Fe + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag được Blogdoanhnghiep.edu.vn biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết phương trình phản ứng cho kim loại mạnh tác dụng với muối của kim loại yếu hơn. Kim loại mạnh sẽ đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch của chúng. Dưới đây là chi tiết phản ứng giữa Fe với AgNO3. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
1. Phương trình phản ứng Fe ra Fe(NO3)2
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
2. Điều kiện để phản ứng xảy ra
Nhiệt độ thường
3. Tính chất hóa học của sắt
3.1. Tác dụng với phi kim
Với oxi: 3Fe + 2O2 Fe3O4
Với clo: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Với lưu huỳnh: Fe + S FeS
Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng được với nhiều phi kim.
3.2. Tác dụng với dung dịch axit
Tác dụng với với HCl, H2SO4 loãng
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Tác dụng với H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc:
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Không tác dụng với H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc, nguội
3.3. Tác dụng với dung dịch muối
Đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi muối
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
4. Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Kim loại sắt không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. MgCl2
B. AgNO3
C. CuSO4
D. FeCl3
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe + CuSO4→ FeSO4+ Cu
Fe + 2FeCl3→ 3FeCl2
Câu 2. Hai chất nào sau đây không thể phản ứng với nhau?
A. FeSO4 và HCl.
B. Al2O3 và NaOH.
C. CaO và H2O.
D. Cu và FeCl3.
B. Al2O3+ 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
C. CaO + H2O → Ca(OH)2
D. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Câu 3. Tính chất vật lí nào sau đây không phải tính chất của sắt ?
A. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn
B. Kim loại nặng, khó nóng chảy
C. Dẫn điện và dẫn nhiệt
D. Có tính nhiễm từ