Thực phẩm chúng ta hấp thụ mỗi ngày đều chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, trong đó có betaine. Vậy thực ra betaine là gì? Lợi ích ra sao và đâu là nguồn thực phẩm giàu betaine? Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu ngay nhé.
Để có sức khỏe cường tráng thì việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh các loại vitamin, khoáng chất quen thuộc như: Sắt, canxi, đồng, kẽm, vitamin A, B, C, D,… thì còn có một thành phần mang tên betaine. Vậy betaine là gì? Và đâu là lợi ích và nguồn thực phẩm giàu betaine? Cùng tìm hiểu ngay thôi nào.
Betaine là gì?
Betaine chính là một chất dẫn xuất của choline. Nghĩa là choline được coi như tiền chất của betaine và góp phần giúp betaine được tổng hợp trong cơ thể. Từ đó, betaine sẽ được tạo ra bằng cách kết hợp giữa choline và axit amin glycine lại với nhau.
Tương tự như các loại vitamin B (gồm folate và vitamin B12), betaine được xem như “nhà tài trợ” methyl hữu hiệu, có thể thay cho choline và methionine để methyl hóa. Điều này đồng nghĩa với việc chúng sẽ hỗ trợ chức năng gan, giải độc cho cơ thể. Đặc biệt, chúng sẽ giúp cơ thể xử lý các chất béo.
Lợi ích của betaine đối với sức khỏe
Theo Jillian Levy – Huấn luyện viên Sức khỏe toàn diện của Viện Dinh dưỡng Tích hợp (Mỹ), betaine mang đến khá nhiều lợi ích cho sức khỏe:
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Các bạn biết không, nồng độ homocysteine cao sẽ là nguy cơ tiềm ẩn gây nên bệnh tim mạch. Và betaine chính là chất có khả năng giảm mức homocysteine bằng cách ngăn chặn sự xơ cứng và tắc nghẽn động mạch. Điều này đồng nghĩa với việc giảm được nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ,… cho con người.
Chống viêm
Betaine được cho là có thể chống viêm, ngăn ngừa nhiều bệnh như: Béo phì, tiểu đường, bệnh Alzheimer,… Bởi trong quá trình chuyển hóa axit amin lưu huỳnh, chúng sẽ chống lại stress oxy hóa, ức chế phản ứng viêm, kiểm soát chuyển hóa năng lượng và giảm thiểu tình trạng chết tế bào.
Cải thiện khối lượng cơ
Trong một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Thể thao Quốc tế vào năm 2013, người tham gia sẽ được bổ sung betaine. Kết quả là sau sáu tuần, họ đã tăng kích thước cơ tay, tăng sức chịu đựng cũng như thực hiện được các bài tập tạ dễ dàng hơn.
Giảm béo
Việc cung cấp betaine có thể thay đổi được cách cơ thể xử lý và phân chia dưỡng chất, dẫn đến khả năng đốt cháy chất béo và giảm mỡ nhanh hơn mà không hề phá vỡ mô cơ hay mất cơ.
Vào năm 2018, một cuộc nghiên cứu đã diễn ra suốt 9 tuần liền ở các nữ vận động viên đại học, 11 người được bổ sung 2,5g betaine/ngày kết hợp cùng chế độ tập luyện thể dục thì sẽ giảm mỡ nhiều hơn hẳn những người còn lại.
Hỗ trợ chức năng gan và giải độc
Một lợi ích khác của betaine chính là giúp hỗ trợ chức năng gan bằng cách giải độc và tiêu hóa chất béo (lipid). Không những thế, chúng còn có khả năng ngăn ngừa tổn thương hệ tiêu hóa cũng như các tổn thương khác nếu cơ thể tiếp xúc với chất độc như: Etanol, cacbon tetraclorua,… ở một số loại thuốc và thuốc trừ sâu.
Hỗ trợ tiêu hóa
Betaine có thể được dùng để tạo ra chất bổ sung betaine hydrochloride (betaine HCl). Đây là chất làm nồng độ axit clohydric trong dạ dày tăng lên, giúp phân hủy thức ăn và lấy chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Ở đối tượng có axit dạ dày thấp, betaine có thể giúp giảm đau các vấn đề do hệ tiêu hóa gây ra.
Ngoài ra, khi sử dụng betaine HCl trước bữa ăn còn có thể thúc đẩy phản ứng tiêu hóa lành mạnh và có lợi cho sức khỏe đường ruột, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Giảm đau và sưng tấy
Betaine được đánh giá là có lợi cho người bị đau nhức cơ bắp. Bởi khi được bổ sung betaine, nồng độ axit lactate (liên quan đến mệt mỏi cơ bắp) sẽ thấp hơn sau khi tập thể dục. Do đó, những ai thực hiện bài tập thể dục cường độ mạnh hay người có triệu chứng đau nhức về mô cơ và khớp có thể sử dụng betaine nhé.
Phục hồi tổn thương gan do nghiện rượu
Betaine còn được dùng để trị tổn thương gan do rượu gây ra. Bởi chúng có khả năng cải thiện việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ đáng kể bằng cách hỗ trợ gan xử lý và loại bỏ chất béo ra khỏi cơ thể.
Hỗ trợ sức khỏe làn da
Không những tốt cho sức khỏe, betaine còn có lợi cho cả làn da đấy. Chúng được đánh giá là có thể ngăn ngừa lão hóa nhất định như ngăn ngừa nếp nhăn. Ngoài ra, betaine còn có thể giữ ẩm cho da nhờ hoạt động tựa như một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Từ đó, giúp bảo vệ kết cấu da, đồng thời làm dịu da khi bị kích ứng và khô.
Những thực phẩm chứa nhiều betaine
Theo Jillian Levy, dưới đây là một số loại thực phẩm chứa nhiều betaine mà bạn có thể tham khảo:
– 1/4 chén cám lúa mì chưa nấu chín (khoảng 15g): 200mg betaine.
– 1 cốc diêm mạch nấu chín (khoảng 40g) hoặc 1/4 cốc chưa nấu chín (khoảng 10g): 178mg betaine.
– 1 cốc củ cải đường (khoảng 40g): 175mg betaine.
– 1 chén rau bina nấu chín (khoảng 60g): 160mg betaine.
– 1 chén củ dền nấu chín (khoảng 60g) hoặc 1/2 chén chưa nấu chín (khoảng 30g): 130mg betaine.
– 1 cốc hạt lúa mạch đen nấu chín (khoảng 40g) hoặc 1/2 cốc chưa nấu chín (khoảng 20g): 123mg betaine.
– 1 cốc hạt lúa mì Kamut nấu chín (khoảng 40g) hoặc 1/2 cốc chưa nấu chín (khoảng 20g): 105mg betaine.
– 1 cốc hạt bulgur nấu chín (khoảng 40g) hoặc 1/2 cốc chưa nấu chín (khoảng 20g): 76mg betaine.
– 1 củ khoai lang vừa: 39mg betaine.
– 1 miếng ức gà tây nấu chín: 30mg betaine.
– 62g thịt bê: 29mg betaine.
– 62g thịt bò nấu chín: 28mg betaine.
Khi bổ sung betaine, bạn cũng nên lưu ý:
– Hiện nay, chưa có lượng betaine được khuyến nghị sử dụng hàng ngày. Bởi mỗi người sẽ cần một lượng khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân. Nhưng liều lượng thường được cho an toàn là khoảng 650 – 2000 miligam betaine/ngày.
– Đối với người bị bệnh tim, bệnh gan, đau nhức cơ, tiểu đường hay muốn dùng betaine để giảm mỡ, tăng cơ,… thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định liều lượng phù hợp.
– Nếu ai đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào về bệnh gan, bệnh tim, sỏi thận,… cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng betaine.
– Thai phụ, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, trẻ sơ sinh,… không nên dùng chất bổ sung betaine một cách tùy tiện, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước nhé.
– Ngoài ra, có một vài tác dụng phụ nhẹ được báo cáo khi sử dụng betaine như: Tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn. Nếu không may gặp trường hợp này bạn cần đi thăm khám sức khỏe ngay nhé.
Nguồn: hellobacsi.com
Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn đã biết betaine là gì, lợi ích và nguồn thực phẩm giàu betaine rồi nhé. Dù betaine đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng khi sử dụng, bạn cũng nên lưu ý để tránh gây nên ảnh hưởng không mong muốn nha.
Kinh nghiệm hay Blogdoanhnghiep.edu.vn