Bạn đang xem bài viết Các loại kìm phổ biến hiện nay sử dụng trong gia đình tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Các loại kìm là dụng cụ cầm tay được sử dụng phổ biến trong gia đình. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn về các loại kìm phổ biến hiện nay nhé!
Kìm bấm (kìm chết)
Kìm bấm chết hay còn gọi là kìm chết có tác dụng dùng để kẹp hoặc giữ chặt vật cần kẹp. Kìm chết không thể dùng để vặn đai ốc hay xiết bu long, vì khi vặn ốc kìm chết sẽ làm toét hoặc vỡ đầu đai ốc.
Kìm chết ngàm cong
Kìm chết ngàm cong thường dùng để cố định các phôi tròn, hình trụ hoặc các phôi có góc cạnh. Bán kính trong trên 2 ngàm trên dưới của sản phẩm này là như nhau, mũi khép kín, răng mịn hơn ở vị trí cong.
Dễ hiểu là răng cửa thì nhỏ mịn, răng hàm thì to. Bạn có thể dùng vị trí bên trong cho tác vụ siết ốc với lực momen không quá lớn.
Kìm chết ngàm kẹp số 8
Kìm bấm chết ngàm cong hình số 8, có 2 khe hở có đường kính khác nhau. Cả 2 khoang ngàm đều có răng, tăng khả năng bám phôi.
Kết cấu ngàm Ø40mm uốn cong hình số 8 ứng dụng cho phôi thép hình. Độ mở ngàm điều chỉnh bằng vít ở chuôi kìm.
Kìm chết mỏ vịt
Loại chết mỏ vịt được làm bằng thép hợp kim cứng có mũi và răng khỏe để có thể giữ chặt chi tiết. Hơn thế tay cầm được làm chắc chắn, sử dụng cao su để người dùng không bị đau trong suốt quá trình sử dụng.
Loại kìm này thường được sử dụng để tháo lắp chi tiết tại nơi chật hẹp bạn cần một chiếc kìm chết mỏ vịt với mục đích cố định chắc chắn vật cần tháo lắp.
Kìm chết ngàm chữ C
Loại kìm chết chữ C có độ dài trung bình là 175mm (7 inch), độ mở ngàm lên đến 50mm.
Sản phẩm này chuyên dùng để bấm, kẹp giữ vật dụng. Lò xo giúp kẹp và nhả nhanh khi sử dụng. Hàm bằng vật liệu thép C1045 trơn, bề mặt mạ niken.
Kìm chết dây xích
Kìm bấm dây xích là dụng cụ rất cần thiết cho việc sửa chữa đường ống nước bằng sắt tại gia đình khi cần.
Dụng cụ này giúp người dùng có thể dễ dàng mở và siết các chi tiết hình tròn một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Kìm chết ngàm kẹp song song
Kìm chết ngàm kẹp song song có kết cấu ngàm thẳng ứng dụng cho phôi dạng bản mỏng, thép tấm, thép hình. Độ mở ngàm điều chỉnh bằng vít ở chuôi kìm. Nhả kẹp nhanh bằng cơ cấu lò xo.
Dụng cụ này có phần lưỡi dùng để cắt kim loại, cắt các phôi tròn, dây thép có đường kính vừa phải. Kìm bóp chết được gia công rèn áp lực cao, ngàm cặp nhiệt luyện cho độ cứng cao. Ngàm có răng cong và mũi ngàm răng thẳng cùng phần bề mặt phủ Niken.
Kìm răng (kìm bằng)
Kìm răng là loại kìm được sử dụng phổ biến, thường được dùng để cắt những sợi dây điện lớn hay sợi dây thép. Với cấu tạo nhỏ gọn giúp cho việc mang đi lại trở nên dễ dàng hơn.
Tay cầm của kìm có mấu hãm chống tuột tay về đầu kìm. Đầu kìm gồm 3 khe, 1 khe để cắt và 2 khe để tuốt.
Kìm nhọn
Kìm nhọn hay còn có tên gọi khác là kìm mỏ nhọn, dụng cụ này chuyên dùng để kẹp, giữ hay quấn các vật dụng nhỏ như: băng keo, dây đồng bên trong những khu vực không gian hẹp mà tay không thể thao tác được.
Kìm mỏ nhọn cực kỳ tiện lợi để thực hiện các thao tac quấn dây điện, dây thép, dây đồng,… Nó được sử dụng phổ biến để sửa chữa trong ngành điện, cơ khí và xây dựng.
Kìm cắt (kìm điện)
Kìm cắt hay còn được biết đến với chức năng dùng để cắt dây điện, cắt kim loại hoặc cắt đinh. Trên thực tế, kìm cắt thường có tương đối nhiều công dụng như: bấm, cắt, tuốt (vỏ dây điện), uốn lõi dây đồng.
Kìm cắt bên/ kìm cắt đường chéo
Kìm cắt bên hoặc kìm cắt đường chéo là những loại công cụ chuyên dụng cho việc cắt phổ biến nhất trong việc sửa chữa tại xí nghiệp, nhà máy,… Những sản phẩm này thường có nhiệm vụ chủ yếu để cắt dây và cáp điện.
Kìm cắt bên có rất nhiều các công dụng khác, có thể kể đến như: rút đinh ghim từ gỗ ra ngoài, cắt đứt phần dây cáp và nhựa, cắt vít tại nên bề mặt bằng phẳng, giúp tháo chốt mở đồ hộp hay một số các thủ thuật tự làm khác đối với kệ kho nhà bạn.
Kìm cắt phẳng
Kìm cắt phẳng là một trong những loại dụng cụ có thể tạo ra những đường cắt thẳng một cách chính xác nhờ đường chéo thu nhỏ.
Công cụ này có phần lưỡi cắt được điều chỉnh để người dùng có thể cắt thẳng một cách chính xác. Các bạn có thể sử dụng vật dụng này để cắt các vật liệu mềm dẻo như: nhựa, đồng, nhôm, dây kim loại mềm và kim bấm nhỏ.
Ngoài ra, nó còn được sử dụng để chế tác trang sức, đặc biệt là các loại trang sức thủ công.
Kìm cắt cuối
Không giống như các kìm cắt thông thường khác là sẽ có các cạnh cắt được làm dẹt và bố trí song song với tay cầm. Kìm cắt cuối có lưỡi cắt được chế tác theo một góc vuông 90 độ với tay cầm.
Công dụng chính của kìm cắt cuối là hỗ trợ chế tác đồ trang sức, cắt tỉa các bộ phận bằng nhựa, phím dây đàn guitar, đinh tán nhỏ bằng đồng. Sản phẩm này có nhiều kích thước và với loại kích thước lớn sẽ dùng để buộc và xoắn dây kim loại, cắt đinh và vít.
Kìm thợ mộc
Kìm thợ mộc được coi là biến tấu so với kìm cắt cuối vì chúng có hình dáng giống nhau nhưng chỉ khác phần đầu của kìm thợ mộc tròn hơn so với kìm cắt cuối.
Công cụ này không được sắc nhọn như các loại kìm khác nên thường sử dụng để cắt đinh và cắt dây có bản dày.
Hàm cắt của kìm thợ mộc được thiết kế cực kỳ đặc biệt nên có khả năng kẹp đinh hiệu quả, dù là đinh không có đầu cũng có thể được xử lý dễ dàng.
Kìm cắt bu lông
Đây được coi là loại dụng cụ hạng nặng trong số các loại kìm. Kìm cắt bu lông thường dùng để xử lý các loại bu lông, ốc vít, thanh kim loại dày lớn.
Công cụ này có phần hàm cắt siêu cứng và mạnh mẽ, phần tay cầm được chế tác dài giúp cho việc dùng lực bẩy dễ dàng hơn mà không gây nên tình trạng mất sức.
Kìm cắt bu lông có thể cắt được khóa móc hoặc những thanh kim loại, vật liệu cứng mà không hề mất thời gian hay gặp khó khăn.
Kìm cắt cáp
Kìm cắt cáp có cấu tạo khác với những loại kìm thông thường là: cán kìm dài để tạo lực lớn và lưỡi kìm thường rất sắc bén.
Phần lưỡi của công cụ này thường được mài dũa cực kỳ sắc bén và được làm từ vật liệu có tính chịu lực cao. Kìm cắt cáp thường được sử dụng để cắt đứt nhiều loại dây đồng, thép, nhôm…
Ngoài ra, phần tay cầm cũng được bọc một lớp cao su chắc chắn để tăng tính ma sát với tay người dùng khi cầm nắm.
Kìm cắt dây cáp thép
Kìm cắt dây cáp thép là một trong những loại kìm có phần lưỡi ngắn và chồng lên nhau để cắt cả dây nhôm và dây thép, đồng thời giữ cho đoạn cáp không bị dập hay bẹp.
Loại dụng cụ này thường xuất hiện trong các hộp đồ nghề của thợ sửa chữa hay tại các xưởng sản xuất. Công dụng của nó tương đối đa dạng, có thể sửa chữa dụng cụ tập thể dục, dây câu cá,…
Kìm cắt cáp Ratchet (bánh cóc)
Kìm cắt cáp (bánh cóc) có tên quốc tế là Cable cutter ratchet type. Đây là sản phẩm có phần tay cầm chế tạo bằng vật liệu hợp kim cứng, bọc nhựa mềm chống trượt.
Đặc biệt kìm cắt cáp (bánh cóc) có phần lưỡi cắt được thiết kế theo kiểu bánh cóc giúp tiết kiệm sức lao động và mang lại lực cắt lớn.
Kìm cắt thiếc (kim loại tấm)
Đây là một trong số ít các loại kìm dùng để cắt nhỏ các tấm kim loại, chủ yếu là các tấm thiếc, nhôm, đồng hay cắt các loại đinh tán.
Cơ chế hoạt động của nó tương đương với một chiếc kéo thông thường, tuy nhiên hàm của chúng được thiết kế để cắt kim loại tấm.
Trên thị trường hiện nay đang có 2 loại kìm cắt thiếc cơ bản đó là: kìm cắt thẳng và kìm cắt hướng trái hoặc phải. Cả 2 loại này đều có đinh tán giữ các lưỡi dao và khớp nối để giúp chúng hoạt động trơn tru.
Kìm cộng lực
Kìm cộng lực hay còn gọi là Bolt Cutter (kìm cắt sắt trong ngành xây dựng), là một công cụ cơ khí cầm tay sử dụng với nguyên lý cộng lực.
Cho khả năng cắt uốn những vật liệu có độ cứng vừa phải cho đến một số kim loại siêu cứng như: sắt, thép, thiếc, đồng…
Cấu tạo của công cụ này dựa trên nguyên lý kiểu đòn bẩy với lưỡi cắt nhỏ và hai tay cầm dài để tạo lực cắt lớn.
Đa số các loại kìm cộng lực đều có phần lưỡi kìm được làm từ thép hợp kim đồng thời được gia công trong điều kiện nung nóng nên thường chúng mang lại độ sắc bén và cứng cáp vượt trội. Dụng cụ này có thể dụng để cắt các loại kim loại siêu cứng một cách dễ dàng.
Kìm đa năng
Kìm đa năng là một dụng cụ cầm tay linh hoạt được sử dụng phổ biến rất quan trọng trong hộp đồ của bạn. Có rất nhiều hình dáng và kích thước khác nhau khiến chúng phù hợp với từng vật liệu cần sửa chữa.
Kìm đa năng thường có cấu tạo đặc biệt với phần mũi dài hơn kìm đa năng bình thường và được thiết kế răng cưa ở phần đầu kìm.
Chúng có tác dụng kẹp chặt đồ vật, ví dụ như vặn chặt hoặc tháo lỏng một con ốc vít, ống nước,… đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả khi sử dụng.
Kìm đa năng được phân ra làm 2 loại chính là: Kìm cách điện và không cách điện. Loại không cách điện dùng chủ yếu cho thợ cơ khí, còn kìm cách điện thường được ứng dụng để sửa chữa điện, có khả năng tránh dòng điện lên tới 450 – 1000V.
Kìm tuốt dây
Công dụng chính của kìm cắt dây là bóc, tách vỏ dây điện các loại, cắt dây điện với lõi 0.2 – 6mm. Kìm tuốt dây điện tự động là dụng cụ cần thiết của bất kỳ người thợ điện chuyên nghiệp nào.
Ngoài ra, kìm tuốt dây có cấu tạo 2 gọng kìm độ bám lớn còn giúp ích cho các công việc sửa chữa điện trong gia đình trở nên đơn giản và nhanh chóng.
Kìm càng cua
Kìm càng cua được đặt tên dựa trên hình dáng và cấu tạo đặc biệt của nó với phần lưỡi được gia công giống như hình càng cua.
Sản phẩm này là công cụ sửa chữa chất lượng cao được sử dụng để giữ, kẹp, vặn và mở vật dụng. Ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, sửa chữa, lắp ráp,… giúp bạn hoàn thành công việc 1 cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Hy vọng với những thông tin trên mà Blogdoanhnghiep.edu.vn cung cấp sẽ giúp bạn tìm được loại kìm phù hợp nhất cho việc sử dụng nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Các loại kìm phổ biến hiện nay sử dụng trong gia đình tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.