&PL LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Câu 1: “Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Cạnh tranh.
B. Đấu tranh.
C. Đối đầu.
D. Đối kháng.
Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “…….. là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội”.
A. Văn hóa tiêu dùng.
B. Đạo đức kinh doanh.
C. Cạnh tranh lành mạnh.
D. Cạnh tranh không lành mạnh.
Câu 3: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh?
A. Xâm phạm bí mật kinh doanh.
B. Nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa.
C. Đầu tư, cải tiến trang thiết bị, máy móc.
D. Đãi ngộ tốt với lao động có tay nghề cao.
Câu 4: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể sản xuất luôn phải cạnh tranh, giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm
A. mua được hàng hóa có chất lượng tốt hơn.
B. mua được hàng hóa với giá thành rẻ hơn.
C. thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.
D. đạt được lợi ích cao nhất từ việc trao đổi.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế?
A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
B. Sự tương đồng về chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất giữa các chủ thể kinh tế.
C. Các chủ thể kinh tế luôn giành giật những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận cao nhất.
D. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra chất lượng sản phẩm khác nhau.
Câu 6: Lượng cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây?
A. Chính sách của nhà nước.
B. Thu nhập của người tiêu dùng.
C. Trình độ công nghệ sản xuất.
D. Số lượng người tham gia cung ứng.
Câu 7: Điềm từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau: “….. là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định”.
A. cung.
B. cầu.
C. giá trị.
D. giá cả.
Câu 8: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất và kinh doanh khi
A. giá cả thị trường giảm xuống
B. lượng cung nhỏ hơn lượng cầu.
C. giá trị thấp hơn giá cả.
D. nhu cầu tiêu dùng tăng lên.
Câu 9: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:
Trường hợp. Nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tại khu vực nông thôn, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ gồm miễn, giảm tiền thuê đất và hỗ trợ tín dụng đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại để thực hiện dự án. Nhờ có những chính sách trên, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vốn vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm nghiệp thuỷ sản.
A. Giá bán sản phẩm.
B. Chính sách của nhà nước.
C. Trình độ công nghệ sản xuất.
D. Số lượng người tham gia cung ứng.
Câu 10: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:
Trường hợp. Xu hướng tiêu dùng “sản phẩm xanh” đang dần trở thành phổ biến ở Việt Nam. Người tiêu dùng ngày càng chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố “xanh”, lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường. Đây là những thay đổi tích cực của xu hướng tiêu dùng, làm cho cộng đồng “người tiêu dùng xanh” ngày càng trở nên đông đảo.
A. Thu nhập của người tiêu dùng.
B. Tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng.
C. Giá cả của hàng hóa, dịch vụ thay thế.
D. Quy mô dân số thế giới ngày càng tăng.
Câu 11: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1.000%) được gọi là tình trạng
A. lạm phát vừa phải.
B. lạm phát phi mã.
C. siêu lạm phát.
D. lạm phát nghiêm trọng.
Câu 12: Trong điều kiện lạm phát thấp,
A. giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.
B. giá cả thay đổi nhanh chóng; nền kinh tế cơ bản ổn định.
C. đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm.
D. đồng tiền mất giá một cách nghiêm trọng; kinh tế khủng hoảng.
Câu 13: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, ngoại trừ việc
A. lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
B. giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
C. tổng cầu của nền kinh tế tăng.
D. chi phí sản xuất tăng cao.
Câu 14: Để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy, nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây?
A. Thu hút vốn đầu tư, giảm thuế.
B. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.
C. Giảm mức cung tiền.
D. Tăng thuế.
Câu 15: Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm được gọi là
A. thất nghiệp.
B. sa thải.
C. giải nghệ.
D. bỏ việc.
Câu 16: Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với các doanh nghiệp?
A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.
B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.
C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.
Câu 17: Xác định loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp sau:
Trường hợp. Ông B không đáp ứng được yêu cầu của việc làm mới khi doanh nghiệp chuyển đổi sang quy trình sản xuất hiện đại nên phải nghỉ việc.
A. Thất nghiệp tạm thời.
B. Thất nghiệp cơ cấu.
C. Thất nghiệp chu kì.
D. Thất nghiệp tự nguyện.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
A. Người lao động thiếu kĩ năng làm việc.
B. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật.
C. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.
D. Sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
Câu 19: Hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm được gọi là
A. lao động.
B. làm việc.
C. việc làm.
D. khởi nghiệp.
Câu 20: Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trưởng lao động sẽ góp phần
A. giảm số lượng việc làm; gia tăng thất nghiệp.
B. gia tăng số lượng việc làm; giảm thất nghiệp.
C. gia tăng số lượng việc làm; gia tăng thất nghiệp.
D. giảm số lượng việc làm; giảm thất nghiệp.
Câu 21: Nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động được gọi là
A. thị trường việc làm.
B. thị trường lao động.
C. giới thiệu việc làm.
D. môi giới việc làm.
Câu 22: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “Thị trường việc làm là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa ………. về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc”.
A. người lao động với nhau.
B. người sử dụng lao động với nhau.
C. người lao động và người sử dụng lao động.
D. người lao động với nhân viên môi giới việc làm.
Câu 23: Khi khả năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến tới tình trạng nào?
A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.
B. Thiếu hụt lực lượng lao động.
C. Cả hai phương án A, B đều đúng.
D. Cả hai phương án A, B đều sai.
Câu 24: Thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm có vai trò
A. giúp các doanh nghiệp điều tiết lực lượng lao động.
B. nâng cao kiến thức cho người lao động và người sử dụng lao động.
C. là cơ sở để người sử lao động tìm được việc làm phù hợp cho mình.
D. là cầu nối trong việc gắn kết thị trường lao động với thị trường việc làm.
II. TỰ LUẬN (3 Điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm sau? Vì sao?
a. Người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước mới được coi là có việc làm.
b. Nhu cầu tuyển dụng lao động thường tăng lên vào dịp cuối năm.
c. Để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động, các cơ quan hữu quan phải chia sẻ nguồn dữ liệu về cung – cầu lao động.
d. Người làm giúp việc cho một gia đình được coi là có việc làm.
Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy nhận xét việc làm của các tổ chức, cá nhân dưới đây:
Trường hợp a. Xã A sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tổ chức hai khoá dạy nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Sau đó, các học viên này vẫn không có việc làm vì không có bất cứ một dự án sản xuất mây tre đan nào được tổ chức tại địa phương.
Trường hợp b. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, chính quyền xã X đã đến từng hộ gia đình thống kê số người thất nghiệp đề tìm giải pháp kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, nhưng một số gia đình không hợp tác vì cho rằng Nhà nước không thể giải quyết được vấn đề này.
Đáp án đề thi giữa kì 1 GDKT&PL 11
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A |
2-D |
3-A |
4-C |
5-B |
6-B |
7-B |
8-A |
9-B |
10-B |
11-B |
12-A |
13-B |
14-A |
15-A |
16-B |
17-B |
18-D |
19-C |
20-B |
21-B |
22-C |
23-B |
24-D |
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Không đồng tình, vì việc làm là mọi dạng hoạt động lao động đem lại thu nhập hợp pháp cho bản thân người lao động và gia đình.
b.Đồng tình, vì vào dịp cuối năm nhu cầu hàng hoá ngày tăng, các đơn vị sản xuất phải tăng cường sản xuất, cung ứng hàng hoá, hoàn thành kế hoạch sản xuất trong năm, do vậy, nhu cầu lao động tăng lên.
c. Đồng tình, vì thị trường việc làm là thị trường trong đó các dịch vụ việc làm cung ứng cho người sử dụng lao động và người đang tìm kiếm việc làm gặp nhau để xác định mức độ có việc làm và mức tiền công của người lao động trong từng thời kì nhất định. Do vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động, các cơ quan hữu quan phải chia sẻ nguồn dữ liệu về cung – cầu lao động.
d. Đồng tình, vì giúp việc cho gia đình được coi là công việc mang lại nguồn thu nhập ổn định và hợp pháp cho người lao động.
Câu 2 (1,0 điểm):
Trường hợp a. Nhà nước luôn khuyến khích và tạo ra các điều kiện thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm. Do vậy, Nhà nước cũng khuyến khích các địa phương thống kê tỉ lệ thất nghiệp tại địa phương, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động. Việc xã A sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tổ chức hai khoá dạy nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương nhưng sau đó, các học viên này vẫn không có việc làm vì không có bất cứ một dự án sản xuất mây tre đan nào được tổ chức tại địa phương do xã A đã tổ chức dạy nghề không căn cứ vào nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp ở địa phương gây ra sự lãng phí cho ngân sách nhà nước và thời gian của nhân dân, cần kiểm điểm và quy trách nhiệm cho những cá nhân làm sai.
Trường hợp b. Chính quyền xã X đã thực hiện theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc kiểm soát và kiểm chế thất nghiệp. Nhưng một số gia đình không hợp tác vì cho rằng Nhà nước không thể giải quyết được vấn đề này. Đây là nhận thức sai lầm của một số người dân, cần phải tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức của họ.
Ma trận đề thi giữa kì 1 GDKT&PL 11
CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
1. Cạnh tranh, cung – cầu trong nền kinh tế thị trường |
4 |
1 |
3 |
|
|
|
2 |
|
9 |
1 |
3,75 |
2. Lạm phát, thất nghiệp |
3 |
|
3 |
0,5 |
1 |
|
1 |
|
8 |
0,5 |
3,0 |
3. Thị trường lao động và việc làm |
3 |
|
2 |
|
1 |
0,5 |
1 |
|
7 |
0,5 |
3,25 |
Tổng số câu TN/TL |
10 |
1 |
8 |
0,5 |
2 |
0,5 |
4 |
|
8 |
2 |
10,0 |
Điểm số |
2,5 |
1,5 |
2,0 |
1,0 |
0,5 |
1,5 |
1,0 |
|
6,0 |
4,0 |
10,0 |
Tổng số điểm Tỉ lệ |
4,0 điểm 40 % |
3,0 điểm 30 % |
2,0 điểm 20 % |
1,0 điểm 10 % |
10 điểm 100 % |
10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số ý TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TL (số ý) |
TN (số câu) |
TL (số ý) |
TN (số câu) |
|||
1. Cạnh tranh, cung – cầu trong nền kinh tế thị trường |
Nhận biết |
– Nêu được khái niệm của cung, cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cung – Chỉ ra được mục đích của cạnh tranh. – Chỉ ra vai trò của cạnh tranh – Nêu được khái niệm, tính chất của cạnh tranh |
1 |
4 |
– C1
|
– C1 – C3
– C5
– C6 |
Thông hiểu |
– Xác định được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. – Phân tích được xu hướng giá cả hàng hóa khi cung cầu thay đổi |
|
3 |
|
– C2
– C4
– C7 |
|
Vận dụng cao |
– Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một số chủ thể kinh tế. – Vận dụng quy luật cung cầu để xử lý các trường hợp cụ thể |
|
2 |
|
– C19
– C20 |
|
2. Lạm phát, thất nghiệp |
Nhận biết |
– Khái niệm, phân loại lạm phát. – Khái niệm, phân loại thất nghiệp. – Chỉ ra vai trò của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp. – Chỉ ra vai trò của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế lạm phát. |
1 |
3 |
– C2.a
|
– C8 – C9
– C10 |
Thông hiểu |
– Hiểu về các mức độ lạm phát – Xác định được nguyên nhân dẫn đến lạm phát. – Xác định được nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. |
|
3 |
|
– C11
– C12
– C13 |
|
Vận dụng |
– Xác định được loại thất nghiệp trong trường hợp cho trước. |
|
1 |
|
C22 |
|
Vận dụng cao |
– Biết cách tính tỉ lệ lạm phát. |
|
1 |
|
C21 |
|
3. Thị trường lao động và việc làm |
Nhận biết |
– Xác định được các yếu tố cấu thành thị trường lao động. – Nêu được khái niệm của lao động, việc làm, thị trường lao động, thị trường việc làm |
|
3 |
|
– C14
– C16
– C18 |
Thông hiểu |
– Hiểu được các hình thức thị trường việc làm kết nối cung cầu lao động – Hiểu và chỉ ra được xu hướng của thị trường lao động ở Việt Nam. |
|
2 |
|
– C15
– C17 |
|
Vận dụng |
– Nhận xét về tình hình cung – cầu thị trường lao động ở Việt Nam – Sử dụng kiến thức lí thuyết để phân tích, xử lí tình huống |
1 |
1 |
– C2.b |
– C24 |
|
Vận dụng cao |
– Xác định hành vi thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm trong trường hợp cho sẵn. |
|
1 |
|
– C23 |
Đề thi giữa học kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều
Đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 11
PHÒNG GD&ĐT………. TRƯỜNG THPT…….. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024 MÔN: GDKT&PL LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh
A. Không lành mạnh
B Không bình đẳng
C. Tự do
D. Không đẹp
Câu 2: Việc giành lợi nhuận về mình nhiêu hơn người khác là nội dung của
A. tính chất của cạnh tranh
B. mục đích của cạnh tranh.
C. quy luật của cạnh tranh.
D. chủ thể của cạnh tranh.
Câu 3: Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ
A. Đang lưu thông trên thị trường
B. Hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
C. Đã có mặt trên thị trường
D. Do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường
Câu 4: Tác dụng của cung – cầu là gì?
A. Điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa.
B. Làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa.
C. Dự đoán xu thế biến động của giá cả.
D. Giảm tình trạng lạm phát tăng cao
Câu 5: Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu giảm
B. Cung giảm, cầu tăng
C. Cung tăng, cầu tăng
D. Cung giảm, cầu giảm
Câu 6: Khi giá cả giảm thì cung, cầu sẽ diễn biến theo chiều hướng nào dưới đây?
A. Cung tăng, cầu giảm
B. Cung giảm, cầu tăng
C. Cung tăng, cầu tăng
D. Cung giảm, cầu giảm
Câu 7: Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì lựa chọn nào sau đây là tốt nhất cho người sản xuất?
A. Mở rộng sản xuất.
B. Thu hẹp sản xuất.
C. Giữ nguyên quy mô sản xuất.
D. Tái cơ cấu sản xuất.
Câu 8: Thị trường lao động và thị trường việc làm có mối quan hệ như thế nào?
A. Tác động qua lại chặt chẽ với nhau.
B. Tồn tại độc lập, không có mối liên hệ gì.
C. Tác động một chiều từ phía thị trường lao động.
D. Tác động một chiều từ phía thị trường việc làm.
Câu 9: Việc làm là
A. tất cả những hoạt động có mục đích, có ý thức của con người.
B. hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm.
C. tất cả những hoạt động lao động đem lại thu nhập cho con người.
D. những hoạt động lao động tạo ra thu nhập bị pháp luật nghiêm cấm.
Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “…… là nơi diễn ra các quan hệ thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng làm động”?
A. Lao động.
B. Thị trường lao động.
C. Việc làm.
D.Thị trường việc làm.
Câu 11: Thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm có vai trò
A. giúp các doanh nghiệp điều tiết lực lượng lao động.
B. nâng cao kiến thức cho người lao động và người sử dụng lao động.
C. là cơ sở để người sử lao động tìm được việc làm phù hợp cho mình.
D. là cầu nối trong việc gắn kết thị trường lao động với thị trường việc làm.
Câu 12: Trong hoạt động sản xuất, lao động được coi là
A. yếu tố đầu vào, ảnh hưởng tới chi phí sản xuất.
B. yếu tố đầu ra, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
C. yếu tố đầu vào, không có ảnh hưởng gì tới chi phí sản xuất.
D. yếu tố đầu ra, không có ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các yếu tố cấu thành thị trường lao động?
A.Lượng cung.
B. Lượng cầu.
C. Giá cả sức lao động.
D. Chất lượng lao động.
Câu 14: “Tình trạng tồn tại khi một bộ phận lực lượng lao động muốn làm việc nhưng chưa tìm được việc làm” là chỉ khái niệm nào?
A.Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
B. Mất cân bằng cung – cầu.
C. Lạm phát.
D.Thất nghiệp.
Câu 15: Căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp, thất nghiệp có những loại nào?
A. Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì.
B. Thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện, thất nghiệp trá hình.
C. Thất nghiệp theo giới tính, thất nghiệp theo lứa tuổi, thất nghiệp theo ngành nghề
D. Thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ.
Câu 16: Chỉ số CPI là chỉ số gì?
A. Chỉ số tỉ lệ lạm phát.
B. Chỉ số giá tiêu dùng.
C. Chỉ số tỉ lệ thất nghiệp.
D. Chỉ số giá hàng hóa.
Câu 17: Chỉ số CPI được tính như thế nào?
A. CPI=”Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t” /”Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì gốc” x 100%.
B. CPI=”Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì gốc” /”Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t” x 100%.
C. CPI=”Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t” /”Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì gốc”: 100%.
D. CPI=”Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì gốc” /”Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kì t”: 100%.
Câu 18: Nhận định nào sau đây là chính xác?
A. Tỉ lệ lạm phát 774% là loại hình siêu lạm phát.
B. Nếu không giỏi ngoại ngữ thì người lao động sẽ không tìm được việc làm.
C. Người lao động không tìm được việc làm do cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng hiện đại là thuộc loại hình thất nghiệp chu kì.
D. Mức giá chung của nền kinh tế tăng lên và sự sụt giảm giá trị đồng tiền là biểu hiện tình hình lạm phát đang tăng.
Câu 19: Do hệ thống máy móc cũ, năng suất thấp nên gia đình H đã đầu tư mua hệ thống máy móc mới, năng suất tăng gấp đôi, nhờ vậy giá thành sản phẩm cũng hạ xuống, bán được nhiều hơn trên thị trường. Như vậy, gia đình H đã:
A. Cạnh tranh tiêu cực.
B. Cạnh tranh không lành mạnh.
C. Cạnh tranh lành mạnh.
D. Chiêu thức trong kinh doanh.
Câu 20: Hãng điện thoại X vừa cho ra sản phẩm mới. Nếu là nhà sản xuất X, để kích thích lượng cầu với dòng điện thoại mới đó, phương án nào sau đây là phù hợp nhất để bán được nhiều sản phẩm?
A. Đẩy mạnh quảng cáo và khuyến mại.
B. Hạ giá thành sản phẩm.
C. Tăng giá thành sản phẩm để gây chú ý.
D Phóng đại sản phẩm.
Câu 21: Trường hợp sau thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa thị trường lao động và thị trường việc làm?
Lực lượng lao động ở nước H tăng nhanh. Để ổn định đời sống của người lao động và phát triển kinh tế, Chính phủ nước này đã có những chính sách thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động. Số việc làm tăng, tạo nhiều cơ hội cho người lao động lựa chọn việc làm phù hợp. Năng suất lao động tăng, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và thu được lợi nhuận cao hơn, tạo điều kiện cho kinh tế nước H tăng trưởng và phát triển bền vững.
A. Thị trường lao động tăng làm thị trường việc làm giảm, gia tăng tình trạng thất nghiệp.
B. Thị trường lao động tăng thúc đẩy thị trường việc làm tăng, làm giảm tình trạng thất nghiệp.
C. Thị trường lao động tăng làm thị trường việc làm giảm, làm giảm tình trạng thất nghiệp.
D. Thị trường lao động tăng thúc đẩy thị trường việc làm tăng, gia tăng tình trạng thất nghiệp.
Câu 22: Chị A vừa mới tốt nghiệp đại học, chị chưa tìm được cho mình một công việc phù hợp với sở thích của mình nên hiện tại chị vẫn ở nhà. Theo em chị A có phải đang ở trong tình trạng thất nghiệp không?
A. Không vì chị A vẫn muốn làm việc nên không bị gọi là thất nghiệp
B. Không vì các công ty không đáp ứng được các nhu cầu mà chị A mong đợi, chứ không phải chị A không đáp ứng được
C.Có chị A đang thuộc dạng thất nghiệp tự nguyện do chưa tìm được các công việc có điều kiện mà chị cần
D. Có vì chị A chưa đi làm gì nên là thất nghiệp
Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Anh M là kĩ sư nông nghiệp từng làm việc ở công ty xuất khẩu nông sản ở tỉnh Đ. Do hoàn cảnh gia đình, anh phải chuyển về thành phố để sinh sống và chưa tìm được việc làm. Vợ anh vốn là giáo viên mầm non nhưng khi về thành phố chỉ xin được làm tạp vụ tại một cơ sở sản xuất kinh doanh với mức lương rất thấp nên chưa muốn đi làm. Bố anh năm nay 55 tuổi đã làm cho một công ty sản xuất ô tô gần 30 năm. Khi doanh nghiệp này thay đổi cơ cấu sử dụng rô bốt thay thế thợ hàn để lắp ráp ô tô, ông đã bị mất việc. Em trai anh M là kĩ sư công nghệ thông tin ở một công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong trường hợp trên, ai là người tự nguyện thất nghiệp?
A. Anh M.
B. Em trai anh M.
C. Bố anh M.
D. Vợ anh M.
Câu 24. Cho bảng sau:
Sản phẩm |
2020 |
2022 |
|||
Giá cả 1 sản phẩm (VNĐ) |
Sản lượng |
Giá cả 1 sản phẩm (VNĐ) |
Sản lượng |
||
Bánh quy |
5.000 |
3000 |
8000 |
5000 |
|
Tính chỉ số CPI cho năm 2022 so với năm 2020 trên mặt hàng bánh quy.
A. 150%.
B. 180%.
C. 160%.
D. 120%.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Thất nghiệp là gì? Nêu hậu quả của thất nghiệp về mặt kinh tế, xã hội.
Câu 2. (2,5 điểm)
A. (1,0 điểm) Xác định xu hướng tuyển dụng của thị trường trong thông tin sau:
Theo Trang thông tin điện tử Hội đồng lí luận Trung ương, Thị trường lao động – việc làm và quan hệ lao động trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam về thực trạng và một số định hướng chính sách, ngày 10 – 11 – 2021: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Quá trình này tất yếu làm thay đổi tỉ trọng lao động của nền kinh tế Việt Nam. Phương châm của chuyển dịch cơ cấu lao động là phải phù hợp với cơ cấu kinh tế, gần với giải quyết việc làm, nhất là cho những lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề. Năm 2018, lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 37,7%, giảm 24,5% so với năm 2000. Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu, lao động trong khu vực này giảm xuống dưới 20% vào năm 2030 thì đây là một thách thức. Trong khi đó, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 13% tới 26,7% và khu vực dịch vụ tăng từ 24,8% tới 35,6% so với cùng thời kì. Số liệu còn cho thấy đã có sự chuyển dịch của lao động khu vực nông, lâm, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ; đưa tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng lên 26,7%, khu vực dịch vụ lên 35,6%, ở mức cao nhất kể từ năm 2000 đến nay. Cơ cấu lao động Việt Nam đang đứng trước ba tác động lớn có khả năng làm thay đổi căn bản cơ cấu lao động – việc làm và tác động sâu sắc đến chiến lược phát triển bền vững.
B. (1,5 điểm) Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
Hai doanh nghiệp A và B cùng sản xuất bột giặt để bán ra thị trường. Sản phẩm của doanh nghiệp A tiêu thụ rất tốt do được người tiêu dùng ưa chuộng. Để tạo thuận lợi cho việc bán hàng của mình, doanh nghiệp B đã thiết kế bao bì với tên sản phẩm, màu sắc và họa tiết gây nhầm lẫn với sản phẩm của doanh nghiệp A.
– Nhận xét về hành vi cạnh tranh trong trường hợp trên.
– Theo em, việc cạnh tranh như vậy dẫn đến hậu quả gì?
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 11
CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
1. Cạnh tranh, cung – cầu trong nền kinh tế thị trường |
4 |
|
3 |
|
|
0,5 |
2 |
|
9 |
0,5 |
3,75 |
2. Thị trường lao động, việc làm |
3 |
|
3 |
0,5 |
1 |
|
1 |
|
8 |
0,5 |
3,0 |
3. Thất nghiệp, lạm phát |
3 |
1 |
2 |
|
1 |
|
1 |
|
7 |
1 |
3,25 |
Tổng số câu TN/TL |
10 |
1 |
8 |
0,5 |
2 |
0,5 |
4 |
|
8 |
2 |
10,0 |
Điểm số |
2,5 |
1,5 |
2,0 |
1,0 |
0,5 |
1,5 |
1,0 |
|
6,0 |
4,0 |
10,0 |
Tổng số điểm Tỉ lệ |
4,0 điểm 40 % |
3,0 điểm 30 % |
2,0 điểm 20 % |
1,0 điểm 10 % |
10 điểm 100 % |
10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số ý TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TL (số ý) |
TN (số câu) |
TL (số ý) |
TN (số câu) |
|||
1. Cạnh tranh, cung – cầu trong kinh tế thị trường |
Nhận biết |
– Nêu khái niệm cạnh tranh không lành mạnh – Nêu được mục đích của cạnh tranh. – Nêu được khái niệm cung. – Nêu được tác dụng của cung – cầu trong nền kinh tế. |
|
4 |
|
– C1
– C2
– C3 – C4 |
Thông hiểu |
– Xác định xu hướng giá cá hàng hóa khi cung cầu thay đổi – Xác định hành vi thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh. – Xác định xu hướng sản xuất khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao. |
|
3 |
|
– C5
– C6
– C7
|
|
Vận dụng |
– Xử lí tình huống về cạnh tranh. |
1 |
|
C2.b |
|
|
Vận dụng cao |
– Nhận xét về hành vi cạnh tranh trong trường hợp cho trước. – Tìm ra cách thức để bán được nhiều sản phẩm trong trường hợp cho trước. |
|
2 |
|
– C19
– C20 |
|
2. Thị trường lao động, việc làm |
Nhận biết |
– Chỉ ra mối quan hệ giữ thị trường lao động và thị trường việc làm – Nêu được khái niệm việc làm. – Nêu được khái niệm thị trường lao động. |
|
3 |
|
– C8
– C9
– C10 |
Thông hiểu |
– Vai trò của các thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm. – Xác định được phát biểu không đúng về lao động, tuyển dụng, thị trường lao động và việc làm. – Xác định xu hướng tuyển dụng trong thông tin cho trước. |
1 |
3 |
– C2.a |
– C11
– C12
– C13 |
|
Vận dụng |
– Phân tích được mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm trong tình huống cho trước. |
|
1 |
|
C21 |
|
Vận dụng cao |
– Xử lí tình huống. |
|
1 |
|
C22 |
|
3. Thất nghiệp, lạm phát |
Nhận biết |
– Phân loại thất nghiệp căn cứ vào nguồn gốc thất nghiệp. – Nêu được tên gọi đầy đủ của chỉ số CPI. – Nêu được khái niệm thất nghiệp và hậu quả của thất nghiệp đối với xã hội. |
1 |
3 |
– C1 |
– C14 – C15
– C16 |
Thông hiểu |
– Xác định được công thức tính chỉ số CPI. – Xác định được nhận định đúng về thất nghiệp và lạm phát. |
|
2 |
|
– C17
– C18 |
|
Vận dụng |
– Phân tích tình huống và xác định các loại thất nghiệp. |
|
1 |
|
C23 |
|
Vận dụng cao |
– Tính được chỉ số CPI. |
|
1 |
|
C24 |
Đề thi giữa kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 11
PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Để giành giật khách hàng và lợi nhuận, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp bất lương là thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Nguyên nhân của cạnh tranh
B. Mặt tích cực của cạnh tranh.
C. Mặt hạn chế của cạnh tranh
D. Mục đích của cạnh tranh.
Câu 2: Phương án nào dưới đây lí giải nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh?
A. Do nền kinh tế thị trường phát triển
B. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh doanh
C. Do Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phát triển
D. Do quan hệ cung-cầu tác động đến người sản xuất kinh doanh
Câu 3: Trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu có mối quan hệ như thế nào?
A. Tác động lẫn nhau.
B. Chỉ có cầu tác động đến cung.
C. Tồn tại độc lập với nhau.
D. Chỉ có cung tác động đến cầu.
Câu 4: Cung – cầu trên thị trường bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào dưới đây?
A. Người sản xuất
B. Giá cả
C. Hàng hóa
D. Tiền tệ
Câu 5: Lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định được gọi là
A. cung.
B. cầu.
C. giá trị.
D. giá cả.
Câu 6: Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh
A. Không lành mạnh
B. Không bình đẳng
C. Tự do
D. Không đẹp
Câu 7: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là
A. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác
B. Giành uy tín tuyệt đối cho doanh nghiệp mình
C. Gây ảnh hưởng trong xã hội
D. Phục vụ lợi ích xã hộ
Câu 8: Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với nền kinh tế?
A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.
B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.
C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.
Câu 9: Căn cứ vào tính chất, thất nghiệp được chia thành 2 loại hình, là:
A. thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
B. thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp không tự nguyện.
C. thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu.
D. thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kì.
Câu 10: Trong trường hợp dưới đây, nhà nước đã thực hiện chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?
Trường hợp. Thất nghiệp gia tăng làm giảm tiêu dùng xã hội, các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất gây lãng phí nguồn lực sản xuất trong nền kinh tế. Với vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo nhiều việc làm; thu hút lao động qua các chính sách tài khoá; chính sách tiền tệ.
A. Trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp/ người lao động đang tạm thời ngưng việc.
B. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
C. Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ.
D. Hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp.
Câu 11: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1. 000%) được gọi là tình trạng
A. lạm phát vừa phải.
B. lạm phát kinh niên.
C. siêu lạm phát.
D. lạm phát nghiêm trọng.
Câu 12: Trường hợp dưới đây đề cập đến loại hình thất nghiệp nào?
Trường hợp. Do tác động của khủng hoảng kinh tế, hàng hóa sản xuất ra không bán được, công ty X phải thu hẹp sản xuất, khiến nhiều lao động bị mất việc làm.
A. Thất nghiệp cơ cấu.
B. Thất nghiệp chu kì.
C. Thất nghiệp tạm thời.
D. Thất nghiệp tự nguyện.
Câu 13: Các nguyên nhân khách quan có thể gây ra tình trạng thất nghiệp là gì?
A. Do bị kỉ luật bởi công ty đang theo làm
B. Do tình hình kinh doanh của công ty đang theo làm bị thua lỗ đóng cửa
C, Do thiếu kĩ năng chuyên môn, không đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đề ra
D. Do sự không hài lòng với công việc mà mình đang có
Câu 14: Nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc được gọi là
A. thị trường việc làm.
B. thị trường lao động.
C. trung tâm giới thiệu việc làm.
D. trung tâm môi giới việc làm.
Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay?
A. Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế.
B. Xu hướng lao động “phi chính thức” gia tăng.
C. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm.
D. Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.
Câu 16: Trong nền kinh tế thị trường, việc làm
A. tồn tại dưới nhiều hình thức, bị giới hạn về không gian và thời gian.
B. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất và bị giới hạn về không gian.
C. tồn tại dưới nhiều hình thức; không giới hạn về không gian, thời gian.
D. chỉ tồn tại dưới một hình thức duy nhất, không giới hạn về thời gian.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường ở Việt Nam hiện nay?
A. Lao động giản đơn sẽ trở nên yếu thế.
B Xu hướng lao động “phi chính thức” gia tăng.
C. Chuyển dịch nghề nghiệp gắn với kỹ năng mềm.
D. Giảm số lượng lao động trên các nền tảng công nghệ.
Câu 18: Lao động là gì?
A. Lao động là một hoạt động thiết yếu và cốt lõi của con người, có mục đích và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống.
B. Lao động là một hoạt động cần có và cốt lõi của con người, có mục đích và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống
C. Lao động là một hoạt động thiết yếu và cốt lõi của con người, có mục tiêu và ý thức để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và công việc phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống
D. Không có ý nào đúng
Câu 19: Thấy quán ăn của mình ê khách, A có ý định bán thêm một vài món mới, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ khách hàng, đầu tư nơi để xe. . . Đề phù hợp với tính chất của cạnh tranh lành mạnh, nêu là bạn của A, em sẽ:
A. ủng hộ với cách làm A.
B. không thèm quan tâm.
C. khuyên A cứ giữ y như cũ.
D. khuyên A dùng mánh khóe để buôn bán
Câu 20: Do hệ thông máy móc cũ, năng suất thấp nên gia đình H đã đầu tư mua hệ thống máy móc mới, năng suất tăng gấp đôi, nhờ vậy giá thành sản phẩm cũng hạ xuống, bán được nhiều hơn trên thị trường. Vậy, gia đình G đã
A. cạnh tranh không lành mạnh
B. cạnh tranh lành mạnh.
C. chiêu thức trong kinh doanh
D. cạnh tranh tiêu cực.
Câu 21: Thị trường việc làm kết nối cung – cầu lao động trên thị trường thông qua nhiều hình thức, ngoại trừ
A. các phiên giao dịch việc làm.
B. các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm.
C. mở các trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên.
D. thông tin tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Câu 22: Tỷ lệ lạm phát của năm 2011 so với năm 2010 (năm gốc có chỉ số giá là 100) tính theo chỉ số CPI:
A. 6,6%
B. 10,7%
C. 10%
D. Không câu nào đúng.
Câu 23. Nhận định nào sau đây là đúng về khả năng cung ứng lao động và khả năng việc làm?
A. Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng
B. Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động
C. Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng cân bằng về thị trường lao động
D. Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế
Câu 24. Bác A là một thợ thêu thủ công đã lành nghề, các mũi thêu của bác A đều mang trong mình nét nghệ thuật độc đáo. Biết được điểm mạnh của mình bác A đã mở một lớp dạy kèm các bạn thanh thiếu niên trong làng để một phần lưu giữ được nghề truyền thống mặt khác giúp các bạn có thêm được một cái nghề để sau này có thể kiếm sống. Theo em, hành động của bác A có gì đáng quý?
A. Bác A đã giúp cho các bạn nhỏ biết thêm nhiều hơn về nghề thêu của làng
B. Bác A đã làm một hành động giúp các bạn nhỏ trong làng sau này có thêm hành trang vững bước trong thị trường lao động
C. Mục đích của bác A là muốn được mọi người ghi nhận nên việc làm này đã tạo được tiếng vang rất tốt
D. Bác A đã giúp các bạn nhỏ có thể kiếm được tiền nuôi sống gia đình
PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Nêu tác động của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội.
Câu 2. (2,5 điểm)
a. (1,0 điểm) Nhận xét các hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp ở những trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Để cạnh tranh giành thị phần dệt may trên thị trường, doanh nghiệp P đưa ra các biện pháp chủ động, nâng cao năng lực sản xuất và trình độ tay nghề; chuyển hướng sản xuất từ hình thức nhận gia công sang hình thức tự chủ nguồn nguyên liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm. Nhờ sự nỗ lực không ngừng đổi mới, doanh nghiệp P đã nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hoá các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường dệt may.
– Trường hợp 2: Để thu hút khách hàng, ngân hàng D đã phát triển nhiều sản phẩm với chương trình khuyến mãi đa dạng đi kèm để tăng tính cạnh tranh. Nhờ đó, khách hàng nhận được những dịch vụ ngày càng phong phú và chất lượng như: kết nối thanh toán trực tuyến các ví điện tử; chuyển tiền liên ngân hàng 24/7; mua về máy bay; đóng tiền điện, nước, học phí;. .
b. (1,5 điểm) Em hãy quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi
– Số lao động có việc làm theo quý từ năm 2019 – 2021 có biến động như thế nào qua biểu đồ trên?
…………………………………………………………………………………………
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 11
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
1. Cạnh tranh, cung – cầu trong nền kinh tế thị trường |
4 |
|
3 |
0,5 |
|
|
2 |
|
9 |
0,5 |
3,25 |
2. Lạm phát, thất nghiệp |
3 |
1 |
3 |
|
1 |
|
1 |
|
8 |
1 |
3,5 |
3. Thị trường lao động và việc làm |
3 |
|
2 |
|
1 |
0,5 |
1 |
|
7 |
0,5 |
3,25 |
Tổng số câu TN/TL |
10 |
1 |
8 |
0,5 |
2 |
0,5 |
4 |
|
8 |
2 |
10,0 |
Điểm số |
2,5 |
1,5 |
2,0 |
1,0 |
0,5 |
1,5 |
1,0 |
|
6,0 |
4,0 |
10,0 |
Tổng số điểm Tỉ lệ |
4,0 điểm 40 % |
3,0 điểm 30 % |
2,0 điểm 20 % |
1,0 điểm 10 % |
10 điểm 100 % |
10 điểm |
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số ý TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TL (số ý) |
TN (số câu) |
TL (số ý) |
TN (số câu) |
|||
1. Cạnh tranh, cung – cầu trong kinh tế thị trường |
Nhận biết |
– Chỉ ra được mặt hạn chế của cạnh tranh. – Chỉ ra được mối quan hệ của cung – cầu – Nêu được khái niệm của cầu – Nêu được khái niệm cạnh tranh không lành mạnh |
|
4 |
|
– C1
– C3
– C5 – C6 |
Thông hiểu |
– Xác định được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. – Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cung, cầu – Chỉ ra mục đích của cạnh tranh. – Nhận xét các hành vi cạnh tranh trong một số trường hợp. |
1 |
3 |
– C2.a |
– C2
– C4
– C7
|
|
Vận dụng cao |
– Nhận xét hành vi cạnh tranh của một số chủ thể kinh tế. |
|
2 |
|
C19, C20 |
|
2. Lạm phát, thất nghiệp |
Nhận biết |
– Chỉ ra hậu quả của thất nghiệp – Phân loại thất nghiệp. – Chính sách của Nhà nước trong việc điều chỉnh tăng, giảm tỉ lệ thất nghiệp – Trình bày tác động của lạm phát đối với nền kinh tế |
1 |
3 |
– C1 |
– C8
– C9 – C10 |
Thông hiểu |
– Hiểu về siêu lạm phát – Xác định được loại thất nghiệp căn cứ vào nguyên nhân gây thất nghiệp. – Xác định được nguyên nhân khách quan dẫn đến thất nghiệp. |
|
3 |
|
– C11
– C12
– C13 |
|
Vận dụng |
– Phân tích mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm. |
|
1 |
|
C21 |
|
Vận dụng cao |
– Biết cách tính tỉ lệ lạm phát. |
|
1 |
|
C22 |
|
3. Thị trường lao động, việc làm |
Nhận biết |
– Nêu được khái niệm của thị trường việc làm. – Nêu được khái niệm của việc làm – Nêu được khái niệm của lao động. |
|
3 |
|
– C14
– C16
– C18 |
Thông hiểu |
– Nhận định đúng sai về xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường hiện nay. – Hiểu được trách nhiệm của học sinh để tham gia vào thị trường lao động. |
|
2 |
|
– C15
– C17 |
|
Vận dụng |
– Tìm nhận định đúng, sai – Nhận xét về xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động ở Việt Nam và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế qua biểu đồ. |
1 |
1 |
– C2.b |
– C23 |
|
Vận dụng cao |
– Giải quyết tình huống. |
|
1 |
|
C24 |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 GD Kinh tế và Pháp luật 11 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.