Bạn đang xem bài viết Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương II môn Hóa học lớp 10 3 Đề kiểm tra 45 phút lớp 10 môn Hóa tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Blogdoanhnghiep.edu.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương II môn Hóa học lớp 10 được chúng tôi tổng hợp chi tiết nhất.
Tài liệu bao gồm 4 đề kiểm tra 45 phút chương 2 môn Hóa học lớp 10. Đây là tài liệu hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nhằm củng cố kiến thức môn Hóa để chuẩn bị tốt kiến thức cho kỳ thi học kì 1 sắp tới. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô giáo có nhiều tư liệu tham khảo ra đề thi. Mời các bạn tải về để xem trọn bộ tài liệu nhé!
Đề kiểm tra 45 phút lớp 10 môn Hóa
Đề bài
Câu 1. Cho nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp s là 7. Cho biết X thuộc nhóm A. Vậy X là
A. Na. B. K.
C. O. D. D.
Câu 2. Nguyên tử của nguyên tố X có số thứ tự là 17 trong bảng tuần hoàn, công thức phân tử của X với oxi và hiđro lần lượt là
A. XO và XH2.
B. X2O7 và XH.
C. X2O và XH.
D. X2O và XH2.
Câu 3. Cho các nguyên tố X (Z=12), (Z=11), M (Z=14), N (Z=13). Tính kim loại được sắp xếp theo tứ tự giảm dần là
A. Y > X > M > N.
B. M > N > Y > X.
C. M > N > X > Y.
D. Y > X > N > M.
Câu 4. Cho các nguyên tố và vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn như sau: 14Si, 16S, 11Na, 12Mg. Dãy được sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazo và tăng tính axit của các oxit là
A. Na2O, MgO, SiO2, SO3.
B. MgO, Na2O, SO3, SiO2.
C. Na2O, MgO, SO3, SiO2.
C. MgO, Na2O, SiO2, SO3.
Câu 5. Nguyên tử các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron
X: 1s22s22p63s23p1;
Y: 1s22s22p63s23p3;
Z: 1s22s22p63s23p64s2.
Các nguyên tố kim loại là
A. X và Z.
B. X và Y.
C. Y và Z.
D. X.
Câu 6. Cho các nhận xét dưới đây:
1. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố X là XH3 thì công thức oxit cao nhất của X có thể là X2O5.
2. Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là PH2 thì cấu hình e của R có thể là 1s22s22p4.
3. Cho cấu hình electron của A là: 1s22s22p63s23p63d104s2. Vậy A thuộc chu kì 4, nhóm IIA.
4. Nguyên tử của nguyên tố X có phân lớp electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p4 nên X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn.
5. Nguyên tử của nguyên tố A có 4 electron ở lớp ngoài cùng nên A là nguyên tố phi kim.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 7. Cation R+ có phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là
A. Ô 19, chu kì 4, nhóm IA.
B. Ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
C. O, chu kì 3, nhóm VIIIA.
C. Ô 19, chu kì 3, nhóm IA.
Câu 8. X thuộc nhóm IVA trong bảng tuần hoàn. Phần trăm khối lượng của X trong hợp chất với hiđro là 75%. Phần trăm khối lượng của X trong công thức oxit cao nhất là
A. 33,7%.
B. 43,7%.
C. 34,8%.
D. 27,3%.
Câu 9. Nguyên tố X có thứ tự là 20, vị trí nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm VIIA.
B. Chu kì 3, nhóm IIA.
C. Chu kì 4, nhóm IIA.
D. Chu kì 4, nhóm IIIA.
Câu 10. Các nguyên tố 12Mg, 13Al, 5B, 6C được sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ âm điện là
A. Mg < B < Al < C.
B. Mg < Al < B < C.
C. B < Mg < Al < C.
D. Al < B < Mg < C.
Câu 11. Hào tan hoàn toàn 3,1g hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào nước thu được 1,12 lít hiđro (đktc). Hai kim loại kiềm đã cho là
A. Li và Na.
B. Na và K.
C. K và Rb.
D. Rb và Cs.
Câu 12. Nhận định nào dưới đây sai khi nói về 3 nguyên tử: 13X, 14Y, 12Z?
A. X, Y, Z cùng thuộc một chu kì trong bảng tuần hoàn.
B. Tính kim loại của X > Y > Z.
C. Độ âm điện của Z < X < Y.
D. X, Z là các nguyên tố kim loại.
Câu 13. Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tử R và hiđro là RH3. Cấu hình electron nào dưới đây phù hợp nhất với nguyên tố R?
A. 1s22s22p1.
B. 1s22s22p5.
C. 1s22s22p3.
D. 1s22s2.
Câu 14. Cho các nguyên tố sau: 17Cl, 6C, 12Mg, 13Al, 16S. Thứ tự các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần hóa trị trong công thức oxit cao nhất là
A. Cl, C, Mg, Al, S.
B. S, Cl, C, Mg, Al.
C. Mg, Al, C, S, Cl.
D. Cl, Mg, Al, C, S.
Câu 15. Hai kim loại X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. Số thứ tự nhóm của X và Y lần lượt là
A. IA và IIA.
B. IIA và IIA.
C. IIA và IVA.
D. IVA và VA.
Câu 16. Cho các nhận định sau
(1) X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm VA. Hợp chất tạo thành giữa X và Y là X5Y2.
(2) Clo thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn nên clo là một nguyên tố phi kim.
(3) Các nguyên tố là kim loại khi số electron lớp ngoài cùng của một nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron (trừ H, He, Be).
(4) Các nguyên tố trong cùng một chu kì có số phân lớp bằng nhau.
(5) Chỉ có một tố có tổng số electron ở phân lớp s bằng 7.
Số nhận định không đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 17. X là nguyên tố thuộc nhóm IIA; Y là nguyên tố thuộc nhóm VIA. Hợp chất X và Y có công thức phân tử là
A. XY2.
B. X3Y.
C. XY.
D. X2Y6.
Câu 18. Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong nguyên tử nguyên tố X là 46, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 2, ô 16, nhóm VA.
B. Chu kì 3, ô 15, nhóm VA.
C. Chu kì 3, ô 16, nhóm VIA.
D. Chu kì 3, ô 17, nhóm VIIA.
Câu 19. Cho cấu hình electron của A là: 1s22s22p63s23p63dx4s2. Giá trị của x để A ở chu kì 4, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là
A. 0.
B. 10.
C. 7.
D. 8.
Câu 20. Cho biết ion M2+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 3d8. Chọn phát biểu đúng trong các câu sau?
A. Điện tích hạt nhân của M và M2+ bằng nhau và bằng 26+.
B. Điện tích hạt nhân của M là 30+ và của M2+ là 28+.
C. Điện tích hạt nhân của M và M2+ bằng nhau và bằng 28+.
D. Điện tích hạt nhân của M là 28+ và của M2+ là 26+.
Câu 21. Cho các nhận định sau đây
(1). Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, hóa trị của các nguyên tố trong công thức oxit cao nhất tằng dần từ 1 đến 7.
(2). Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tố giảm.
(3). Nguyên tử R có Z= 15. Công thức hợp chất khí đối với hiđro và oxit cao nhất của R là: RH3, RO3.
(4). Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loai tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.
(5). Anion X– và cation Y+ có cấu hình e giống nguyên tử Ne khi đó nguyên tử X có nhiều hơn nguyên tử Y là 2 electron.
Số nhận định đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 22. Kẽm là nguyên tố phổ biến thứ 24 trong vỏ Trái Đất. Các loại khoáng chất nặng nhất có xu hướng chứa khoảng 10% sắt và 40 – 50% kẽm. Kẽm là kim loại được sử dụng phổ biến hàng thứ tư sau sắt, nhôm, đồng tính theo lượng sản xuất hàng năm. Kẽm được sử dụng để mạ kim loại, chẳng hạn như thép để chống ăn mòn, trong công nghiệp ô tô, vỏ pin. . . Trong tự nhiên nguyên tử kẽm có năm đồng vị bền nhưng phổ biến hơn cả là 3065Zn và 3066Zn, nguyên tử khối trung bình của kẽm là 65,41. Thành phần phần trăm về số nguyên tử của 2 đồng vị kẽm lần lượt là
A. 41% và 59%.
B. 59% và 41%.
C. 65% và 35%.
D. 65% và 41%.
Câu 23. Cho cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố sau
Z: 1s22s22p63s2. Y: 1s22s22p63s23p6. Z: 1s2. T: 1s22s2.
Các nguyên tố là khí hiếm là
A. Y.
B. Z.
C. Y và Z.
D. Y, Z, T.
Câu 24. Nguyên tử X có cấu hình electron của phân lớp có mức năng lượng cao nhất là 2p4. Chỉ ra nhận định không đúng về nguyên tử X?
A. Trong bảng tuần hoàn, X nằm ở nhóm IIIA.
B. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 6 electron.
C. Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kì 3.
D. Hạt nhân nguyên tử X có 8 proton.
Câu 25. Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là
A. 1s22s22p63s23p1.
B. 1s22s22p63s23p64s2.
C. 1s22s22p63s23p63d104s24p1.
D. 1s22s22p63s23p63d34s2.
Câu 26. Một nguyên tử X tạo ra hợp chất H3X với hiđro và X2O3 với oxi. Biết rằng X có 3 lớp electron. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 14.
B. 15.
C. 13.
D. 12.
Câu 27. Cho độ âm điện của F, O, Cl, S lần lượt là: 3,97; 3,44; 3,16; 2,58. Thứ tự các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự giầm dần của tính phi kim là
A. F, Cl, O, S.
B. F, Cl, S, O.
C. Cl, F, S, O.
D. F, O, Cl, S.
Câu 28. Cho nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s1. Cấu hình electron của ion X+ là
A. 1s22s22p63s23p6.
B. 1s22s22p63s23p43d10.
C. 1s22s22p63s23p43d1.
D. 1s22s22p63s23p43d5.
Câu 29. Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử này là 13. Vậy số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là
A. 7;8.
B. 7;9.
C. 1;2.
D. 5;6.
Câu 30. Electron trong nguyên tử các nguyên tố X được sắp xếp như hình vẽ.
Nhận định nào sai khi nói về nguyên tử của nguyên tố X?
A. X có 3 lớp electron.
B. Điện tích hạt nhân nguyên tử X là 15+.
C. X là một nguyên tố kim loại.
D. Hóa trị của X trong công thức oxit cao nhất là V.
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | A | B | D | A | A |
Câu | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | A | D | C | B |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Đáp án | B | B | C | C | B |
Câu | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | C | B | A | C |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
Đáp án | A | B | A | A | C |
Câu | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | B | D | A | D | C |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề kiểm tra 1 tiết Chương II môn Hóa học lớp 10 3 Đề kiểm tra 45 phút lớp 10 môn Hóa tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.