Bạn đang xem bài viết Bộ đề ôn hè môn Ngữ văn 7 30 Đề ôn tập môn Ngữ văn 7 (Có đáp án + Tự luyện) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bộ đề ôn hè môn Ngữ văn 7 năm 2024 – 2025 được biên soạn gồm 30 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo đề tự luyện. Tài liệu áp dụng cho cả 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống.
TOP 30 đề ôn hè Ngữ văn lớp 7 là tài liệu rất cần thiết cho giáo viên và học sinh trong quá trình ôn tập hè phục vụ học tốt kiến thức Ngữ văn. Đây là tài liệu rất hữu ích giúp các em tự học, tự ôn luyện kiến thức ở nhà. Vậy dưới đây là trọn bộ 30 đề ôn hè môn Ngữ văn 7 năm 2024 – 2025 mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Đề ôn hè môn Ngữ văn 7 – Đề 1
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau:
NGÀY CỦA CHA
Bao nhiêu khổ nhọc cam go
Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!
Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi
Cha như biển rộng, mây trời
Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (0,5 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?
A. Lục bát
B. Thơ sáu chữ
C. Song thất lục bát
D. Thơ tự do
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định các tiếng được gieo vần trong hai câu thơ sau:
“Bao nhiêu khổ nhọc cam go
Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!”
A. cam – gian
B. go – đò
C. gian – nan
D. cam – nan
Câu 3 (0,5 điểm). Hai câu thơ sau đây có cách ngắt nhịp như thế nào?
“Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi”
A. Câu lục 2/2/2; câu bát 2/2/1/3
B. Câu lục 3/3; câu bát 4/4
C. Câu lục 2/2/2; câu bát 4/4
D. Câu lục 3/2/1; câu bát 4/4
Câu 4 (0,5 điểm). Câu thơ: “Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!” muốn nhắc nhở người con điều gì?
A. Phải khắc ghi công ơn của cha suốt đời và sống sao cho trọn đạo hiếu
B. Phải chăm chỉ học tập để cha mẹ vui lòng
C. Phải trân trọng khoảng thời gian bên cha
D. Phải biết giúp đỡ cha mẹ
Câu 5 (0,5 điểm). Trong câu thơ sau: “Cha như biển rộng, mây trời”. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh có tác dụng như thế nào?
A. Miêu tả vẻ đẹp cao lớn của người cha
B. Miêu tả cảnh mây trời biển rộng
C. Tạo sự hoài hòa ngữ âm trong câu thơ
D. Làm nổi bật công lao to lớn của người cha
Câu 6 (0,5 điểm). Chủ đề của đoạn thơ trên là gì?
A. Tình yêu thiên nhiên
B. Tình cha con
C. Tình yêu quê hương đất nước
D. Tình yêu đôi lứa
Câu 7 (0,5 điểm). Tác giả sử dụng từ “Cam go” mang ý nghĩa gì?
A. Những khó khăn, gian khổ, áp lực của cuộc sống mà người ông phải chịu đựng để mang lại cuộc sống tốt đẹp nhất dành cho người cháu.
B. Những khó khăn, gian khổ, áp lực của cuộc sống mà người bà phải chịu đựng để mang lại cuộc sống tốt đẹp nhất dành cho người cháu.
C. Những khó khăn, gian khổ, áp lực của cuộc sống mà người mẹ phải chịu đựng để mang lại cuộc sống tốt đẹp nhất dành cho người con.
D. Những khó khăn, gian khổ, áp lực của cuộc sống mà người cha phải chịu đựng để mang lại cuộc sống tốt đẹp nhất dành cho người con.
Câu 8 (0,5 điểm). Từ “Tiếng” trong hai câu sau thuộc loại từ gì?
– Nhưng chưa một tiếng thở than
– Hai tiếng nữa chúng ta sẽ xuất phát
A. Từ đồng âm
B. Từ đa nghĩa
C. Từ trái nghĩa
D. Từ ghép hợp nghĩa
Câu 9 (1,0 điểm). Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha dành cho con trong đoạn thơ trên?
Câu 10 (1,0 điểm). Qua đoạn thơ trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm)
Hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ mà em yêu thích.
ĐÁP ÁN
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đáp án trắc nghiệm từ câu 01 đến câu 08, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu/ Mã đề | 001 |
1 | A |
2 | B |
3 | C |
4 | A |
5 | D |
6 | B |
7 | D |
8 | A |
Câu 9: (1,0 điểm)
– Học sinh có thể nêu lên cách cảm nhận của bản thân về tình cảm của người cha dành cho con qua bài thơ: “Ngày của cha”.
– Lưu ý: Học sinh cần nêu cách hiểu phù hợp, thuyết phục.
* Gợi ý:
– Thương con, luôn dành cho con những gì tốt đẹp nhất.
– Cha nhận về những khổ nhọc, cam go, những gian nan vất vả chỉ mong con vui khỏe mỗi ngày,…
Câu 10: (1,0 điểm) Học sinh nêu được một bài học phù hợp cho bản thân.
* Gợi ý:
– Yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ.
– Dành thời gian phụ giúp cha mẹ công việc nhà, chia sẽ bớt gánh nặng cho cha mẹ.
– Sống ngay thẳng trở thành người có ích cho xã hội để không phụ công ơn của cha mẹ.
– Cố gắng chăm chỉ học tập để trở thành niềm tự hào cho cha mẹ,…
II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
– Đảm bảo yêu cầu về hình thức của một đoạn văn.
– Trình bày cảm xúc về một bài thơ.
– Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
– Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.
– Viết văn trôi chảy, câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức:
– Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề)
– Thân đoạn: trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
– Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
* Thang điểm:
– Điểm 4,0: Thực hiện tốt các yêu cầu trên.
– Điểm 3,0 < 4,0: Đúng yêu cầu của đề, diễn đạt trôi chảy, đủ ý.
– Điểm 2,0 < 3,0: Đúng yêu cầu của đề, diễn đạt chưa trôi chảy, sai chính tả.
– Điểm 0,25 < 2,0: Nội dung còn sơ sài, bố cục chưa chặt chẽ, diễn đạt còn lủng củng, không rõ ý.
– Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
* Lưu ý: Hướng dẫn chấm chỉ là những gợi ý mang tính định hướng chung, trong quá trình chấm, giám khảo dựa vào bài viết thực tế của học sinh để cho điểm thích hợp, đánh giá được năng lực của các em; khuyến khích những bài làm sáng tạo.
Đề ôn hè môn Ngữ văn 7 – Đề 2
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”.
(Trích “Bàn về đọc sách”, Chu Quang Tiềm)
Câu 1. Văn bản trên thuộc loại văn bản nào?
A. Văn bản biểu cảm
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản tự sự
D. Văn bản thuyết minh
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3. Câu văn: “Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.” có mấy từ Hán Việt?
A. Không có từ Hán Việt nào.
B. Có 01 từ Hán Việt.
C. Có 02 từ Hán Việt.
D. Có 03 từ Hán Việt.
Câu 4. Nội dung chính trong văn bản trên là gì?
A. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại
B. Học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.
C. Ý nghĩa của sách đối với con đường học vấn của mỗi cá nhân và trong việc lưu giữ nền tri thức của nhân loại
D. Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn.
Câu 5. Đoạn văn “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.” sử dụng phép liên kết nào?
A. Phép lặp và phép nối
B. Phép thế và phép nối
C. Phép lặp và phép thế
D. Phép sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng
Câu 6. Từ “học vấn” trong đoạn văn trên được dùng với nghĩa nào?
A. Những thành quả tích lũy, những hiểu biết, tri thức nhờ học tập mà có của mỗi con người.
B. Học tập, rèn luyện, cố gắng mà có
C. Đọc sách, học tập, rèn luyện
D. Nhân ái, có trái tim yêu thương mọi người
Câu 7. Để phân tích làm rõ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn” thì lập luận nào sau đây không phù hợp?
A. Học vấn là thành quả của nhân loại trong quá trình lao động sản xuất và trải nghiệm
B. Học vấn của nhân loại được lưu giữ qua những trang sách và truyền lại cho các thế hệ sau
C. Đọc sách chỉ giúp con người thư giãn, giải trí
D. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân
công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có.
Câu 8. Câu văn nào khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong văn bản trên?
A. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại.
B. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.
C. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.
D. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
Câu 9. Em có đồng ý với quan niệm của tác giả: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại” hay không? Vì sao?
Câu 10. Qua văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Câu | Nội dung | Điểm | |
ĐỌC HIỂU | 6,0 | ||
1 | B | 0,5 | |
2 | D | 0,5 | |
3 | D | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | A | 0,5 | |
7 | C | 0,5 | |
8 | D | 0,5 | |
9 |
HS có thể đồng ý với quan niệm: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại”. HS lí giải được: + Sách là kết tinh văn minh nhân loại, là nơi hội tụ mọi tinh hoa của loài người về mọi lĩnh vực nhân văn và khoa học, đánh dấu những bước đường đi lên của mọi dân tộc, mọi quốc gia trên hành trình qua nhiều thiên niên kỉ. + Sách hội tụ bao kiến thức để mở rộng tầm nhìn, nâng cao trí tuệ, bồi đắp tâm hồn cho mọi thế hệ. ( Mỗi ý đúng được 0,5 điểm ) |
1,0 |
|
10 |
– Hs nêu được: + Đọc sách là việc làm có ích. Học vấn được nuôi dưỡng và lớn lên mỗi ngày giống như người ta trồng và chăm sóc một cái cây. Và sách chính là những chất dinh dưỡng để nuôi lớn mầm cây học vấn. + Bản thân mỗi người qua đó cần hiểu và thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách. Từ đó, có những biện pháp và thái độ đúng đắn đối với việc học sách. Đọc sách cùng với việc phát triển các năng lực khác sẽ tạo nên con người phát triển toàn diện… ( Mỗi ý đúng được 0,5 điểm ) |
1,0 |
|
II |
VIẾT |
4,0 |
|
|
a. Đảm bảo bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần MB, TB, KB. |
0.25 |
|
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về trải nghiệm là sự cần thiết cho giới trẻ hôm nay. |
0.25 |
|
|
c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận. Thân bài: – Giải thích được khái niệm trải nghiệm là gì? (Là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm, tích lũy được nhiều kiến thức và vốn sống) – Bình luận và chứng minh về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của trải nghiệm đối với cuộc sống của con người đặc biệt là tuổi trẻ: + Hiểu biết, kinh nghiệm, có cách nghĩ, cách sống tích cực, biết yêu thương, quan tâm chia sẻ…. + Trải nghiệm giúp bản thân khám phá ra chính mình để có thêm vốn sống, kinh nghiệm,.. từ đó có thể vươn đến thành công. + Giúp con người sáng tạo, biết cách vượt qua khó khăn, có bản lĩnh, nghị lực…(dẫn chứng) ). – Chỉ ra những tác hại của lối sống thụ động, ỷ lại, nhàm chán, vô ích, đắm chìm trong thế giới ảo (game), các tệ nạn… – Bài học rút ra: Vai trò to lớn, cần thiết, có lối sống tích cực, có trải nghiệm để bản thân trưởng thành, sống đẹp… Kết bài: Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận. |
3.0 0,25 0,5 1,0 0,5 0,5 0,25 |
|
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0.25 |
|
|
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. |
0,25 |
……………
Tải file tài liệu để xem thêm trọn bộ đề ôn hè Ngữ văn 7
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề ôn hè môn Ngữ văn 7 30 Đề ôn tập môn Ngữ văn 7 (Có đáp án + Tự luyện) tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.