Bạn đang xem bài viết Bí quyết chống say xe cho trẻ tươi vui suốt chuyến đi tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Những dịp lễ Tết bạn thường dẫn bé về quê thăm họ hàng hay đi chơi cùng gia đình. Những chuyến đi trên xe khách, xe du lịch khiến bé dễ say xe và nôn ói trên xe. Như vậy thì thật bất tiện bởi bé sẽ mệt nhoài mỗi khi đến nơi và chẳng thể nào tận hưởng được kỳ nghỉ. Thế nên những cách này sẽ là những phương pháp an toàn giúp chống say xe cho trẻ em.
Tham khảo thêm: Cách bấm huyệt chống say xe hiệu quả, không cần thuốc
Vì sao bé bị say xe?
Những hiện tượng say tàu xe trên các phương tiện giao thông đều có nguyên nhân giống nhau. Khi bạn ngồi trên xe, mắt của bạn hướng về phía trước và truyền thông tin đến não thông báo rằng bạn đang không di chuyển, thế nhưng hệ thống tiền đình trong tai, nơi phụ trách sự cân bằng của cơ thể lại thông báo rằng cơ thể đang di chuyển.
Sự mâu thuẫn thông tin này khiến cho não bị nhầm lẫn và cho rằng cơ thể đang bị độc tố và tiết ra chất để chống lại độc tố này nên xảy ra tình trạng chống mặt, buồn nôn.
Tham khảo: 13 cách chống say xe hiệu quả tức thì, say cỡ nào cũng mau hết
Cách chống say xe cho trẻ em hiệu quả nhất
Chọn vị trí xa đuôi xe
Những vị trí càng xa đuôi xe như phần giữa xe hay gần tài xế ít bị sốc hơn nên khi ngồi các vị trí này trẻ sẽ ít gặp tình trạng say xe nhiều hơn.
Nên đi vào ban đêm
Khi đi xe vào ban đêm, trẻ thường buồn ngủ và ngủ suốt chuyến đi, điều này đồng nghĩa với việc cảm giác say xe cũng chẳng có.
Cho bé dùng gừng
Theo Lương y Đinh Công Bảy cách dùng tốt nhất là cho trẻ ăn mứt gừng, kẹo gừng, hoặc uống một ít nước gừng ấm pha đường. Tuy nhiên, chỉnên dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Thực ra nhóm trẻ dưới 2 tuổi thường không bị ảnh hưởng bởi chuyện say xe nên phụ huynh có thể yên tâm.
Dùng phương pháp bấm huyệt
Nếu bé đã trên 3 tuổi, bạn có thể thực hiện phương pháp bấm huyệt hợp cốc và huyệt nội quan cho bé để giảm cảm giác say xe.
Huyệt hợp cốc nằm ở mu bàn tay, phía trên ngã ba giao nhau giữa xương ngón cái và ngón trỏ một chút.
Huyệt nội quan nằm giữa hai đường gân ở mặt trong cổ tay, cách lằn giao nhau giữa bàn tay với cổ tay khoảng 2 cm ở người lớn, tùy theo tuổi em bé mà lấy vị trí tương ứng.
Cho bé nhìn ngoài cửa sổ
Nguyên nhân chủ yếu của say xe là tín hiệu giữa việc nhìn và hoạt động của cơ thể trái nghịch nhau khiến não bộ không hiểu thông tin sinh ra tình trạng say xe. Vì thế cách tốt nhất đó là bạn hãy cho bé hướng nhìn ra xa ngoài cửa để giúp cơ thể nhận biết rằng đang di chuyển và giảm cảm giác say xe đi.
Có nên dùng thuốc, miếng dán chống say xe cho trẻ?
Chống say xe bằng thuốc hay miếng dán đều rất hiệu quả nhưng với trẻ nhỏ thường sẽ dễ phản ứng với thuốc và dẫn đến tác dụng phụ.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyên rằng với miếng dán chống say tàu xe, thông thường chỉ sử dụng được cho trẻ từ 12 tuổi trở lên và người lớn.
Các loại thuốc chống say xe dạng uống đa phần chỉ phù hợp khi chống say xe ở người lớn. Trẻ em nếu có say xe cũng chỉ nên áp dụng các phương pháp dân gian để khắc phục.
Vì vậy nếu bạn muốn sử dụng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ.
Những ngày lễ nhất là dịp Tết sẽ là khoảng thời gian tuyệt vời để dẫn bé đi chơi cùng gia đình. Thế nhưng tình trạng say xe sẽ làm mất đi bầu không khí vui tươi của chuyến đi vì vậy những cách chống say xe cho trẻ em mình đã nói trên sẽ giúp bé khỏe khoắn, tươi tắn suốt chuyến đi.
Bạn sẽ quan tâm:
>>> Mẹ bầu bị say xe, đây là cách chống say xe rất hiệu quả
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bí quyết chống say xe cho trẻ tươi vui suốt chuyến đi tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.