Bạn đang xem bài viết Bệnh sán chó có lây không, lây qua đường nào? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bệnh sán chó là một trong những bệnh lý có thể xảy ra ở tất cả mọi người, đặc biệt là ở trẻ em và người thường xuyên tiếp xúc với chó mèo. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu bệnh giun sán có lây hay không, lây qua đường nào dưới bài viết này nhé!
Bệnh sán chó là gì?
Bệnh sán chó hay còn được gọi với cái tên là bệnh kén sán chó, nang sán chó, sán chó dây,… Bệnh này do một loại giun tròn có tên là giun đũa chó mèo do một loại ký sinh trùng sán dây thuộc giống Echinococcus, có tên gọi Toxocara canis (toxocara cati) gây ra.
Loại sán này phát triển trong cơ thể chó, mèo hoặc những vật nuôi trong nhà. Khi giun đẻ trứng, trứng sẽ theo phân ra ngoài bên môi trường và hóa thành phôi từ 1 – 2 tuần.
Nếu vô tình nuốt phải trứng thì bạn hoặc những người thân trong nhà sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Triệu chứng của bệnh sán chó thường không rõ ràng, thời gian đầu khó nhận biết và không có biểu hiện triệu chứng cụ thể.
Bệnh sán chó có lây không?
Lây từ động vật sang người
Sán chó có thể lây trực tiếp từ chó sang người thông qua tiếp xúc, do vô tình nuốt phải sán chó. Khi trong gia đình phát hiện người mắc bệnh, thì các thành viên khác trong nhà cần tiến hành các xét nghiệm bệnh để chữa trị kịp thời.[1]
Không lây từ người sang người
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người lầm tưởng bệnh sán chó lây từ người sang người. Điều này hoàn toàn không phải.Thực tế, sán chỉ lây từ vật nuôi nhiễm bệnh sang người.
Tuy chưa có ca ghi nhận dị tật thai nhi nào khi bị nhiễm ký sinh trùng sán chó nhưng người mắc bệnh có tỷ lệ sảy thai cao. Do đó, các mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi, thăm khám và điều trị hình sức khỏe. Bệnh này cũng không hề lây nhiễm qua đường nước bọt hay quan hệ tình dục.
Bệnh sán chó lây qua đường nào?
Bệnh sán chó lây qua các con đường như từ động vật sang người, qua con đường ăn uống (thực phẩm có chứa trứng sán, ăn phải trứng sán) hay vô tình tiếp xúc với trứng sán,…
Vòng đời của sán dải chó, sán trưởng thành sống trong ruột non. Khi những đốt sán già có chứa trứng sán đứt ra thành từng đốt nhỏ. Chúng sẽ tự động bò ra ngoài qua đường hậu môn hoặc theo phân chất thải của chó bệnh ra ngoài môi trường.
Mỗi đốt sán già chứa 2 cơ quan chức năng sinh dục đực và cái và hai lỗ sinh dục đều nằm 2 bên của đốt sán. Trong đốt trứng sán có bọc trứng, mỗi bọc chứa khoảng 15 – 25 trứng. Các trứng có dạng hình tròn, dính chùm lại với nhau tạo thành một bọc trứng.
- Khi các đốt sán bị tiêu hủy hoặc co bóp thì trứng được phóng thích ra ngoài, bám vào lông chó hay quanh vùng hậu môn. Chó thường có thói quen liếm hậu môn, rồi liếm lông, điều này vô tình bám vào cơ thể con người hay các vật dụng xung quanh chúng đụng, trứng sán cũng theo đó mà bị phát tán khắp nơi.
- Hoặc khi các loài bọ chét, ve ký sinh trên chó nuốt phải trứng sán dải chó vào ruột thì phôi sán bắt đầu phát triển thành nang ấu trùng có đuôi. Sau 3 tuần, bọ chét ra khỏi nhộng thì các nang ấu trùng sán này có khả năng gây nhiễm ra bên ngoài.
- Con người vô tình chạm vào trứng sán trong lúc chơi đùa với vật nuôi, hoặc tay dính phải trứng sán,… rồi nuốt vào bụng.
- Đặc biệt đối với trẻ em nuốt trứng có chứa ấu trùng trong thực phẩm, nước, rau hoặc do bàn tay vệ sinh không kỹnhiễm ấu trùng, nhất là những người có móng tay dài rất khó vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng sán chó cư ngụ. Đây cũng là con đường lan truyền bệnh.[2]
Giai đoạn khi người bệnh vô tình ăn phải trứng sán:
- Khi trứng sán xâm nhập được vào cơ thể người, nếu chúng không bị thực bào tiêu diệt, các trứng sẽ bắt đầu phát triển thành nang sán.
- Khi các nang sán vỡ ra, hàng triệu đầu sán non sẽ theo máu di chuyển đến khắp các vị trí cơ quan trong cơ thể. Nang ấu trùng có đuôi có thể phát triển trong ruột người dạng sán trưởng thành trong vòng 20 ngày.
Cách phòng, ngừa bệnh sán chó
Để phòng ngừa bệnh sán chó bạn cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:
- Ăn chín uống sôi.
- Rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc gần với chó, mèo.
- Nên đưa chó, mèo và các vật nuôi trong nhà thăm khám, xổ giun định kỳ.
- Tiến hành điều trị triệt để khi phát hiện vật nuôi của mình bị nhiễm sán.
- Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
Xem thêm: Cách phòng bệnh sán dây lợn bạn nên biết
Hy vọng qua bài viết trên đã cung thêm cho bạn những thông tin hữu hiệu về bệnh sán chó, bệnh sán chó có lây hay không? Chia sẻ bài viết nhiều hơn để những người thân xung quanh cùng đọc và phòng tránh lây nhiễm bệnh nhé!
Nguồn: Vcahospitals, Mayoclinic.
Nguồn tham khảo
-
Tapeworm Infection in Dogs
https://vcahospitals.com/know-your-pet/tapeworm-infection-in-dogs
-
Tapeworm infection
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tapeworm/symptoms-causes/syc-20378174
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bệnh sán chó có lây không, lây qua đường nào? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.