Bó bột là gì và khi nào cần thực hiện bó bột? Cùng với Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu xem bó bột có những lợi ích gì thông qua bài viết sau nhé!
Khi bạn có vấn đề sức khỏe liên quan đến xương khớp như xương, gân, khớp thì sẽ được các bác sĩ chuyên khoa yêu cầu thực hiện biện pháp bó bột để chữa trị. Vậy phương pháp bó bột là gì và các tác dụng của nó trong việc chữa bệnh là như thế nào. Cùng tìm hiểu với Blogdoanhnghiep.edu.vn nhé.
Tìm hiểu về bó bột
Bó bột là gì?
Bó bột là phương pháp gây bất động các vị trí bị gãy xương, nhằm cố định xương ở đúng vị trí sau khi đã giải phẫu, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục và liên kết giữa các mô mềm với nhau, từ đó giảm thiểu khả năng co thắt của các cơ bắp để tránh gây thêm thương tổn. Tùy vào tình trạng của vết thương mà bác sĩ sẽ quyết định có sử dụng thêm nẹp hay không.
Tuy bệnh nhân sẽ gặp một số bất tiện nhất định trong quá trình vận động khi bó bột, nhưng đây được xem là phương pháp đơn giản và hữu hiệu cao khi trong điều trị gãy xương.
Vật liệu bó bột phổ biến
Thông thường, hai vật liệu được sử dụng phổ biến nhất cho phương pháp bó bột là thạch cao và sợi thủy tinh, trong đó:
- Thạch cao: Về cơ bản, sử dụng thạch cao sẽ tiết kiệm được chi phí và dễ dàng tạo hình hơn so với sợi thủy tinh. Vật liệu này được dùng nhiều nhất để điều trị nắn chỉnh gãy xương, nhược điểm của nó là dễ dàng thấm nước, cồng kềnh và nặng nề.
- Sợi thủy tinh: Đối lập với thạch cao, sợi thủy tinh thường nhẹ, bền và chịu lực tốt, đặc biệt là không thấm nước. Ngoài ra, bên trong còn có một tấm lót bông đệm quanh khu vực tổn thương và một lớp chống thấm đặc biệt.
Các hình thức bó bột
- Máng bột: Đây là hình thức được sử dụng cho các trường hợp bị sưng nề nhiều. Thường sẽ nẹp bột ôm 2/3 chu vi chi thể để không gây chèn ép bột. Tuy nhiên thì khả năng vững chắc của phương pháp này không đạt hiệu quả cao.
- Bột rạch dọc: Nếu bạn gặp tình trạng sưng nề, có thể sử dụng phương pháp này để cải thiện tình trạng sưng và đau ở vị trí bị gãy. Bên cạnh đó, hình thức này cũng được sử dụng cho các trường hợp gãy xương mới mà không lo gây chèn ép lên vị trí bị thương.
- Bột tròn kín: Sử dụng khi tình trạng sưng nề kết thúc, giúp cố định vững chắc phần xương gãy.
- Bột mở cửa sổ: Thường được áp dụng khi gặp tình trạng gãy xương có vết thương hở hoặc gãy xương bị tổn thương phần mềm, giúp người bệnh dễ dàng chăm sóc vết thương mềm khi bó bột.
- Bột Whitmann: Được dùng để bó tại các vị trí ngực, xương chậu và bàn chân, đặc biệt là trường hợp gãy xương đùi.
Tác dụng của bó bột
Bó bột rất hữu ích cho quá trình quá trình hồi phục của xương, giúp xương trở về đúng vị trí, ngoài ra còn một số tác dụng như:
- Cải thiện tình trạng đau
- Giảm thiểu khả năng di lệch thứ phát
- Cố định phần xương gãy, giữ cho xương luôn ở vị trí đúng
- Bảo vệ và thúc đẩy hồi phục các tổn thương mềm kèm theo tình trạng gãy xương.
- Hỗ trợ người bệnh hồi phục khả năng vận động
- Tránh tình trạng tì đè khi cử động tại vị trí bị gãy xương.
Khi nào cần thực hiện bó bột?
Thông thường, tình trạng bó bột được chỉ định cho các trường hợp sau:
- Gãy xương kín: Thường bó bột cho các tình trạng gãy xương bàn tay, bàn chân, cẳng chân.
- Gãy xương ở trẻ em, trừ trường hợp gãy xương lồi cầu
- Các tình trạng ít di lệch hoặc không di lệch
- Chấn thương các vị trí mềm như cổ tay hoặc cổ chân
- Cần làm bất động vị trí trước khi thực hiện phẫu thuật
Cách chăm sóc sau khi bó bột
Sau khi bó bột, có một số điều bạn cần làm để chăm sóc tốt vị trí tổn thương, bao gồm:
- Để yên tĩnh vị trí bị tổn thương khoảng 10-15 phút để bột khô
- Quan sát các tình trạng của da và cơ thể khoảng 1-2 ngày, vì khi thạch cao khô sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể nóng lên
- Hạn chế di chuyển và cử động khu vực bị tổn thương, tránh để nứt vỡ thạch cao ở giai đoạn đầu.
Lưu ý khi bó bột điều trị
Để quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ thì theo ThS. BS Hoàng Văn Ban, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, bạn nên ghi nhớ những lưu ý sau:
- Nhanh chóng tái khám nếu có các dấu hiệu đau buốt, sưng nề ngay vị trí bó bột.
- Vị trí được bó bột cần được kê cao hơn để tránh tình trạng phù nề
- Thực hiện gồng cơ thường xuyên và đúng cách để không bị teo cơ do không vận động trong thời gian dài.
- Chỉ di chuyển sau khi bó bột khoảng 2 ngày để không gây tình trạng nứt, vỡ bột vừa bó.
- Khi tắm rửa hoặc đi vệ sinh, cần bao bọc phần bột trong túi chống thấm để tránh làm hư bột
- Nếu có dấu hiệu ngứa ngáy hoặc côn trùng xâm nhập vào bên trong vùng bột, nên đến thăm khám bác sĩ để được điều trị sớm.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn.
Một số câu hỏi thường gặp
Bó bột có nguy hiểm không?
Thông thường sau khi bó bột, bạn sẽ gặp một số biến chứng như choáng, sốc phản vệ hoặc co thắt khí quản, những hiện tượng này phần lớn đều do thuốc gây ra trong quá trình bó bột.
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp một số tình trạng nghiêm trọng hơn như viêm loét da, đau xương, thần kinh và mạch máu bị tổn thương, rối loạn dinh dưỡng.
Để tránh các trường hợp xấu xảy ra khi bó bột, bạn nên thực hiện theo một số cách sau:
- Thăm khám kỹ lưỡng và tái khám đúng theo lịch hẹn
- Tuân thủ mọi quy định của bác sĩ trước, trong và sau khi bó bột
- Thường xuyên theo dõi vị trí bó bột và trao đổi ngay với bác sĩ nếu có tình trạng bất thường xuất hiện
- Nới bột, phong bế vị trí chi gãy hoặc thực hiện mổ nếu cần thiết
Bó bột sau bao lâu thì tháo?
Điều này còn phụ thuộc vào khả năng phục hồi của mỗi người, ngoài ra còn tùy vào vị trí bị gãy, mức độ gãy và các yếu tố khác.
Thông thường thì những người có sức khỏe tốt, tốc độ hồi phục ở chi trên là 4-8 tuần, chi dưới từ 8-12 tuần. Tuy nhiên, để biết chắc chắn, người bệnh sẽ được thăm khám kỹ lưỡng và thực hiện chụp X-quang để đảm bảo xương lành hẳn.
Bài viết trên là tổng hợp những thông tin về vấn đề bó bột mà Blogdoanhnghiep.edu.vn muốn gửi đến bạn. Mong bài viết sẽ hữu ích và đừng quên theo dõi Blogdoanhnghiep.edu.vn để có thêm nhiều thông tin hay, bổ ích nữa nhé!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Chọn mua băng dán các loại tại Blogdoanhnghiep.edu.vn để sơ cứu trong trường hợp khẩn cấp nhé:
Blogdoanhnghiep.edu.vn