Bạn đang xem bài viết Bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 Bài tập ôn hè môn Toán, tiếng Việt lớp 5 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 năm 2024 gồm 155 trang, tổng hợp các dạng bài tập quan trọng, trọng tâm nhất, giúp các em học sinh nắm chắc các dạng bài tập Toán, Tiếng Việt, củng cố kiến thức của mình thật tốt dịp nghỉ hè 2024, để tự tin bước vào lớp 6 năm 2024 – 2025.
Bài tập ôn hè môn Toán, Tiếng Việt lớp 5 lên lớp 6 mang tới các dạng bài tập về số tự nhiên, phân số, hỗn số, số thập phân, luyện từ và câu, chính tả, tập làm văn, còn giúp thầy cô tham khảo để giao bài ôn tập cho học sinh của mình trong dịp nghỉ hè 2024. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm bài tập hè môn Tiếng Anh lớp 5. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Bài tập ôn hè môn Toán lớp 5
I. ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Bài 1: Đọc các số tự nhiên sau: 30 567, 975 294, 5 263 908, 268 360 357 và nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số trên.
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm để có:
a) Ba số tự nhiên liên tiếp:
256;257;……… ……..; 158;……… …….;…….;2010
b) Ba số chẵn liên tiếp:
68;….;72 786;………;…….. ……..;……;306
c) Ba số lẻ liên tiếp:
25;27;….. ……;1999;…….. 205;…….;…….
Bài 3: Sắp xếp các số sau theo thứ tự:
a) Từ bé đến lớn: 2846, 4682, 2864, 8246, 4862.
b) Từ lớn đến bé: 4756, 5476, 5467, 7645, 6754.
Bài 4: Điền dấu thích hợp (>,<,=) vào chỗ chấm:
a) 5789……56689 68400…….684100
b) 6500 :10…..650 53796…….53800.
c) ……..;……;306
Bài 5: Điền chữ số thích hợp vào ô trống để được:
a) ☐45 chia hết cho 3.
b) 1☐6 chia hết cho 9.
c) 82☐ chia hết cho 2 và 5.
d) 46☐ chia hết cho 3 và 2.
II. ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ, HỖN SỐ, PHÂN SỐ THẬP PHÂN
1. Phân số:
1.1. Khái niệm phân số:
1.1. a_ Lý thuyết:
+) Lấy VD về phân số?
1.1.b_ Bài tập:
Bài 1: Viết phân số chỉ số phần đã lấy đi:
a) Một cái bánh chia làm 9 phần bằng nhau, đã bán hết 2 phần.
b) Một thúng trứng được chia thành 5 phần bằng nhau, đã bán hết 4 phần.
Bài 2: Đọc các phân số sau và chỉ ra tử số, mẫu số của từng phân số:
Bài tập
Bài 1: Viết phân số chỉ số phần đã lấy đi:
a) Một cái bánh chia làm 9 phần bằng nhau, đã bán hết 2 phần.
b) Một thúng trứng được chia thành 5 phần bằng nhau, đã bán hết 4 phần.
Bài 2: Đọc các phân số sau và chỉ ra tử số, mẫu số của từng phân số:
….
Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 5
I. Cấu tạo từ
Bài 1: Tìm từ trong các câu sau:
– Nụ hoa xanh màu ngọc bích.
– Đồng lúa rộng mênh mông.
– Tổ quốc ta vô cùng tươi đẹp.
Đáp án: Từ 2 tiếng: ngọc bích, đồng lúa, mênh mông, tổ quốc, vô cùng, tươi đẹp.
Bài 2: Tìm các từ phức trong các kết hợp được in đậm dưới đây:
Vườn nhà em có rất nhiều loài hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài… Màu sắc của hoa cũng thật phong phú: hoa hồng, hoa vàng, hoa trắng…
Bài 3: Chép lại đoạn thơ sau rồi gạch 1 gạch dưới các từ phức:
Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao.
Đáp án: Từ phức: non sông, gấm vóc, biết bao.
Bài 4: Chỉ ra từng từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau:
Ơi quyển vở mới tinh
Em viết cho thật đẹp
Chữ đẹp là tính nết
Của những người trò ngoan.
Đáp án: Từ phức: quyển vở, mới tinh, tính nết.
Bài 5: Dùng gạch (/) tách từng từ trong các câu sau:
Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng, cái đầu tròn và 2 con mắt long lanh như thuỷ tinh… Bốn cánh chú khẽ rung rung như còn đang phân vân.
Đáp án: Từ phức: giấy bóng, long lanh, thuỷ tinh, rung rung, phân vân.
Bài 6:
Gạch 1 gạch dọc giữa 2 từ đứng cạnh nhau trong đoạn văn sau:
Trời nắng chang chang. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại, rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ chờ tay người đến bẻ mang về.
* Đáp án: Từ phức: chang chang, tu hú, gần xa, ran ran, xơ xác, cỏ may, quắt lại, rủ xuống, bắp ngô, tay người
– Lưu ý: kết hợp lá ngô, hoa ngô, bắp ngô có cấu trúc gần như giống nhau nhưng bắp ngô có cấu trúc chặt chẽ hơn nên ta xếp vào nhóm từ phức.
Bài 7:
Gạch 1 gạch dưới những từ 2 tiếng trong đoạn văn sau:
Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi và gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc và toả ngát hương thơm.
* Đáp án: Từ 2 tiếng: quảng trường, Ba Đình, lịch sử, uy nghi, gần gũi, khắp miền, đất nước, tụ hội, đâm chồi, phô sắc, toả ngát, hương thơm.
– Lưu ý: khắp miền cũng có thể xếp vào nhóm 2 từ đơn
Bài 8:
Dùng (/) tách các từ trong đoạn văn sau:
Giữa vườn lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, có một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm, cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát voà nhau như còn chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát.
* Đáp án: Từ phức: vườn lá, xum xuê, xanh mướt, ướt đẫm, sương đêm, bông hoa, rập rờn, đỏ thắm, cánh hoa, mịn màng, khum khum, ngập ngừng, đoá hoa , toả hương, thơm ngát
– Lưu ý: sương đêm, cánh hoa, toả hương cũng có thể tách ra làm 2 từ.
Bài 9:
Dùng (/) tách từng từ trong đoạn văn sau:
Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè quanh những mái nhà cao thấp. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên những bãi soi dài nổi lên ở giữa sông, những con giang, con sếu cao gần bằng người, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xoá…
* Đáp án: Từ phức: Mùa xuân, buổi chiều, hửng ấm, chim én, đằng xa, lượn vòng, bến đò, đuổi nhau, xập xè, mái nhà, mưa phùn, người ta, bãi soi, nổi lên, theo nhau, lững thững, thấp thoáng, bụi mưa, trắng xoá.
Bài 10:
Tìm các từ đơn và từ phức trong các câu văn sau:
a) Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ.
b) Mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức bốc lên.
c) Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới,… Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.
* Đáp án: Từ phức:
a) Việt Nam, muôn ngàn, cây lá, khác nhau, thân thuộc, tre nứa, Đồng Nai, Việt Bắc, ngút ngàn, Điện Biên Phủ.
b) Mùa xuân, mong ước, Đầu tiên, hoa hồng, hoa huệ, sức nức, bốc lên.
c) mùa xuân, xôn xao, phơi phới, hạt mưa, bé nhỏ, mềm mại, nhảy nhót.
II. Cấu tạo từ phức
Bài 1: Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:
a) Các từ ghép:
– mềm …..
– xinh…..
– khoẻ…..
– mong….
– nhớ…..
– buồn…..
b) Các từ láy:
– mềm…..
– xinh…..
– khoẻ…….
– mong…..
– nhớ…..
– buồn…..
Bài 2: Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:
a) T.G.T.H
– nhỏ…..
– lạnh…..
– vui…..
– xanh…
b) T.G.P.L
– nhỏ…..
– lạnh…..
– vui…..
– xanh…
c) Từ láy
– nhỏ…..
– lạnh…..
– vui…..
– xanh…
Bài 3: Hãy xếp các từ sau vào 3 nhóm: T.G.P.L ; T.G.T.H ; Từ láy:
Thật thà, bạn bè, bạn đường, chăm chỉ, gắn bó, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn học, khó khăn, học hỏi, thành thật, bao bọc, quanh co, nhỏ nhẹ.
* Đáp án:
– T.G.T.H: gắn bó, giúp đỡ, học hỏi, thành thật, bao bọc, nhỏ nhẹ.
– T.G.P.L: bạn đường, bạn học.
-Từ láy: thật thà, chăm chỉ, ngoan ngoãn, khó khăn, quanh co.
– Lưu ý: từ bạn bè cũng có thể xếp vào nhóm từ ghép tổng hợp nhưng cần lí giải nghĩa tiếng bè trong bè đảng, bè phái
Bài 4: Phân các từ phức dưới đây thành 2 loại: T.G.T.H và T.G.P.L:
Bạn học, bạn hữu, bạn đường, bạn đời, anh em, anh cả, em út, chị dâu, anh rể, anh chị, ruột thịt, hoà thuận, thương yêu.
Bài 5: Cho những kết hợp sau:
Vui mừng, nụ hoa, đi đứng, cong queo, vui lòng, san sẻ, giúp việc, chợ búa, ồn ào, uống nước, xe đạp, thằn lằn, tia lửa, nước uống, học hành, ăn ở, tươi cười.
Hãy xếp các kết hợp trên vào từng nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân loại, từ láy, kết hợp 2 từ đơn.
* Đáp án:
– T.G.T.H: Vui mừng, đi đứng, san sẻ, chợ búa, học hành, ăn ở, tươi cười.
– T.G.P.L: Vui lòng, giúp việc, xe đạp, tia lửa, nước uống.
– Từ láy: cong queo, ồn ào, thằn lằn.
– Kết hợp 2 từ đơn: nụ hoa, uống nước.
Bài 6:
“Tổ quốc” là 1 từ ghép gốc Hán (từ Hán Việt). Em hãy:
– Tìm 4 từ ghép trong đó có tiếng “tổ”.
– Tìm 4 từ ghép trong đó có tiếng “quốc’’.
Bài 7:
Tìm 5 từ láy để miêu tả bước đi, dáng đứng của người. Đặt câu với mỗi từ tìm được.
Bài 8:
Em hãy tìm:
– 3 thành ngữ nói về việc học tập.
– 3 thành ngữ (tục ngữ) nói về tình cảm gia đình.
Bài 9:
Tìm các từ tượng hình, tượng thanh thích hợp điền vào chỗ trống :
– hang sâu …. – cười… -rộng….
– vực sâu…. – nói… – dài….
– cánh đồng rộng…. – gáy… – cao….
– con đường rộng… – thổi…. – thấp…
Bài 10:
Tìm 4 từ ghép có tiếng “thơm’’ đứng trước, chỉ mức độ thơm khác nhau của hoa, Phân biệt nghĩa của các từ này.
* Đáp án: V.D: – Thơm lừng : Mùi thơm toả ra mạnh và rộng.
– Thơm ngát: Mùi thơm dễ chịu, lan toả ra xa.
– Thơm nức: Thơm sực lên, toả hương nồng khắp mọi nơi.
– Thơm thoang thoảng: Thoảng nhẹ qua, chỉ đủ cảm nhận được.
….
Tải file định dạng Doc hoặc PDF để tham khảo toàn bộ bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 Bài tập ôn hè môn Toán, tiếng Việt lớp 5 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.