Khi chúng ta mua các dàn âm thanh, dàn karaoke, có thể ta sẽ phải mua kèm theo những bộ amply với cấu tạo thành phần chính là mạch công suất âm thanh. Vậy mạch công suất âm thanh là gì, tính chất và phân loại của chúng như thế nào? Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mạch công suất âm thanh là gì?
Trong lĩnh vực âm thanh, mạch công suất âm thanh hay được gọi là các “hộp đen” với tên gọi tiếng Anh là Power Amplifier, nhiều người sẽ gọi tắt chúng là cục Power. Khác với máy khuếch đại âm thanh gia đình, chúng thường không có mạch chỉnh và các nút chỉnh treble-bass hoặc các nút chỉnh âm sắc khác như trên bộ mixer, vì không cần thiết.
Tất cả các tín hiệu đã được xử lý ởcác tần trước như: Mixer, Effect, Equalizer, Compressor vv… và mạch Power chỉ làm nhiệm vụ điều chỉnh công suất tín hiệu cho mạch để ra loa.
Tính chất của một mạch công suất âm thanh
Một số thông số tính chất mà bạn thường thấy trên các mạch công suất âm thanh bao gồm:
- Đầu vào: Jack tín hiệu 6 ly hoặc XLR, tổng trở thấp (~600 Ω) cân bằng hoặc không cân bằng. Điện áp tín hiệu chuẩn ngõ vào là 0dB tức 0,77v.
- Đầu ra: Mạch công suất có nhiệm vụ điều chỉnh tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện xoay chiều công suất lớn từ vài chục, vài trăm đến vài ngàn watt ở tổng trở loa tải thông thường là 8Ω. Điện áp là vài volt đến vài chục hay một trăm volt. Thường đầu ra loa có thể là jack 6 ly, nhưng vì điều kiện cần tải công suất lớn nên nhiều khi người ta dùng ốc xiết hoặc loại jack lớn hơn gọi là jack speakon. Đặc biệt jack speakon cũng có thể tiếp nhận jack 6 ly.
Phân loại các mạch công suất âm thanh thường dùng
Mạch dùng đèn điện tử
Đây là loại mạch công suất âm thanh có tổng trở ra loa thùng là 4,8Ω. Tuy ngày nay mạch dùng đèn điện tử không còn được thông dụng như các loại mạch khác nhưng vẫn còn được ưa chuộng để sử dụng trong các amplifier dành cho đàn guitar hoặc trong các amply dùng nghe đĩa nhạc Vinyl cổ điển.
Mạch dùng transistor và có biến áp xuất âm
Mạch dùng trasistor và có cảm biến xuất âm là loại mạch có ưu điểm là có thể dùng điện áp nguồn thấp, như thế có lợi khi chúng ta sử dụng nguồn điện bình. Ngoài ra cũng có thể dùng biến áp nâng tổng trở và điện áp ngõ ra lên cao (100 volt, vài kΩ), có lợi trong việc dẫn loa đi dường dài và dùng nhiều loa nhỏ, trong đó ta có thể tắt/ mở nhiều loa mà không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.
Mạch điện loại này có đặc tính là bền bỉ, chịu được việc sút hay chạm chập dây loa mà không dễ cháy hoặc hư hỏng. Tổng trở có 2 mức: thấp là 4,8Ω và cao là 75 đến 100 volt.
Mạch dùng transistor hoặc FET công suất không biến áp suất âm
Âm thanh trung thực, công suất lớn nhưng có đặc điểm là chỉ hoạt động với tổng trở thấp 4,8Ω – đôi khi là 2Ω.
Mạch cầu nối (bridge concection)
Đây không phải là một loại mạch công suất riêng, đúng hơn đây là một cách đấu nối ngõ ra loa. Trong cách đấu này, hai mạch công suất giống hệt nhau và chạy biệt lập được đấu chung, tín hiệu ngõ vào được bố trí ngược pha ở hai đầu vào, còn ngõ ra là hai đầu nóng của đường ra loa và đường dây nguội được đấu nối tiếp nhau.
Theo toán học, khi điện áp và dòng ra được đấu nối theo cách đó sẽ cho công suất gấp 4 lần công suất danh định. Và các bộ khuếch đại công suất có khả năng nối cầu, cũng như các bộ công suất lớn, đều rất nặng, vì cần bộ biến áp và bộ nguồn rất lớn.
Trên đây là một số thông tin về mạch công suất âm thanh, mong là bài viết sẽ mang lại cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích.