Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2024 – 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 5 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 9 (Có đáp án + Ma trận) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2024 – 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 5 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 5 đề giữa kì 1 lớp 9 KNTT, còn giúp các em dễ dàng luyện giải đề thi của 4 môn: Lịch sử – Địa lí, Văn, Mĩ thuật, Công nghệ để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 1 năm 2024 – 2025 sắp tới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
1. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức
1.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Kết nối tri thức
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
(Tóm tắt phần đầu: Nguyễn sinh người Thanh Trì, diện mạo đẹp đẽ, tư chất thông minh, giọng hát ngọt ngào. Chàng sớm mồ cô cha, nhà nghèo nên học hành dang dở, chàng làm nghề chèo đò. Vì say đắm giọng hát và vẻ ưa nhìn của chàng nên cô con gái một nhà giàu họ Trần đã đem lòng yêu mến, sai người hầu đem khăn tay đến tặng, dặn chàng nhờ người mối manh đến hỏi. Nguyễn sinh nhờ mẹ bảo người mối manh đến nhà nàng nhưng bố nàng chê chàng nghèo nên không nhận lời, còn dùng lời lẽ không hay để mắng bà mối. Chàng phẫn chí bỏ đi xa để lập nghiệp; cô gái biết chuyện âm thầm đau khổ chẳng thể giãi bày cùng ai, dần sinh bệnh, hơn một năm sau thì nàng qua đời.)
Trước khi nhắm mắt, nàng dặn cha:
– Trong ngực con chắc có một vật lạ. Sau khi con nhắm mắt, xin cha cho hỏa
táng để xem vật đó là vật gì?
Ông làm theo lời con. Khi lửa thiêu đã lụi, ông thấy trong nắm xương tàn, sót lại một vật, to bằng cái đấu, sắc đỏ như son, không phải ngọc cũng chẳng phải đá, nó trong như gương, búa đập không vỡ. Nhìn kĩ thì thấy trong khối ấy có hình một con đò, trên đò một chàng trai trẻ tuổi đang ngả đầu tựa mái chèo nằm hát. Nhớ lại việc nhân duyên trước kia của con, ông chợt hiểu ra vì chàng lái đò mà con gái ông chết, hối thì không kịp nữa. Ông bèn đóng một chiếc hộp con, cất khối đỏ ấy vào trong, đặt lên giường của con gái.
Nguyễn sinh bỏ nhà lên Cao Bằng làm khách của trấn tướng. Chàng vì hát hay nên được trấn tướng yêu quý. Hơn một năm sau, chàng dần dần có của nả, rồi lại mấy năm nữa tích cóp lại được hơn hai trăm lạng vàng. Chàng nghĩ: “Số vàng này đủ để chi dùng cho việc cưới xin”. Xong, chàng sửa soạn hành trang trở về. Đến nhà, chàng hỏi thăm ngay cô gái nọ. Được nghe tất cả đầu đuôi về nàng, chàng vô cùng đau đớn, vội sắm sửa lễ vật đến điếu nàng. Khi chàng làm lễ xong, bố cô có mời chàng ở lại dùng cơm. Chàng xin ông cho xem vật đã được cất giấu trong hộp con. Ông mở hộp lấy ra đưa chàng. Chàng nâng niu cầm lấy, lòng vô cùng xúc động, hai dòng lệ trào ra nhỏ xuống khối đá đỏ. Bỗng khối đá tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng. Chàng cảm kích mối tình của nàng, thề không lấy ai nữa.
(Trích Chuyện tình ở Thanh Trì, Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh, in trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và tuyển soạn, NXB Giáo dục, 1997, tr 424-426)
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2 (0.5 điểm). Theo đoạn trích, sau khi bố của cô gái không đồng ý mối duyên, chàng trai có phản ứng như thế nào?
Câu 3 (1.0 điểm). Xác định và giải nghĩa từ Hán Việt trong câu sau:
“Trong ngực con chắc có một vật lạ. Sau khi con nhắm mắt, xin cha cho hỏa
táng để xem vật đó là vật gì?”
Câu 4 (0.5 điểm). Nêu chủ đề của văn bản.
Câu 5 (1.0 điểm). Từ câu chuyện tình ở Thanh Trì, em có suy nghĩ gì về khát vọng tình yêu thời phong kiến?
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung ngữ liệu ở phần Đọc – hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của chi tiết: “Chàng nâng niu cầm lấy, lòng vô cùng xúc động, hai dòng lệ trào ra nhỏ xuống khối đá đỏ. Bỗng khối đá tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng.”
Câu 2 (4,0 điểm):
Viết bài văn nghị luận bàn về giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và các gia đình.
1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Kết nối tri thức
A. YÊU CẦU CHUNG
– Giáo viên chấm phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để có sự đánh giá khách quan, hợp lí, tránh đếm ý cho điểm. Cần vân dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách phù hợp; đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có sự sáng tạo và phát triển được năng lực của học sinh.
– Học sinh có nhiều cách triển khai ý khác nhau, miễn là bài viết đáp ứng được hệ thống ý cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn ghi đủ điểm.
– Điểm bài thi lẻ đến 0,25 điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
4,0 |
1 |
– Phương thức biểu đạt chính: Tự sự – Ngôi kể: Ngôi thứ ba. |
0,25 0,25 |
|
2 |
– Theo đoạn trích, sau khi bố của cô gái không đồng ý mối duyên, chàng trai đã phẫn chí bỏ đi xa để lập nghiệp |
0,5 |
|
3 |
– Từ Hán Việt: hỏa táng – Giải nghĩa: Hỏa táng là hình thức mai táng người chết bằng cách thiêu xác để lấy tro cốt đựng trong hũ, bình. |
0,5 0,5 |
|
4 |
– Chủ đề của văn bản: Qua câu chuyện tình yêu bi kịch của chàng trai và cô gái ở Thanh Trì, tác giả Vũ Trinh muốn thể hiện khát vọng tình yêu tự do của lứa đôi thời phong kiến và phê phán sự ngăn cản của gia đình đại diện cho sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội xưa. |
1,0 |
|
5 |
– Suy nghĩ về khát vọng tình yêu trong xã hội phong kiến: + Khát vọng tình yêu là khát vọng chính đáng của con người ở mọi thời. Những đôi lứa sống trong xã hội phong kiến mong muốn tình yêu tự do, muốn vượt lên khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến như “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “môn đăng hộ đối”,… + Tình yêu của nhiều cặp đôi vấp phải những sự ngăn cản, cấm đoán đến từ gia đình, xã hội. + Dù cho bị ngăn cản, nhưng những đôi lứa vẫn dành tình yêu trọn vẹn cho nhau, cái chết cũng không thể chia lìa tình yêu của họ. |
1.0 |
|
II |
|
VIẾT |
6,0 |
1 |
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của em về chi tiết: “Chàng nâng niu cầm lấy, lòng vô cùng xúc động, hai dòng lệ trào ra nhỏ xuống khối đá đỏ. Bỗng khối đá tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng.” |
2.0 |
|
|
a. Yêu cầu về hình thức: – Trình bày đúng hình thức một đoạn văn nghị luận văn học về một chi tiết trong truyện, không tách dòng tùy tiện. – Dung lượng khoảng 200 chữ. – Dùng từ, đặt câu chính xác; lập luận logic thuyết phục; không mắc lỗi chính tả, diễn đạt…. |
0.25 |
|
|
b. Yêu cầu về nội dung: – Bài làm của học sinh có thể triển khai bằng nhiều cách nhưng cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau: *Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích. *Thân đoạn: Cảm nhận về ý nghĩa của chi tiết: + Chi tiết kì ảo, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. + Chi tiết cho thấy nỗi đau đớn của chàng trai trước sự ra đi của cô gái. Giọt nước mắt của chàng trai là giọt nước mắt của sự thấu hiểu, của yêu thương và đau xót vô hạn khi người mình yêu vĩnh viễn ra đi. + Khối đỏ kia tan ra thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi, chảy đầm đìa vào tay áo chàng đem đến liên tưởng cho người đọc về sự hóa giải oan tình, để người ra đi được thanh thản… * Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của chi tiết. |
1.75
|
|
2 2 |
Viết bài văn nghị luận bàn về giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và các gia đình. |
4.0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn Nghị luận về một vấn đề xã hội. Bố cục 3 phần rõ ràng, cân đối, đảm bảo đúng chính tả ngữ pháp, dùng từ đặt câu. |
0,25 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: bàn về giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và các gia đình. |
0,25 |
||
c. Yêu cầu về nội dung: HS có thể làm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: I. Mở bài: – Giới thiệu vấn đề nghị luận. – Nêu ý kiến khái quát về vấn đề. II. Thân bài 1. Giải thích vấn đề: – Rác thải nhựa là các sản phẩm làm từ nhựa không phân hủy hoặc phân hủy rất chậm trong môi trường tự nhiên. Chúng bao gồm túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa, ống hút nhựa, đồ dùng một lần… 2. Phân tích vấn đề * Thực trạng: – Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày Việt Nam thải ra khoảng 28.000 tấn rác thải nhựa, trong đó chỉ có khoảng 10% được tái chế. Phần lớn số còn lại bị chôn lấp hoặc thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất, nước, không khí và đại dương. *Nguyên nhân: – Ý thức người dân: Nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của rác thải nhựa và chưa có thói quen phân loại, xử lý rác đúng cách. – Quản lý lỏng lẻo: Việc quản lý rác thải nhựa ở nhiều nơi còn lỏng lẻo, thiếu các biện pháp chế tài đủ mạnh. – Sản xuất và tiêu dùng tràn lan: Các sản phẩm nhựa được sản xuất và tiêu thụ với số lượng lớn, trong khi các giải pháp thay thế còn hạn chế. * Hậu quả: – Môi trường: Rác thải nhựa gây ô nhiễm đất, nước, không khí, làm mất mỹ quan đô thị và nông thôn, phá hủy hệ sinh thái, đe dọa sự đa dạng sinh học. – Sức khỏe: Các chất độc hại trong nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, dị tật bẩm sinh, rối loạn nội tiết… – Kinh tế: Ô nhiễm rác thải nhựa gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, thủy sản và các ngành kinh tế khác. * Phản đối ý kiến trái chiều: – Một số người cho rằng việc giảm thiểu rác thải nhựa là không cần thiết vì nhựa mang lại nhiều tiện ích và việc thay thế nhựa bằng các vật liệu khác sẽ tốn kém hơn. -> Lợi ích ngắn hạn của nhựa không thể bù đắp cho những tác hại lâu dài mà nó gây ra. Việc đầu tư vào các giải pháp thay thế nhựa là cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững. * Giải pháp: – Nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa: + Tổ chức các buổi sinh hoạt, hội thảo, cuộc thi về môi trường để phổ biến kiến thức về tác hại của rác thải nhựa. + Sử dụng các phương tiện truyền thông như báo tường, trang web của trường, mạng xã hội để chia sẻ thông tin. – Thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần: + Hạn chế sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, hộp xốp, chai nhựa dùng một lần. + Mang theo bình nước cá nhân, hộp cơm, túi vải khi đi học, đi làm, đi chợ. + Sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường như túi giấy, ống hút tre, hộp cơm inox. – Tái sử dụng và tái chế đồ nhựa: + Sử dụng lại chai nhựa, lọ thủy tinh để đựng nước, thực phẩm. + Tái chế vỏ chai nhựa, giấy báo, lon kim loại thành các sản phẩm thủ công, đồ dùng học tập. + Tham gia các hoạt động thu gom và tái chế rác thải nhựa do trường học, địa phương tổ chức. – Trồng cây xanh: + Tham gia các hoạt động trồng cây xanh trong trường học, khu dân cư. + Chăm sóc cây xanh để chúng phát triển tốt, hấp thụ khí CO2 và thải ra O2, góp phần làm sạch không khí và giảm hiệu ứng. *Liên hệ bản thân: – Bản thân em đã từng tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường ở trường và luôn cố gắng áp dụng các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong cuộc sống hàng ngày. Em tin rằng mỗi hành động nhỏ của mình đều có ý nghĩa và góp phần làm cho môi trường sống trở nên xanh, sạch, đẹp hơn. III. Kết bài: – Khẳng định lại vấn đề nghị luận -> Thông điệp. |
0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 |
||
d. Sáng tạo: HS có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ; có cách trình bày, diễn đạt ấn tượng; bài viết sâu sắc. |
0,25 |
1.3. Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Văn 9 KNTT
TT |
Kĩ năng |
Nội dung kiến thức/ Đơn vị kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
||
Biết |
Hiểu |
Vận dụng |
||||
1 |
Đọc |
Truyện truyền kì |
2 |
2 |
1 |
40 |
2 |
Viết |
Viết đoạn văn nghị luận văn học |
1* |
1* |
1* |
20 |
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) |
1* |
1* |
1* |
40 |
||
Tổng |
20% |
40% |
40% |
100 |
||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
100% |
1.4. Bản đặc tả đề kiểm tra Văn 9 KNTT giữa kì 1
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng
|
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện truyền kì |
Nhận biết – Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm văn học; ngôi kể, lời kể, người kể chuyện, nhận biết cốt truyện. – Nhận biết được từ Hán Việt trong câu văn cụ thể. Thông hiểu – Xác định, phân tích ngôi kể, người kể, các chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật … – Tóm tắt các ý chính của một đoạn, nội dung văn bản… – Hiểu được nghĩa của từ Hán Việt trong một văn cảnh cụ thể. Vận dụng – So sánh nhân vật, văn bản,… – Liên hệ văn bản với bản thân, văn bản với bối cảnh,… – Trình bày ý kiến, quan điểm, suy nghĩ, bài học… |
2
|
2
|
1
|
2 |
Viết |
Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận văn học |
Nhận biết – Xác định yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn nghị luận văn học. – Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận trong đoạn văn. – Giới thiệu được nội dung cần bàn và mô tả được những dấu hiệu nghệ thuật trong đoạn ngữ liệu. – Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn nghị luận văn học. Thông hiểu: – Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung, cảm xúc chủ đạo của đoạn ngữ liệu. – Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của ngữ liệu văn học. – Phân tích chủ đề, thông điệp, tình cảm, cảm xúc của người viết, … – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: – Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. – Cảm nhận, đánh giá, liên hệ từ ý nghĩa của ngữ liệu văn học. – Trình bày ý kiến, quan điểm, suy nghĩ, bài học… |
1* |
1* |
1*
|
|
|
Câu 2. Viết bài văn nghị luận xã hội – Bàn về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
|
Nhận biết: – Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận xã hội. – Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. – Giới thiệu được vấn đề nghị luận và mô tả được những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. – Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận xã hội. Thông hiểu: – Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. – Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. – Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. – Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: – Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. – Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. – Trình bày được các giải pháp khả thi và có sức thuyết phục. – Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. – Vận dụng các kĩ năng, thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt. – Thể hiện sâu sắc quan điểm, cá tính trong bài viết về vấn đề xã hội. – Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. |
|
|
|
Tổng điểm |
|
2 |
4 |
4 |
||
Tỉ lệ % |
|
20% |
40% |
40% |
||
Tỉ lệ chung |
|
60% |
40% |
2. Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 9 sách Kết nối tri thức
2.1. Đề thi giữa học kì 1 phân môn Địa lí 9 Kết nối tri thức
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Lựa chọn 1 phương án thích hợp nhất trong các câu sau:
Câu 1. Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Đồng bằng, duyên hải.
B. Miền núi.
C. Hải đảo.
D. Nước ngoài.
Câu 2. Trung du miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc:
A. Tày, Nùng, Dao, Thái, HMông.
B. Tày, Nùng, Ê -đê, Ba Na.
C. Tày, Mường, Gia-rai, Mơ nông.
D. Dao, Nùng, Chăm, Hoa.
Câu 3: Loại cây nào sau đây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta?
A. Cây lương thực.
B. Cây hoa màu.
C. Cây công nghiệp.
D. Cây ăn quả và rau đậu.
Câu 4: Loại rừng nào sau đây cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu?
A. Rừng sản xuất.
B. Rừng đặc dụng.
C. Rừng nguyên sinh.
D. Rừng phòng hộ.
Câu 5: Các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay ven biển,… thuộc loại rừng
A. rừng sản xuất.
B. rừng đặc dụng.
C. rừng nguyên sinh.
D. rừng phòng hộ.
Câu 6: Hoạt động khai thác ở nước ta phát triển mạnh ở đâu?
A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
C. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Câu 7. Hoạt động công nghiệp ở nước ta tập trung nhất ở các vùng:
A. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
D. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 8. Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm ở nước ta phát triển mạnh ở các đô thị
A. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội, Nam Định.
C. Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
D. Hải Phòng, Cần Thơ.
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích điểm phân bố nguồn lợi thuỷ sản nước ta.
Câu 2 (1,0 điểm): Cho bảng sau
SỐ DÂN VÀ TỈ LỆ TĂNG DÂN SỐ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1989-2021
Năm |
1989 |
1999 |
2009 |
2021 |
Số dân (triệu người) |
64,4 |
76,5 |
86,0 |
98,5 |
Tỉ lệ tăng dân số (%) |
2,10 |
1,51 |
1,06 |
0,94 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Dựa vào bảng trên, hãy nhận xét về số dân và tỉ lệ tăng dân số nước ta giai đoạn 1989 – 2021.
Câu 3 (0,5 điểm): Giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh?
2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 phân môn Địa lí 9 Kết nối tri thức
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
A |
A |
A |
D |
C |
B |
A |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu |
Nội dung chính |
Ðiểm |
1 (1,5 điểm) |
Phân tích điểm phân bố nguồn lợi thuỷ sản nước ta: -Nguồn lợi thuỷ sản của nước ta rất phong phú, bao gồm cả thuỷ sản nước ngọt và nước mặn. -Các hệ thống sông có nguồn lợi thuỷ sản dồi dào là hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long. -Vùng biển nước ta có hơn 2.000 loài cá, hàng trăm loài tôm, mực; trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá ngừ đại dương, cá song, tôm hùm,… – Bốn ngư trường trọng điểm của nước ta là Hải Phòng – Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang. Tổng trữ lượng hải sản của Việt Nam khoảng 4 triệu tấn, cho phép khai thác bền vững trung bình khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm. -Nguồn lợi thuỷ sản nội địa và ven bờ biển của nước ta đang bị suy giảm do khai thác quá mức. |
0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 |
2 (1,0 điểm) |
– Nhận xét: + Trong giai đoạn từ 1989 -2021, số dân nước ta có xu hướng tăng (dẫn chứng), + Tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm (dẫn chứng) |
0,5 0,5 |
3 (0,5 điểm) |
Giải thích tại sao cần phát triển công nghiệp xanh: – Công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện với môi trường, sản xuất ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và giúp cho các điều kiện tự nhiên của môi trường tốt hơn. – Phát triển công nghiệp xanh sẽ giúp tái sử dụng các chất thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng, bảo vệ môi trường và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, đảm bảo sức khoẻ của người dân và tạo ra các sản phẩm an toàn, thông qua sử dụng các công nghệ tiên tiến. – Ở Việt Nam, phát triển công nghiệp xanh sẽ giúp giải quyết một số vấn đề trong phát triển công nghiệp hiện nay như: + Giảm thiểu chất thải công nghiệp, qua đó khắc phục và giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường nhờ vận hành chuỗi sản xuất khép kín, tuần hoàn giữa các doanh nghiệp (đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp khác). + Tạo ra sản phẩm công nghiệp chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường thế giới + Tiết kiệm chi phí đầu vào, nhiên liệu, nguyên liệu và năng lượng trong sản xuất. |
0,25 0,25 |
2.3. Ma trận đề thi giữa kì 1 phân môn Địa lí 9 KNTT
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng
|
Vận dụng cao |
||||
TNKQ |
TL |
TL |
TL |
|
|||
1 |
ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM (4 tiết) |
– Thành phần dân tộc – Gia tăng dân số ở các thời kì – Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính – Phân bố dân cư – Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn – Lao động và việc làm – Chất lượng cuộc sống |
2TN |
1TL* |
1TL* |
|
|
2
|
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN (5 tiết) |
– Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản – Sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản – Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh |
4TN |
1TL* |
1 TL* |
|
|
CÔNG NGHIỆP (3 tiết) |
– Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp – Sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu – Vấn đề phát triển công nghiệp xanh |
2TN |
1TL* |
1TL |
|
||
Tổng |
8 câu |
1 câu |
1 câu |
1 câu |
8 TN, 3 TL |
||
Điểm Tỉ lệ % |
2,0 20% |
1,5 15% |
1,0 10% |
0,5 5% |
5,0 50% |
2.4. Bản đặc tả đề kiểm tra phân môn Địa lí 9 KNTT giữa kì 1
TT |
Chủ đề |
Nội dung/ Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng số |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||
Phân môn Địa lí |
||||||||
1 |
ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM |
– Thành phần dân tộc – Gia tăng dân số ở các thời kì – Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính – Phân bố dân cư – Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn – Lao động và việc làm – Chất lượng cuộc sống |
Nhận biết – Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam. Thông hiểu – Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư. – Trình bày được sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn. Vận dụng – Phân tích được vấn đề việc làm ở địa phương. – Vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số. – Đọc bản đồ Dân số Việt Nam để rút ra được đặc điểm phân bố dân cư. –Nhận xét được sự phân hoá thu nhập theo vùng từ bảng số liệu cho trước. |
2TN |
1TL* |
1TL* |
||
2 |
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN |
– Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản – Sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản – Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh |
Nhận biết – Trình bày được sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản. Thông hiểu – Phân tích được một trong các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (các nhân tố tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, nước, sinh vật; các nhân tố kinh tế-xã hội: dân cư và nguồn lao động, thị trường, chính sách, công nghệ, vốn đầu tư). – Phân tích được đặc điểm phân bố tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ sản. – Trình bày được ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh. Vận dụng – Tìm kiếm thông tin, viết báo cáo ngắn về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. |
4TN |
1TL* |
1TL* |
||
3 |
CÔNG NGHIỆP |
– Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp – Sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu – Vấn đề phát triển công nghiệp xanh |
Nhận biết – Trình bày được sự phát triển và phân bố của một trong các ngành công nghiệp chủ yếu: (theo quyết định QĐ 27) – Xác định được trên bản đồ các trung tâm công nghiệp chính. Thông hiểu – Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, chính sách, khoa học-công nghệ, thị trường, vốn đầu tư, nguồn nguyên liệu. Vận dụng cao – Giải thích được tại sao cần phát triển công nghiệp xanh. |
2TN |
1TL |
|||
Số câu/loại câu |
8 câu TN |
1 câu TL |
1 câu TL |
1 câu TL |
11 câu (8TN, 3TL) |
|||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
3. Đề thi giữa kì 1 môn Công nghệ 9 sách Kết nối tri thức
3.1. Đề thi giữa học kì 1 Công nghệ 9 Kết nối tri thức
UBND HUYỆN…. |
ĐỂ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1- NĂM HỌC 2024 – 2025 |
A. Trắc nghiệm: (5,0 đ)
Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy kiểm tra. Ví dụ 1A, 2B,…
Câu 1: Theo em, nghề nghiệp là gì?
A. Là tập hợp những việc làm, nhiệm vụ mà mình thực hiện.
B. Là tập hợp những người có năng lực, tri thức.
C. Là tập hợp các công việc được xã hội công nhận.
D. Là tập hợp những nhu cầu xã hội, mong cầu đáp ứng việc làm.
Câu 2: Nghề nghiệp mang lại ý nghĩa gì cho xã hội?
A. Thu nhập ổn định, bền vững.
B. Môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách.
C. Thỏa mãn đam mê, khát khao.
D. Thúc đẩy phát triển kinh tế, đem lại phồn vinh cho xã hội.
Câu 3: Hình ảnh dưới đây nói về ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ?
A. Kĩ sư tự động hóa.
B. Thợ cơ khí.
C. Kĩ sư điện.
D. Kĩ thuật hệ thống.
Câu 4: Yêu cầu chung về năng lực của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ là
A. có khả năng tự học, tự nghiên cứu, đổi mới sáng tạo; có khả năng học tập ngoại ngữ, tin học.
B. chống chỉ định y học với những người bị có tật khúc xạ về mắt.
C. có tính kỉ luật, ý thức tuân thủ các quy định, quy tắc trong quá trình làm việc; có ý thức bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn lao động.
D. cần cù, chăm chỉ, chịu được áp lực công việc và nhiệm vụ được giao.
Câu 5: Khung cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm các hệ thống giáo dục
A. chính quy và giáo dục thường xuyên.
B. mầm non và giáo dục phổ thông.
C. nghề nghiệp và giáo dục đại học
D. phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Câu 6: Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở học sinh có thể lựa chọn học nghề ở những cơ sở giáo dục nào?
A. Giáo dục đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.
B. Giáo dục đào tạo trình độ cao đẳng, đại học.
C. Giáo dục nghề nghiệp có đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp hoặc các cơ sở giáo dục thường xuyên.
D. Giáo dục nghề nghiệp có đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp, cao đẳng hoặc cơ sở giáo dục đại học.
Câu 7: Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có bao nhiêu hướng đi để lựa chọn?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 8: Vấn đề cơ bản của thị trường lao động hiện nay là?
A. Xu hướng tuyển dụng lao động chưa được đào tạo, thiếu kinh nghiệm.
B. Xu hướng cầu lao động cao hơn cung lao động.
C. Chất lượng lao động còn thấp, phân bổ nguồn lao động không đồng đều.
D. Chất lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao.
Câu 9 (TH): Sau nhiều năm đổi mới đất nước, thị trường Việt Nam đã có những thay đổi như thế nào?
A. Phát triển cả về quy mô và chất lượng, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế.
B. Phát triển về chất lượng lao động, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế.
C. Phát triển về quy mô và chất lượng lao động, từng bước hiện đại, hội nhập quốc tế.
D. Phát triển về quy mô lao động đầu ra, từng bước hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế.
Câu 10: Sự mất cân đối cung – cầu lao động trong lĩnh vực khoa học công nghệ là do đâu?
A. Số lượng cung lao động đáp ứng cầu lao động
B. Chất lượng cung lao động chưa đáp ứng cầu lao động.
C. Lao động phân bố đồng đều ở các khu vực.
D. Cung lao động được đào tạo phù hợp với cầu lao động.
B. Tự luận: (5,0 điểm)
Câu 16. (1,75 điểm) Hãy phân tích những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?
Câu 17. (1 điểm) Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở ,vì lí do cá nhân nên bạn Tuấn không học phổ thông nữa mà muốn theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ nhưng không biết nên học ở đâu. Dựa trên kiến thức đã học em hãy tư vấn cho bạn Tuấn ?
Câu 18 (2,25 điểm)
a. Hiện nay, tình trạng phân bố lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn như thế nào ?
b. Bằng nhiều nguồn thông tin, hãy kể tên 5 ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ có xu hướng phát triển trong thị trường lao động hiện nay? Nhóm ngành kĩ thuật, công nghệ nào có xu hướng phát triển trong thị trường lao động ở địa phương em?
3.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ 9 Kết nối tri thức
A. TRẮC NGHIỆM: 5 điểm (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
D |
B |
A |
A |
C |
B |
C |
A |
B |
B. TỰ LUẬN (5 điểm):
Câu |
Đáp án |
Điểm |
11 1,75đ |
Những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ: – Năng lực: + Có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm, vận dụng được kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. + Có năng lực làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và sáng tạo + Có năng lực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc + Có đủ sức khoẻ đề đảm bảo hoàn thành công việc, không mắc những bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc. – Phẩm chất: + Chấp hành nghiêm kỉ luật lao động, làm việc có trách nhiệm. + Tuân thủ đúng quy định, quy trinh kĩ thuật và an toàn lao động: cần cù, chăm chỉ, cố gắng khắc phục khó khăn đề hoàn thành công việc. + Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển nghề nghiệp. |
1,75 1,0 đ (mỗi ý 0,25)
0,25
0,25 0,25 |
12 1đ |
Bạn Tuấn không học trung học phổ thông thì bạn nên lựa chọn : – Hướng đi1 : Theo học các ngành thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ các trình độ sơ cấp, trung cấp tại các sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo. – Hướng đi 2 : Theo học tại các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên để vừa học chương trình trung học phổ thông kết hợp với học một nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ở trung tập giáo dục thường xuyên. |
0,5 0,5 |
13 2,25 đ |
a. Hiện nay, sự phân bố lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn không đồng đều, lực lượng lao động ở nông thôn cao hơn thành thị. b. 6 ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ,: – Ngành công nghệ sau thu hoạch – Ngành công nghệ kĩ thuật tự động – Ngành cơ khí – Ngành cơ khí – kĩ thuật chế tạo – Ngành cơ khí tự động và robot. – Ngành điện tử – HS dựa vào thực tế tại địa phương để trả lời câu hỏi. ( Học sinh có thể kể các ngành khác) |
0,25 đ 1 đ ( mỗi ngành 0,33đ) 0,5 |
(Lưu ý: Điểm của bài kiểm tra là tổng điểm phần trắc nghiệm + tự luận)
3.3. Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Công nghệ 9 KNTT
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
MÔN: CÔNG NGHỆ, LỚP: 9, THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút
Thời điểm kiểm tra: Tuần 9
– Thời gian làm bài: 45 phút.
– Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận).
– Cấu trúc:
+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 30% Vận dụng.
+ Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm ( mỗi câu 0,5 đ)
+ Phần tự luận: 5,0 điểm
Bài |
1 |
2 |
3 |
Số tiết |
3 |
2 |
3 |
Số điểm |
3,75 |
2,5 |
3,75 |
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
Tổng điểm |
||||||||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||||||||
1 |
I. Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ |
1.1. Nghề nghiệp đối với con người |
2 C1,2 |
2 |
1,0 |
||||||||||||||
1.2. Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ |
2 C3, 4 |
1 C11 |
2 |
1 |
2,75 |
||||||||||||||
2 |
II. Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân |
2.1. Hệ thống giáo dục Việt Nam |
1 C5 |
1 |
0,5 |
||||||||||||||
2.2 Lựa chọn nghề trong hệ thống giáo dục |
1 C6 |
1 |
0,5 |
||||||||||||||||
2.3. Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THCS |
1 C7 |
1 C12 |
1 |
1 |
1,5 |
||||||||||||||
3 |
III. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam |
3.1. Thị trường lao động |
1 C9 |
1 C13a |
1 |
1/2 |
0,75 |
||||||||||||
3.2. Thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ |
1 C8 |
1 C10 |
1/2 C13b |
2 |
1/2 |
3 |
|||||||||||||
Số câu |
8 |
2 |
1 |
2 |
10 |
3 |
|||||||||||||
Điểm số |
4 |
1 |
2 |
3 |
5 |
5 |
|||||||||||||
Tổng số điểm |
4 |
3 |
3 |
5 5 |
10 |
3.4. Bản đặc tả đề kiểm tra Công nghệ 9 KNTT giữa kì 1
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
I |
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP |
||||||
1 |
I. Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ |
1.1. Nghề nghiệp đối với con người |
Nhận biết: Trình bày được khái niệm nghề nghiệp. Trình bày được tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội. Thông hiểu: – Phân tích được ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người. Vận dụng: – Phát biểu được quan điểm cá nhân về lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. |
2 (C1), (C2) |
|||
1.2. Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ |
Nhận biết: – Kể tên được một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. – Trình bày được những đặc điểm của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. – Trình bày được những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Thông hiểu: Phân tích được những đặc điểm của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Phân tích được những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Vận dụng: – Xác định được sự phù hợp của bản thân với ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. |
2 (C3) (C5) |
1(C11) |
||||
2 |
II. Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân |
2.1. Hệ thống giáo dục Việt Nam |
Nhận biết: – Kể tên được những thành tố chính trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Nhận ra được các thời điểm có sự phân luồng trong hệ thống giáo dục. Thông hiểu: Mô tả được cơ cấu hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Giải thích được các thời điểm có sự phân luồng trong hệ thống giáo dục. |
2 (C5) |
|||
2.2. Lựa chọn nghề trong hệ thống giáo dục |
Nhận biết: – Nhận ra được cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục. Thông hiểu: – Giải thích được cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục. |
1(C6) |
|||||
2.3. Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THCS |
Nhận biết: Trình bày được những hướng đi liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THCS. Thông hiểu: Giải thích được những hướng đi liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THCS. Vận dụng: – Tìm hiểu được thông tin về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. |
1 (C7) |
1(C12) |
||||
III. Thị trường lao động kĩ thuật, công nghệ tại Việt Nam |
3.1. Thị trường lao động |
Nhận biết: Trình bày được khái niệm về thị trường lao động. Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường lao động. – Trình bày được vai trò của thị trường lao động trong việc định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Thông hiểu: – Mô tả được những vấn đề cơ bản của thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay. |
1(C9) ½ (C13a) |
||||
3.2. Thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ |
Nhận biết: Trình bày được các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ. Thông hiểu: Phân tích được các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ. Vận dụng: Tìm kiếm được các thông tin về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ. |
1 (C8) |
1(C10) |
½ C13b) |
|||
Tổng |
8 |
3 |
2 |
4. Đề thi giữa kì 1 môn Mĩ thuật 9 sách Kết nối tri thức
4.1. Đề thi giữa học kì 1 Mĩ thuật 9 Kết nối tri thức
PHÒNG GD&ĐT……… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I |
1. Nội dung đề
Câu 1: Em hãy thiết kế một trang phục theo chủ đề sự kiện tự chọn.
Câu 2: Viết một số thông tin giới thiệu về sản phẩm (tên sản phẩm, chất liệu, cách tạo sản phẩm; yếu tố và nguyên lí tạo hình được thể hiện trên sản phẩm…), sản phẩm được sử dụng như thế nào?
2. Yêu cầu:
- Hiểu được cách thức sáng tạo và hình thành ý tưởng thiết kế thời trang.
- Phác thảo và trình bày được ý tưởng thiết kế sản phẩm thời trang.
- Thể hiện được bản vẽ hoặc sản phẩm dạng mô hình.
- Biết trân trọng, phát huy giá trị nghệ thuật dân tộc.
4.2. Hướng dẫn đánh giá và xếp loại giữa kì 1 môn Mĩ thuật 9 KNTT
Phiếu ĐG nội dung KT và hướng dẫn xếp loại theo mức độ ĐG |
1. Có ý tưởng phù hợp với nội dung 2. Tận dụng được vật liệu tái chế để tạo ra các sản phẩm trang trí phù hợp với ý tưởng 3. Các sản phẩm trang trí đẹp 4. Liên hệ ứng dụng sản phẩm vào đời sống thực tiễn 5. Nêu được thông điệp của sản phẩm của mình. |
Xếp loại: – Chưa đạt: HS chỉ đạt được tiêu chí 1, tiêu chí 2 hoặc cả 2 tiêu chí 1 và 2 trong 5 tiêu chí. – Đạt: HS đạt được ít nhất 3 tiêu chí (1, 2, 3); 4 tiêu chí (1, 2, 3, 4) hoặc cả 5 tiêu chí. |
4.3. Bản đặc tả đề kiểm tra Mĩ thuật 9 KNTT giữa kì 1
Mạch nội dung |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Nghệ thuật thời trang |
Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Lựa chọn, kết hợp Yếu tố tạo hình – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, chất cảm, không gian. Nguyên lí tạo hình – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. Thể loại Lựa chọn, kết hợp: – Thiết kế thủ công Hoạt động thực hành và thảo luận Thực hành – Thực hành cách sáng tạo sản phẩm trang trí thời trang. Thảo luận – Trưng bày sản phẩm và chia sẻ ý tưởng về sản phẩm của mình. Thông điệp của sản phẩm. – Nhận xét góp ý về sản phẩm của các bạn. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Văn hoá, xã hội. |
Nhận biết: – Nhận biết được hình thức nghệ thuật trang trí thời trang. Thông hiểu: – Hiểu về bố cục và phương án trình bày sản phẩm. Vận dụng: – Tận dụng vật liệu đa dạng tạo được sản phẩm trang trí thời trang. – Lên ý tưởng thiết kế trang trí thời trang Vận dụng cao: – Phân tích được vai trò của thị hiếu thẩm mĩ với nhu cầu sử dụng sản phẩm thiết kế. |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2024 – 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 5 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 9 (Có đáp án + Ma trận) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.