Ashtanga yoga là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Ashtanga yoga. Tất cả được giải đáp trong bài viết này, hãy tham khảo với Bách hoá XANH nhé!
Ashtanga yoga là loại hình yoga có thể sẽ khá quen thuộc với nhiều người tập yoga. Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu rõ hơn về Ashtanga yoga là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Ashtanga yoga nhé!
Tìm hiểu về Ashtanga Yoga
Ashtanga Yoga là gì?
Ashtanga Yoga còn được gọi là Patanjali yoga hay Raja yoga – là loại hình yoga nổi tiếng và lâu đời nhất tại Ấn Độ. Trong tiếng Phạn, Ashtanga Yoga được hiểu là:
- Asht: Số 8
- Anga: Chỉ cơ thể con người
Từ đó ta có thể hiểu đơn giản Ashtanga Yoga bao gồm 8 mục đích mà loại hình này muốn cơ thể con người hướng đến.
Nguồn gốc của Ashtanga Yoga
Theo nhiều ghi chép ghi lại, Ashtanga yoga được bắt nguồn từ Guru Rama Mohan Brahmachari – người đàn ông sống trong hang động trên dãy núi Himalaya, Manasarovar (Tây Tạng) vào những năm 1900. Trong thời gian này, ông đã nghĩ ra gần hơn 700 tư thế yoga dựa trên phương pháp yoga cổ xưa – Yoga Korunta.
Ông Brahmachari có 1 người học trò tên là Sri Tirumalai Krishnamacharya, người này đã lên Tây Tạng và học cùng ông trong 7 năm, từ đó tích luỹ những kiến thức cũng như các giáo lý về yoga, sau đó Krishnamacharya đã trở về Ấn Độ và truyền dạy những bài học yoga của thầy mình cho mọi người nơi đây.
Sau đó, Krishnamacharya cũng có 1 người học trò Pattabhi Jois theo học và góp phần truyền bá loại hình Ashtanga yoga cho các thế hệ sau này, rồi dần dần trở nên phổ biến và trở thành 1 trong những loại hình yoga phổ biến ở phương Tây được nhiều người theo học.
Tham khảo thêm: 5 bài tập yoga tốt cho phổi, giảm căng thẳng hiệu quả
Ý nghĩa của bài tập Ashtanga yoga
Như đã đề cập ở trên, Ashtanga yoga gồm 8 mục đích hay còn được hiểu là 8 ý nghĩa bài tập, cụ thể:
Điều khiển (Yama)
Mục đích đầu tiên của Ashtanga yoga đó chính là yêu cầu về phẩm chất đạo đức từ bên trong của con người bao gồm:
- Satya: Sống chân thật, chân thành.
- Asteya: Không tham lam trộm cắp những thứ không thuộc về mình.
- Brahmacharya: Sống điều độ.
- Aparigraha: Không đầu cơ tích trữ.
Quy tắc ứng xử (Niyama)
Quy tắc ứng xử của Ashtanga yoga liên quan tới tâm bên trong của con người. Khi tâm tĩnh lại thì mới thực hiện và cảm nhận được từng nhịp thở của động tác yoga. Vì thế, Ashtanga yoga đòi hỏi người tập phải:
- Tâm hồn trong sạch.
- Tinh thần thoải mái, thư giãn, không vướng bận chuyện bên ngoài.
- Sống nhiệt tình, tích cực.
- Tapas: Thái độ kỷ luật.
- Svadhyaya: Trau dồi, tự học.
- Ishvara Pranidhana: Đầu hàng thần thánh.
Tư thế yoga (Asana)
Tư thế Ashtanga yoga đúng và chuẩn xác khi tập mang lại cho cơ thể người tập:
- Cơ thể dẻo dai, linh hoạt, săn chắc và khỏe mạnh.
- Tinh thần thoải mái, thư giãn, không còn áp lực mệt mỏi và căng thẳng.
Kiểm soát hơi thở nhịp nhàng (Pranayama)
Kiểm soát hơi thở nhịp nhàng là một trong những yếu tố quan trọng khi luyện tập yoga. Hơi thở đều đặn và đúng nhịp sẽ giúp bạn tập lâu hơn và không bị đuối sức khi tập.
Kiểm soát cảm xúc của bản thân (Pratyahara)
Khi cảm xúc bản thân không được vui hay tiêu cực sẽ tác động tới bản thân lúc luyện tập yoga, vì thế, việc kiểm soát cảm xúc là điều nên được chú trọng.
Tập trung vào luyện tập (Dharana)
Để luyện tập Ashtanga yoga đúng và đem lại những công dụng tốt cho sức khoẻ, thì bạn phải luôn tập trung vào luyện tập mà không bị phân tâm những chuyện bên ngoài.
Thiền định (Dhyana)
Thiền định được xem giai đoạn cao nhất của sự tập trung. Ashtanga yoga sẽ hướng bạn tới việc tập trung hoàn toàn cho việc tập yoga mà không bị ảnh hưởng những chuyện khác.
Trạng thái phúc lạc (Samadhi)
Trạng thái phúc lạc là trạng thái đỉnh cao người tập đạt được khi luyện tập Ashtanga yoga. Khi đạt tới trạng thái này, cơ thể và các giác quan bạn sẽ như lạc trong vô thức, nhưng tâm trí của bạn thì vẫn nhận thức được sự việc và tỉnh táo.
Các bài tập trong Ashtanga Yoga là gì?
Ashtanga Vinyasa
Ashtanga Vinyasa sẽ tạo ra nhiệt bên trong cơ thể, giúp cơ thể được kéo căng và ổn định tim mạch bằng cách luyện thở sâu. Bài tập Ashtanga Vinyasa gồm:
- Tư thế Chaturanga Dandasana: Thở vào (Tư thế trượng bốn chi).
- Tư thế Urdhva Mukha Svanasana: Hít vào (Tư thế chó quay mặt lên trên).
- Tư thế Adho Mukha Svanasana: Thở ra (Tư thế chó quay mặt xuống).
Thiền định Ujjayi Pranayama
“Prana” trong tiếng Phạn mang nghĩa là năng lượng tạo ra lực và “Yama” nghĩa là kiểm soát, ta có thể hiểu đơn giản là kiểm soát, tập trung năng lượng để sinh ra lực (sức mạnh) cho phổi và cơ hoành. Ujjayi Pranayama là bài tập được dùng trong toàn bộ các bài thực hành của Ashtanga yoga. Cách thực hành thiền định Ujjayi Pranayama gồm:
- Hóp phần sau cổ họng lại và hít đều vào bằng mũi để tạo ra âm thanh.
- Dừng lại sau khi đã hít vào đủ.
- Giữ cho cổ họng co lại và thở đều ra bằng mũi.
- Dừng lại sau khi đã thở ra hết cỡ.Lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi cơ thể và tâm trí cảm thấy thư giãn.
Bộ bài tập cơ bản
Ashtanga yoga cơ bản được xem như yoga trị liệu. Bài tập này sẽ loại bỏ các vấn đề về thể chất. Bài tập này sẽ chủ yếu giúp nâng cao sức mạnh và giúp thư giãn, đồng thời làm khởi điểm cho những bài tập nâng cao về sau.
- Đầu tiên, thực hiện các tư thế trong chuỗi yoga chào mặt trời.
- Tiếp đến, thực hiện 1 tập hợp các tư thế đứng. Ashtanga yoga gồm các tư thế gập người về phía trước, xoay người và giữ thăng bằng.
- Kế đến, thực hiện 1 loạt các tư thế ngồi nhiều tư thế như ngồi gập người về phía trước, mở hông và vặn người.
- Sau đó là các tư thế vặn xoắn lưng (Twists yoga poses)
- Và cuối cùng là các tư thế mở rộng phần hông (Hip openers yoga poses) như tư thế người cưỡi ngựa (low lunge), tư thế con thằn lằn (lizard pose), tư thế chim bồ câu,…
Bộ bài tập trung cấp
Bộ bài tập trung cấp được gọi là Nadi Shodhana, nadisnày sẽ giúp năng lượng chạy khắp trong cơ thể, giúp thanh lọc cơ thể và cải thiện tinh thần, gồm các bài tập như:
- Bắt đầu bằng các tư thế của bài cơ bản.
- Tiếp theo là tư thế gập lưng.
- Kế đến là tập cân bằng cơ thể trên cánh tay. Bao gồm các tư thế con quạ (crow pose), tư thế con quạ nghiêng từng bên (side crow pose) hay tư thế con đom đóm (Firefly Pose).
- Sau đó, tiếp tục đổi sang tư thế đảo ngược người, chẳng hạn như tư thế cái cày, tư thế bánh xe hoặc tư thế con bọ cạp,…
- Cuối cùng là hoàn thiện tương tự như bài cơ bản.
Bộ bài tập nâng cao
Bộ bài tập nâng cao nâng cao được gọi là Sthira Bhaga. “Sthira” là ổn định và “bhaga ”là rạng rỡ. Khi ghép lại, ta có thể hiểu Ashtanga yoga nâng cao sẽ giúp tạo ra sức mạnh từ nội tâm cũng như lòng trắc ẩn để giúp cơ thể khoẻ mạnh và tỉnh thức.
Ashtanga yoga nâng cao có hơn 100 tư thế yoga, sau đây là 1 số ví dụ:
- Các tư thế mở rộng hông ở mức độ nâng cao (Deep hip openers), bao gồm: Tư thế lưỡi liềm (Crescent Lunge), tư thế con thằn lằn xoay người (Lizard Lunge Twist).
- Tư thế cân bằng cơ thể bằng tay mức độ nâng cao (Advanced arm balances), như tư thế vượt rào (Eka Pada Koundinyasana I), tư thế thân cây của voi (Elephant’s Trunk Pose).
- Các tư thế xoắn sâu và liên kết (Deep twists and binds).
- Các tư thế gập lưng sâu (Deep backbends).
Tác dụng của Ashtanga Yoga
Ashtanga yoga có những tác dụng tuyệt vời như:
Tăng cường sức bền, sự dẻo dai cho cơ thể
- Sau 1 thời gian luyện tập các động tác yoga, cơ thể sẽ dần quen và trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn.
- Bên cạnh đó, việc luyện tập hàng ngày cũng sẽ giúp sức bền cơ thể được nâng cao.
Cải thiện vóc dáng
- Yoga có những bài tập kéo giãn cơ, vặn người và ép người tạo hình, từ đó sẽ giúp các nhóm cơ bắp được săn chắc hơn, đồng thời sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn.
- Bên cạnh đó, luyện tập yoga sẽ giúp đánh tan mỡ nhờ vào việc giải phóng năng lượng.
- Việc ra mồ hôi trong lúc luyện tập cũng sẽ giúp đào thải bớt những độc tố bên trong cơ thể.
Giải tỏa căng thẳng, lo âu
- Ashtanga yoga giúp đầu óc được thư giãn, nhẹ nhàng và giải toả stress.
- Với việc để đầu óc luôn thư giãn thì sẽ góp phần làm chậm lại quá trình lão hoá.
Trên đây là những thông tin về Ashtanga yoga là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Ashtanga yoga mà Bách hoá XANH gửi đến bạn. Hi vọng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn nhé!
Nguồn: Chuyên trang healthline
Blogdoanhnghiep.edu.vn