NaOH + HCl → NaCl + H2O được Blogdoanhnghiep.edu.vn biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng phương trình phản ứng NaOH cộng HCl sản phẩm thu được muối và nước. Nội dung chi tiết tài liệu được cập nhật dưới đây.
1. Phương trình phản ứng HCl+ NaOH
NaOH + HCl → NaCl + H2O
2. Điều kiện phản ưng NaOH+ HCl
Nhiệt độ thường
3. NaOH tác dụng với HCl có hiện tượng gì
Hai chất này đều không màu, phản ứng không có hiện tượng xảy ra.
Để nhận biết phản ứng vừa đủ, ta lắp một buret có chứa NaOH, phía dưới là cốc đựng dung dịch HCl có pha dung dịch phenolphtalein.
Mở buret để NaOH nhỏ giọt từ từ.
Lúc đầu sau khi giọt NaOH vừa rơi vào cốc đong đựng HCl, thì sẽ thấy màu hồng của phenolphtalein tuy nhiên màu hồng sẽ biến mất ngày do NaOH bị trung hòa. Tới khi nào thấy giọt NaOH rơi xuống, tạo màu hồng bền >5s thì lúc này phản ứng vừa đủ.
4. Tính chất hóa học của NaOH
4.1. Làm đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
Dung dịch NaOH làm phenolphthalein không màu chuyển sang màu đỏ, đổi màu methyl da cam thành màu vàng.
4.2. Natri hidroxit tác dụng với oxit axit
Khi tác dụng với axit và oxit axit trung bình, yếu thì tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa hay cả hai.
Phản ứng với oxit axit: NO2, SO2, CO2…
Ví dụ:
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
2NaOH + 2NO2→ H2O + NaNO2 + NaNO3 (tạo 2 muối )
2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O
NaOH + SiO2 → Na2SiO3
Phản ứng với SiO2 là phản ứng ăn mòn thủy tinh vì thế khi nấu chảy NaOH, người ta dùng các dụng cụ bằng sắt, niken hay bạc mà không dùng thủy tinh để chứa NaOH.
4.3. Natri hidroxit tác dụng với axit
Là một bazơ mạnh nên tính chất đặc trưng của NaOH là tác dụng với axit tạo thành muối tan và nước. Phản ứng này còn gọi là phản ứng trung hòa.
Ví dụ:
NaOH + HCl → NaCl+ H2O
NaOH + HNO3→ NaNO3+ H2O
4. 4. Natri hidroxit tác dụng với muối
Natri hidroxit tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.
Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.
Ví dụ:
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2⏐↓
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3+ 3NaCl
4. 5. Natri hidroxit tác dụng với một số phi kim
Natri hidroxit tác dụng với một số phi kim như Si, C, P, S, Halogen
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑
C + NaOH nóng chảy → 2Na + 2Na2CO3 + 3H2↑
Cl2+ 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
4.6. Dung dịch NaOH có khả năng hoà tan một hợp chất của kim loại lưỡng tính Al, Zn, Be Sn Pb
Ví dụ: Al, Al2O3, Al(OH)3
2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch NaOH có những tính chất hóa học của bazơ tan vì:
A. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit.
B. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với axit.
C. Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit và axit.
D. Tác dụng với oxit axit và axit.
Câu 2: Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:
A. Na2CO3
B. KCl
C. NaOH
D. NaNO3
Câu 3. Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là:
A. Ca(OH)2, Na2CO3
B. Ca(OH)2, NaCl
C. Ca(OH)2, NaNO3
D. NaOH, KNO3
Câu 4. Cho 2,64 gam CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng muối CaCO3 tạo thành là:
A. 3 gam
B. 4 gam
C. 5 gam
D. 6 gam
Câu 5. Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ca(OH)2, chỉ thu được muối CaCO3. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng là:
A. 0,5M
B. 0,25M
C. 0,1M
D. 0,05M
Câu 6. Dãy các bazơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao:
A. Ba(OH)2, KOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3
B. Zn(OH)2, KOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2.
C. Cu(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3, Zn(OH)2.
D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH.
Câu 7. Ứng dụng nào sau đây không phải của natri hidroxit
A. chất khử trùng, tẩy trắng tạo ra các chất tẩy rửa như nước Javen
B. Ứng dụng của natri hidroxit trong công nghiệp dệt và nhuộm màu
C. NaOH được ứng dụng trong khâu loại bỏ axit béo để tinh chế dầu thực vật
D. Làm thuốc trừ sâu trong công nghiệp
Câu 8. Khi cho kim loại kali vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan dần ra, dung dịch trong suốt.
B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.
C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
D. Chỉ có sủi bọt khí, dung dịch không có màu gì