Bạn đang xem bài viết Ăn nhiều kẹo, nước ngọt có gây rối loạn tăng động, giảm chú ý ở trẻ? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Rối loạn tăng động, giảm chú ý (hay ADHD) là một căn bệnh khá phổ biến ở nhiều trẻ em hiện nay. Vậy ADHD là gì? Trẻ bị ADHD nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm nào và nên bổ sung những chất dinh dưỡng nào? Cùng đi tìm giải đáp cho những vấn đề này qua bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn nhé!
Tìm hiểu về rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD)
Theo chuyên trang trí thức trẻ, rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) là tình trạng thần kinh phát triển rối loạn, liên quan đến sự hiếu động thái quá, không tập trung và bốc đồng cảm xúc. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.
Các nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên rối loạn tăng động và giảm chú ý, song yếu tố liên quan mật thiết nhất chính là di truyền.
Ngoài ra, môi trường và thói quen sống cũng tác động tới quá trình phát triển của thần kinh như: Thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn mang bầu, thai phụ hoặc thai nhi tiếp xúc với môi trường độc tố.
Các thực phẩm trẻ bị ADHD nên hạn chế
Hiện nay, chưa có bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống gây ảnh hưởng đến rối loạn hành vi tăng động, giảm chú ý. Căn bệnh này không thể điều trị triệt để mà chỉ có thể điều trị bằng các biện pháp tạm thời, làm giảm triệu chứng của bệnh. Đồng thời, việc thay đổi chế độ ăn uống và chế độ dinh dưỡng cũng góp phần kiểm soát hành vi của trẻ bị rối loạn tăng động, giảm chú ý.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn một số loại thực phẩm để hạn chế tăng động, giảm chú ý. Cụ thể:
- Nước tăng lực: Các thành phần trong nước tăng lực như đường, chất làm ngọt nhân tạo, phẩm màu, caffeine,…có thể khiến trẻ ADHD có những biểu hiện nghiêm trọng hơn.
- Cá, hải sản: Lượng thủy ngân dư thừa trong hải sản và một số loại cá như cá kiếm, cá mập, cá thu hoàng đế và cá nàng đào có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến chứng tăng động, giảm chú ý trong thời gian dài. Vì vậy, trước khi cho trẻ ăn một số loại hải sản và cá đã nói trên thì cha mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
- Thực phẩm chứa chất phụ gia: Trong mì chính và các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa aspartame, nitrit, natri benzoat,… Đây là những chất phụ gia có thể gây ảnh hưởng tới bệnh tăng động, giảm chú ý ở trẻ em.
- Đường tinh chế: Nhiều người, đặc biệt là trẻ em sau khi ăn kẹo hoặc các loại đồ ăn, nước uống chứa nhiều đường như siro, mật ong, nước ngọt,…sẽ bị rối loạn tăng động, giảm chú ý. Do đó, các bậc cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm này.
- Các chất kích thích: Trong cà phê, socola đen có chứa caffeine, khiến người mắc chứng tăng động bị khó ngủ, khả năng ghi nhớ và chú ý giảm.
- Thực phẩm chứa chất tạo màu nhân tạo, chất bảo quản: Trong các loại bánh kẹo, nước giải khát,… thường có chứa chất tạo màu, chất bảo quản. Vì thế, phụ huynh nên hạn chế cho con ăn, uống nhiều bánh kẹo, nước ngọt.
Các thực phẩm trẻ bị ADHD nên ăn
Theo thông tin từ trí thức trẻ, thì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc trẻ bị rối loạn tăng động và giảm chú ý một phần là do không có chế độ ăn uống phù hợp và thiếu hụt các chất dinh dưỡng ngay từ khi trong bụng mẹ hoặc khi còn nhỏ. Vì vậy, để cải thiện được các triệu chứng của ADHD, trẻ em nên được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
Dưới đây là các chất dinh dưỡng mà trẻ bị tăng động và giảm chú ý cần bổ sung:
- Axit amin: Axit amin là thành phần mà mỗi tế bào trong cơ thể đều cần để hoạt động, được dùng để tạo chất dẫn truyền thần kinh hay các phân tử tín hiệu trong não. Đối với những người mắc chứng rối loạn tăng động thì acid amin tyrosine, tryptophan và phenylalanine là những thành phần quan trọng để tạo chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin và norepinephrine. Vì vậy, trẻ mắc chứng rối loạn tăng động cần được bổ sung những axit amin này để tăng cường chất dẫn truyền thần kinh, từ đó kiểm soát được chứng rối loạn tăng động ở trẻ em.
- Vitamin và khoáng chất: Một trong những nguyên nhân gây suy yếu tinh thần ở trẻ em, kể cả trẻ bị rối loạn tăng động là do sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Vì thế, trẻ cần được bổ sung những khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm, canxi, photpho, các loại vitamin như vitamin C, vitamin B6, vitamin B3,…để góp phần cải thiện chứng rối loạn tăng động.
- Omega 3: Omega 3 là chất béo tốt cho não bộ, nó cũng được đưa vào để nghiên cứu về chứng rối loạn tăng động. Khi trẻ bị thiếu hụt omega 3 sẽ gặp khó khăn trong việc phát triển trí tuệ, học tập. Do đó, cha mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm có nhiều axit béo omega 3 cho trẻ như cá béo, dầu cá, hạt lanh, hạt chia, óc chó,…
Trên đây là những chia sẻ của Blogdoanhnghiep.edu.vn về những thực phẩm mà trẻ bị rối loạn tăng động, giảm chú ý nên ăn và nên tránh. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ bổ sung được những kiến thức hữu ích vào cẩm nang chăm sóc con trẻ. Cảm ơn vì đã theo dõi!
Nguồn: Báo Trí thức trẻ
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ăn nhiều kẹo, nước ngọt có gây rối loạn tăng động, giảm chú ý ở trẻ? tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.