Bạn đang xem bài viết Bài tập trắc nghiệm khách quan phần biểu đồ Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Địa tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài tập trắc nghiệm khách quan phần biểu đồ gồm 41 câu, giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm, quan trọng nhất của môn Địa lí để ôn thi THPT Quốc gia 2024 hiệu quả hơn.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí phần biểu đồ, với các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao, giúp các em luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm thật thành thạo. Ngoài ra, có thể tham khảo 1090 câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 12. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Bài tập trắc nghiệm khách quan phần biểu đồ
Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | Tây Nguyên | Đông Nam Bộ |
Dân số(nghìn người) | 18208 | 4869 | 12068 |
Diện tích(Km²) | 14863 | 54660 | 23608 |
Trả lời từ câu 1 đến câu 4:
Câu 1. Mật độ dân số theo thứ tự giảm dần là:
A. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên
B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng
D. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
Câu 2. Mật độ dân số là:
A. Tích giữa số dân và diện tích
B. Thương giữa số dân và diện tích
C. Tổng giữa số dân và diện tích
D. Thương giữa diện tích và số dân
Câu 3. Vùng có mật độ dân cư thấp là do nhân tố:
A. Trình độ kinh tế, tình chất các hoạt động kinh tế
B. Đặc điểm dân cư và đô thị hóa
C. Đất đai – địa hình
D. Tất cả ý trên đúng
Câu 4. Phương hướng hiệu quả nhất cho vùng có mật độ dân cư thấp là:
A. Phân bố lại dân cư và lao động
B. Nâng cao trình độ tay nghề
C. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo
D. Xuất khẩu lao động
Cho bảng số liệu sau:
Tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở nước ta giai đoạn 1979 – 2006 (‰)
Năm | 1979 | 1989 | 1999 | 2006 |
Tỉ suất sinh | 32. 2 | 31. 3 | 23. 6 | 19. 0 |
Tỉ suất tử | 7. 2 | 8. 4 | 7. 3 | 5. 0 |
Trả lời từ câu 5 đến câu 9:
Câu 5. Biểu đồ thích hợp nhất cho bảng số liệu trên là:
A. Biểu đồ kết hợp
B. Biểu đồ tròn
C. Biểu đồ cột
D. Biểu đồ đường
Câu 6. Nhận xét nào sai trong các nhận xét sau:
A. Tỉ suất sinh và tỉ suất tử đều giảm
B. Tỉ suất sinh giảm nhanh hơn tỉ suất tử
C. Gia tăng dân số tự nhiên đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn cao (trên 1%)
D. Gia tăng dân số tự nhiên không có sự khác nhiều nhau giữa các giai đoạn
Câu 7. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (‰) được tính bằng:
A. Tích giữ tỉ suất sinh và tỉ suất tử
B. Hiệu giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử
C. Hiệu giữa tỉ suất tử và tỉ suất sinh
D. Thương giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử
Câu 8. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta đã giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng, vì:
A. Mỗi năm nước ta có hơn 1 triệu lao động bổ sung
B. Quy mô dân số nước ta lớn
C. Tỉ lệ trẻ sinh ra nhiều
D. Câu B + C đúng
Câu 9. Số trẻ em sinh ra mặc dù đã giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao, điều này đã:
A. Tạo nguồn nhân lực dồi dào cho đất nước
B. Là gánh nặng cho gia đình và xã hội trong việc giáo dục, nuôi dạy
C. Là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp hoặc không có việc làm ổn định
D. Tất cả đều đúng
Cho bảng số liệu sau:
Mật độ dân số một số vùng nước ta, năm 2006 (đơn vị: người/km²)
Vùng | Mật độ | Vùng | Mật độ |
Đồng bằng sông Hồng | 1225 | Duyên hải Nam Trung Bộ | 200 |
Đông Bắc | 148 | Tây Nguyên | 89 |
Tây Bắc | 69 | Đông Nam Bộ | 551 |
Bắc Trung Bộ | 207 | Đồng bằng sông Cửu Long | 429 |
Trả lời từ câu 10 đến câu 13
Câu 10. Biểu đồ thích hợp nhất là:
A. Đường biểu diễn
B. Hình cột đôi
C. Miền
D. Hình cột đơn
Câu 11. Nhận xét nào đúng trong các nhận xét sau:
A. Mật độ dân số đồng bằng sông Hồng gấp 2,9 lần mật độ đồng bằng sông Cửu Long
B. Mật độ dân số Tây Nguyên thấp hơn đồng bằng sông Hồng là 14,8 lần
C. Đồng bằng tập trung ¼ dân số, vùng núi tập trung ¾ dân số.
D. Câu A + B đúng.
Câu 12. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất nước do:
A. Lịch sử khai thác khá sớm, dân đông,
B. Phương thức sản xuất thô sơ, truyền thống
C. Có nghề trồng lúa nước phát triển, trình độ thâm canh, vị trí địa lí,. . .
D. Tất cả ý trên đúng.
Câu 13. Hậu quả lớn nhất của phân bố dân cư không hợp lí là:
A. Gây lãng phí nguồn lao động
B. Khai thác tài nguyên sẽ gặp khó khăn
C. Vấn đề môi trường, dịch bệnh,. . . phát sinh
D. Gây khó khăn cho phát triển kinh tế
Cho bảng số liệu sau:
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990 – 2006
Năm | Dân số thành thị (triệu người) | Tỉ lệ dân số thành thị trong dân số cả nước (%) |
1990 | 12. 9 | 19. 5 |
1995 | 14. 9 | 20. 8 |
2000 | 18. 8 | 24. 2 |
2005 | 22. 3 | 26. 9 |
2006 | 22. 8 | 27. 1 |
Trả lời từ câu 14 đến câu 19:
Câu 14. Biểu đồ thích hợp nhất cho bảng số liệu trên là:
A. Biểu đồ đường kết hợp
B. Biểu đồ cột đôi
C. Biểu đồ cột ngang
D. Biểu đồ cột đơn (hai trục tung)
Câu 15. Số dân thành thì từ 1990 đến 2006 ở nước ta:
A. Có xu hướng tăng nhanh
B. Có xu hướng tăng nhưng chậm
C. Chiếm tỉ lệ cao hơn dân số nông thôn
D. Câu B + C đúng
Câu 16. Tỉ lệ dân số thành thị trong dân số cả nước (%) ở nước ta:
A. Tăng nhanh hơn số dân thành thị
B. Tăng chậm hơn số dân thành thị
C. Có xu hướng tăng nhưng còn chậm
D. Câu B + C đúng
Câu 17. Dân số thành thị và tỉ lệ dân số thành thị trong dân số của cả nước tăng do:
(1). Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa
(2). Mở rộng địa giới hành chính và nâng cấp các đô thị
(3). Nhiều đô thị mới được thành lập
(4). Dân số thành thị có xu hướng chuyển xuống nông thôn
(5). Quy mô dân số ở thành thị tăng
Số nhận định đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 18. Dân số thành thị năm 2005 chiếm (%):
A. 20. 1
B. 25. 0
C. 79. 9
D. 75. 0
Câu 19. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 2005 (%):
A. 5. 3
B. 4. 5
C. 9. 3
D. 2. 1
Cho bảng số liệu sau:
GDP bình quân đầu người/tháng phân theo thành thị, nông thôn và theo vùng, năm 2004
Các vùng | GDP bình quân đầu người /tháng (nghìn đồng) |
Cả nước | 484. 4 |
1. Theo thành thị và nông thôn – Thành thị – Nông thôn |
815. 4 378. 1 |
2. Theo vùng – Đông Bắc – Tây Bắc – Đồng bằng sông Hồng – Bắc Trung Bộ – Duyên hải Nam trung Bộ – Tây Nguyên – Đông Nam Bộ – Đồng bằng sông Cửu Long |
379. 9 265. 7 488. 2 317. 1 414. 9 390. 2 833. 0 471. 1 |
Trả lời từ câu 20 đến câu 24:
Câu 20. Nhận xét nào đúng?
A. Thành thị có mức thu nhập cao gấp hơn 2. 1 lần so với nông thôn
B. Nông thôn có mức thu nhập thấp do trình độ thấp
C. Câu A + B đúng
D. Câu A + B sai
Câu 21. Đông Nam Bộ có mức thu nhập cao nhất nước vì:
A. Là vùng đặc biệt quan trọng của đất nước
B. Công nghiệp phát triển mạnh
C. Nền kinh tế phát triển mạnh nhất nước
D. Tất cả đều đúng
Câu 22. Vùng có mức thu nhập GDP đứng thứ hai là:
A. Bắc Trung Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Duyên hải Nam trung Bộ
D. Đông Bắc
Câu 23. Xóa đói giảm nghèo cần được giải quyết vì:
A. Đảm bảo công bằng xã hội
B. Đảm bảo phát triển nguồn lực con người
C. Góp phần phát triển bền vững xã hội và môi trường
D. Tất cả ý trên
Câu 24. Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta thấp do:
(1). Dân số chủ yếu nông thôn
(2). Dân số nước ta thuộc loại đông
(3). Thời tiết, thiên tai thất thường ở các vùng khó khăn
(4). Tình trạng nghèo chiếm tỉ lệ khá cao.
(5). Chịu ảnh hưởng của chiến tranh và các tệ nạn xã hội.
Số nhận định sai là:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của một số vùng năm 2000 (%)
Loại đất | Đồng bằng sông Hồng | Đồng bằng sông Cửu Long |
Đất trồng cây hằng năm | 84. 2 | 75. 0 |
Đất vườn tạp | 5. 8 | 3. 9 |
Đất trồng cây lâu năm | 2. 5 | 13. 4 |
Đất cỏ dùng cho chăn nuôi | 0. 2 | 0. 0 |
Đất có mặt nước nuôi thủy sản | 7. 3 | 7. 7 |
Trả lời từ câu 25 đến câu 27:
Câu 25. Biểu đồ thích hợp nhất cho bảng số liệu trên là:
A. Biểu đồ trònBiểu đồ cột đôi
B. Biểu đồ miền
C. Biểu đồ cột đơn (hai trục tung)
Câu 26. Sự giống nhau trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở hai vùng là:
A. Cơ cấu đa dạng
B. Diện tích cây trồng hằng năm chiếm tỉ lệ khá lớn
C. Đều có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng nhỏ
D. Tất cả đều đúng
Câu 27. Đất trồng cây lâu năm ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn do:
A. Đây là vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất nước
B. Là vùng có truyền thống trồng lúa nên diện tích đất khá lớn
C. Là vùng lúa trọng điểm của cả nước
D. Câu A + C đúng
Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ của ba địa điểm (Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh)
Địa điểm |
Nhiệt độ trung bình năm (°C) |
Nhiệt độ trung bình tháng lạnh (°C) |
Nhiệt độ trung bình tháng nóng (°C) |
Biên độ nhiệt trung bình năm (°C) |
Biên độ nhiệt độ tuyệt đối (°C) |
Hà Nội Vĩ độ 21°01’B |
23,5 |
16,4 (T1) |
28,9 (T. 7) |
12,5 |
40,1 |
Huế vĩ độ 16°24′ B |
25,2 |
19,7 (T. I) |
29,4 (T. 7) |
9,7 |
32,5 |
TP. Hồ Chí Minh vĩ độ 10°49’B |
27,1 |
28,5 (T. 12) |
28,9 (T. 4) |
3,1 |
26,2 |
Trả lời từ câu 28 đến câu 31
Câu 28. Nhiệt độ trung bình năm theo thứ tự tăng là:
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế
B. Huế, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
C. Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh
D. TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội
Câu 29. Biên độ nhiệt trung bình năm cao nhất:
A. Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh
B. TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội
C. Huế, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
D. Hà Nộiz TP. Hồ Chí Minh, Huế
Câu 30. Cho các nhận xét sau:
(1). Nhiệt độ trung bình tháng nóng ở Huế cao nhất
(2). Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam
(3). Nhiệt độ trung bình tháng lạnh giảm dần từ Nam ra Bắc
(4). Biên độ nhiệt độ tuyệt đối giảm dần từ Bắc vào Nam Nhận xét đúng là:
A. (1), (2) và (4)
B. (1) và (3)
C. (2), (3) và (4)
D. (1), (2), (3), (4)
Câu 31. Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi nhiệt theo vĩ độ là:
A. Góc nhập xạ tăng dần từ Bắc vào Nam
B. Miền bắc có mùa đông lạnh nên nhiệt độ hạ thấp nhiều hơn so với miền Nam
C. Dãy núi Bạch Mã ngăn cản sự hoạt động của gió mùa đông Bắc đến với miền Nam
D. Tất cả ý trên đúng
Dựa vào bảng số liệu sau:
Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm
Địa điểm | Lượng mưa (mm) | Lượng bốc hơi (mm) | Cân bằng ẩm (mm) |
Hà Nội | 1676 | 989 | + 687 |
Huế | 2868 | 1000 | + 1868 |
TP. Hồ Chí Minh | 1931 | 1686 | + 245 |
Trả lời từ câu 32 đến câu 37:
Câu 32. Lượng mưa có sự thay đổi từ Bắc vào Nam:
A. Huế có lượng mưa lớn nhất, tiếp theo là TP. Hồ Chí Minh, sau cùng là Hà Nội
B. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam, do Huế là bức chắn tự nhiên
C. Lượng mưa không ổn định, Huế có lượng mưa cao nhất.
D. Câu A + C đúng
Câu 33. Cân bằng ẩm là (mm):
A. Tích giữa lượng mưa và lượng bốc hơi
B. Hiệu giữa lượng mưa và lượng bốc hơi
C. Hiệu giữa lượng bốc hơi và lượng mưa
D. Thương giữa lượng mưa và lượng bốc hơi
Câu 34. Huế có lượng mưa cao nhất do:
A. Mùa thu đông có sự hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến
B. Dãy Bạch Mã chắn các luồng gió thổi theo hướng Đông Bắc
C. Câu A + B đúng
D. Câu A + B sai
Câu 35. TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội do:
A. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam
B. Gió mùa đông Bắc từ biển thổi vào cuối mùa đông
C. Hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến
D. Câu A + C đúng
Câu 36. Huế có lượng cân bằng ẩm cao nhất là vì:
A. Mưa nhiều và hầu như quanh năm
B. Lượng bốc hơi nhỏ
C. Câu A + B đúng
D. Câu A + B sai
Câu 37. Hà Nội có lượng mưa ít nhất do:
A. Ít chịu tác động của gió mùa Đông Bắc
B. Lượng bốc hơi cao
C. Câu A + B đúng
D. Câu A + B sai
Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, năm 1990 và 2005 (nghìn ha)
Năm |
Cây công nghiệp hằng năm |
Cây công nghiệp lâu năm |
1990 |
542,0 |
657,3 |
2005 |
861,5 |
1633,6 |
Trả lời từ câu 38 đến câu 41:
Câu 38. Biểu đồ thích hợp nhất cho bảng số liệu trên là:
A. Biểu đồ tròn
B. Biểu đồ cột đôi
C. Biểu đồ cột chồng
D. Biểu đồ cột ngang
. . . . . . .
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bài tập trắc nghiệm khách quan phần biểu đồ Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2024 môn Địa tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.