C6H6 + Cl2 → C6H5Cl + HCl được Blogdoanhnghiep.edu.vn biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết phương trình hóa học khi cho C6H6 tác dụng với Clo có thêm chất xúc tác bột sắt (Fe). Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của benzen. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình phản ứng C6H6 ra C6H5Cl
C6H6 + Cl2 C6H5Cl + HCl
2. Điều kiện để phản ứng C6H6 ra C6H5Cl
Chất xúc tác: Bột sắt
3. Lý thuyết liên quan Benzen
3.1. Tính chất vật lý Benzen
Bezen là chất lỏng, không màu, có mùi thơm đặc trưng nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
3.2. Tính chất hóa học Benzen
Tính chất hóa học nổi bật của benzen là phản ứng thế, phản ứng cộng và phản ứng oxi hóa. Và đây cũng là 3 tính chất hóa học phổ biến của các chất thuộc đồng đẳng benzen hoặc các hiđrocacbon thơm.
Phản ứng thế
C6H6+ Br2 → C6H5Br + HBr (Fe, to)
C6H6 + HNO3 → C6H5NO2 + H2O (H2SO4 đặc, to)
Phản ứng cộng
C6H6 + 3H2 → xiclohexan (Ni, to)
C6H6 + 3Cl2 → C6H6Cl6 (as) (hexacloran hay 666 hay 1,2,3,4,5,6 – hexacloxiclohexan)
Phản ứng oxi hóa
Benzen không làm mất màu dung dịch KMnO4.
Oxi hóa hoàn toàn:
C6H6 + 7,5O2 → 6CO2+ 3H2O (to)
3.3. Điều chế benzen
Từ axetilen:
3C2H2 → C6H6 (C, 600oC)
Tách H2 từ xiclohexan:
C6H12→ C6H6 + 3H2 (to, xt)
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Số đồng phân Hiđrocacbon thơm ưng với công thức C8H10 là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Câu 2: Benzen tác dụng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có mặt bột Fe), thu được sẩn phẩm hữu cơ là
A. C6H6Br2
B. C6H6Br6
C. C6H5Br
D. C6H6Br4
Câu 3: Benzen tác dụng với Cl2 có ánh sáng, thu được hexaclorua. Công thức của hexaclorua là
A. C6H6Cl2
B. C6H6Cl6
C. C6H5Cl
D. C6H6Cl4
Câu 4: Benzen tác dụng với H2 dư có mặt bột Ni xúc tác, thu được
A. hex-1-en
B. hexan
C. 3 hex-1-in
D. xiclohexan
Câu 5: Toluen tác dụng với Br2 chiếu sáng (tỷ lệ mol 1 : 1), thu được sẩn phẩm hữu cơ là
A. o-bromtoluen
B. m-bromtoluen.
C. phenylbromua
D. benzylbromua
Khi chiếu sáng thì Br thế vào H ở nhánh
Câu 6. Benzen không có tính chất nào sau đây
A. Cộng H2 trong điều kiện thích hợp tạo thành C6H12
B. Cộng Cl2 tạo thành C6H6Cl6
C. Thế nguyên tử hidro bằng nguyên tử brom có mặt bột Fe tạo thành brombenzen
D. Tác dụng với nước tạo thành C6H7OH
Câu 7. Trong không khí có 1 lượng benzen đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Đó là do
A. trong thành phần xăng có 1 lượng benzen làm tăng chỉ số octan của xăng, benzen không cháy hết nên được phát thải vào không khí
B. do phản ứng của xăng có 1 lương benzen được tạo ra do phản ứng của các thành phần trong xăng với nhau
C. do các sản phẩm cháy của xăng tác dụng với không khí sinh ra benzen
D. do một số loại cây tiết ra benzen phát thải vào không khí.
Câu 8. Nhận xét nào sau đây về công thức cấu tạo của benzen là sai:
A. Các nguyên tử hiđro không cùng nằm trên một mặt phẳng với các nguyên tử cacbon.
B. Giữa các nguyên tử cacbon có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn.
C. Mỗi nguyên tử cacbon đều có hoá trị IV.
D. Các nguyên tử cacbon liên kết với nhau thành vòng sáu cạnh đều.
+) giữa các nguyên tử C có 3 liên kết đôi xen kẽ với 3 liên kết đơn
+) mỗi nguyên tử C đều có hóa trị IV
+) cả 6 nguyên tử C và H đều nằm trên 1 mặt phẳng
→ Nhận xét sai: Các nguyên tử hiđro không cùng nằm trên một mặt phẳng với các nguyên tử cacbon.
Câu 9. Cho các chất: (1) benzen, (2) toluen, (3) xiclohexan, (4) hex-5-trien, (5) xilen, (6) cumen. Dãy gồm các hiđrocacbon thơm là
A. (1), (2), (3), (4)
B. (1), (2), (5), (6)
C. (2), (3), (5), (6)
D. (1), (5), (6), (4)
Câu 10. Dãy đồng đẳng của benzen (gồm benzen và ankylbenzen) có công thức chung là:
A. CnH2n + 6 (n ≥ 6).
B. CnH2n – 6 (n ≥ 3).
C. CnH2n – 8 (n ≥ 8).
D. CnH2n – 6 (n ≥ 6).