Bạn đang xem bài viết Ăn dọc mùng bị ngứa phải làm sao? Cách sơ chế dọc mùng an toàn tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhiều trường hợp sơ chế dọc mùng không đúng cách sẽ bị ngứa khi ăn. Vậy ăn dọc mùng bị ngứa phải làm sao? Tìm hiểu cách sơ chế dọc mùng an toàn qua bài viết.
Dọc mùng còn có tên gọi khác là môn thơm hay bạc hà theo cách gọi của người miền Nam. Dọc mùng có mặt trong nhiều món ăn Việt Nam như các món canh chua, món lẩu, món bún,…
Tuy nhiên, khi ăn dọc mùng sai cách có thể gây ngứa, dị ứng. Sau đây, hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu xem khi ăn dọc mùng bị ngứa thì cần làm gì và cách sơ chế dọc mùng an toàn như thế nào nhé!
Triệu chứng dị ứng dọc mùng
Dọc mùng có thể làm nên nhiều món ăn hấp dẫn, tuy nhiên cần cẩn trọng trong việc sử dụng loại rau này vì có thể gây dị ứng, ngộ độc và nguy hiểm đến tính mạng.
Theo PGS.TS. Nguyễn Gia Bình, trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, một số triệu chứng dị ứng dọc mùng có thể thấy như sau:
- Nổi mẩn ngứa khắp bề mặt da
- Ngứa ran trong miệng, phát ban
- Sưng tấy môi, lưỡi, đau cổ họng
- Khó thở, nôn mửa, ngất xỉu
- Phù nề đường hô hấp
- Nặng nhất là sốc phản vệ
Các biểu hiện dị ứng trên thường xuất hiện khoảng từ một vài phút đến một tiếng sau khi ăn dọc mùng. Tùy vào cơ địa hoặc có những người có gen đặc biệt mà mức độ biểu hiện của dị ứng có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Nên làm gì khi ăn dọc mùng bị ngứa?
Nếu không may bị dị ứng sau khi ăn dọc mùng thì một số cách sau đây có thể sẽ giúp bạn rất nhiều:
- Uống nhiều nước: Nước có thể rửa đi các chất gây ngứa bám trong miệng, cổ họng và đào thải nhanh những chất độc ra khỏi cơ thể bạn.
- Súc miệng và họng bằng nước muối ấm: Nếu muốn giảm cảm giác ngứa rát vòm miệng, bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.
Trong trường hợp có những dấu hiệu dị ứng nặng, khó thở hay nhận thấy tình trạng dị ứng nghiêm trọng thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị ngay lập tức.
Cách sơ chế dọc mùng đúng cách
Để loại bỏ bớt các chất gây ngứa, khi sơ chế dọc mùng cần làm sạch hết lớp vỏ dọc mùng bằng cách tước sạch bỏ vỏ bên ngoài, sau đó ngâm rửa, bóp muối dọc mùng rồi rửa vài lần với nước lạnh cho ra sạch các chất gây dị ứng.
Trong khi thực hiện các bước sơ chế, bạn cũng nên dùng găng tay nilon để bóp và vắt nước dọc mùng, để tránh tiếp xúc với da gây kích ứng.
Trên đây là bài viết về cách xử lý khi bị dị ứng với dọc mùng và cách sơ chế đúng cách loại thực phẩm này. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ có thêm những kiến thức hay bỏ túi nhé!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Blogdoanhnghiep.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ăn dọc mùng bị ngứa phải làm sao? Cách sơ chế dọc mùng an toàn tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.