Máy mài là một dụng cụ quan trọng trong các nhà máy cơ khí, chế biến gỗ, đá, kim loại đem lại sự tiện lợi hơn trong công việc thường ngày cũng như sản xuất. Cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu máy mài là gì, các loại máy mài và công dụng phổ biến của máy mài nhé!
Máy mài là gì? Cấu tạo máy mài
Máy mài là gì?
Máy mài là công cụ dùng trong quá trình gia công, chế tác bề mặt vật liệu gỗ, đá, kim loại, giúp mài các chi tiết, làm nhẵn các mối hàn, các cạnh sắc ở nhiều vị trí khác nhau và có thể thực hiện ở những góc hẹp nhờ thiết kế nhỏ gọn.
Ngoài ra, máy mài có thể kết hợp các phụ kiện để sử dụng gần giống như máy cắt cầm tay hay máy đánh bóng.
Cấu tạo của máy mài
Máy mài được cấu tạo với nhiều bộ phận khác nhau, với mỗi bộ phận sẽ có chức năng và tác dụng riêng. Dưới đây là một số bộ phận cơ bản của máy mài mà bạn nên biết:
- Nút nguồn: Là bộ phận cấu tạo không thể thiếu của máy mài. Hiện nay trên thị trường có hai dạng nút nguồn là dạng đẩy trượt và dạng nút bấm để khởi động.
- Chổi than: Bộ phận nhỏ này nằm bên ngoài mô tơ và hỗ trợ mô làm việc được hiệu quả hơn. Sau một thời gian hoặc lâu không sử dụng, nên kiểm tra lại chổi than vì khi bị mòn đi sẽ làm cho máy mài ngừng hoạt động. Để thay mới chổi than cho máy mài cầm tay bạn chỉ cần tháo hai con ốc ở hai bên của thân máy ra lắp chổi than mới vào và bắt lại vít như cũ.
- Vành bảo vệ: Có chức năng bảo vệ người sử dụng khỏi những mảnh vỡ cũng như bụi bắn ra ngoài ngay khi mài. Bộ phận vành chắn bảo vệ này có thể xoay chuyển giúp việc sử dụng máy mài trở nên dễ dàng và an toàn hơn.
- Các bộ phận khác: Cờ lê hàm để cố định có chức năng cố định hướng mài. Mỗi chiếc máy mài góc đều có nút khóa trục cho phép khóa chặt các phụ kiện như đá mài, đá cắt hoặc lưỡi cắt sau khi gắn vào máy. Đá mài được làm chủ yếu với thép hoặc bê tông với 2 kiểu chính là bóng và mịn.
Chú ý: Tuyệt đối không nên sử dụng máy mài cầm tay mà không có vành chắn bảo vệ mặc dù vành chắn khi được tháo ra thì việc quan sát sẽ thuận tiện hơn.
Công dụng của máy mài
Máy được thiết kế với nhiều công dụng, hỗ trợ cho công việc chế biến, sửa chữa vật liệu và dụng cụ của người dùng như:
Đánh bóng bề mặt kim loại: Khi kết hợp thêm phụ kiện bàn chải sắt vào máy mài góc thì đây là loại phụ kiện chuyên dụng giúp nhanh chóng làm sạch và mài nhẵn những lớp gỉ sét hoặc sơn bong tróc trên các bề mặt sản phẩm kim loại. Bên cạnh đó, sử dụng phụ kiện bàn chải sắt cũng giúp chà bóng ở những kẽ nứt và góc nhọn hiệu quả.
Cắt cốt thép: Máy mài được lắp thêm phụ kiện đá cắt giúp cắt nhanh và dứt khoát các vật cứng như cốt thép, sắt góc, bu lông gỉ, hàng rào kẽm gai,…
Cắt gạch, đá và bê tông: Khi máy mài góc được trang bị thêm lưỡi cắt kim cương thì sẽ rất dễ dàng trong khoét rãnh và cắt các chất liệu gốm sứ, đá, gạch nhằm tạo nên những lỗ vừa vặn để lắp đặt ống thoát nước hoặc để loại bỏ những vật cản khi xây dựng.
Mài sắc lại những dụng cụ kim loại: Khi được lắp thêm phụ kiện đá mài chiếc máy mài góc sẽ trở thành một công cụ tuyệt vời để mài sắc lại những lưỡi, cạnh của các dụng cụ như cuốc, xẻng, cào,… Sau thời gian dài sử dụng bạn nên dùng máy mài để mài sắc lưỡi rìu hoặc lưỡi dao máy cắt cỏ trước khi dùng.
Gỡ vữa ron cũ: Với một chiếc máy mài cầm tay được lắp thêm lưỡi cắt kim cương loại dày sẽ là dụng cụ chuyên dùng để gỡ ron, sử dụng máy mài không những giúp cho việc gỡ ron cũ thuận tiện hơn mà còn giúp tránh làm hỏng những viên gạch.
Cắt và mài gỗ: Máy mài không chỉ cắt, mài các vật liệu bằng kim loại, gạch đá mà máy còn có thể cắt và mài gỗ. Bạn chỉ cần thực hiện thao tác đơn giản bằng cách thay lưỡi cắt để dễ dàng sử dụng máy để cắt và khoét.
Có bao nhiêu loại máy mài?
Dựa vào chức năng và từng ứng dụng cụ thể, máy mài được phân thành những loại khác nhau. Một số máy mài phổ biến hiện nay là máy mài góc, máy mài thẳng, máy mài 2 đá.
Máy mài góc
Máy mài góc cầm tay có thiết kế dạng cầm tay nhỏ gọn, thông thường sẽ đi kèm tay nắm phụ để giúp người dùng làm việc chính xác, chức năng chính là mài mòn trên nhiều loại vật liệu như kim loại, đá, gỗ.
Có 2 dòng máy mài góc chính đó là dòng máy mài góc nhỏ và lớn. Loại mài góc nhỏ được thiết kế đĩa mài có đường kính từ 100 – 110mm, đối với máy mài góc lớn thường có đường kính từ 160 – 180mm.
Ưu điểm
- Máy mài góc có thể dùng để đánh bóng bề mặt kim loại, đánh sạch ron gạch lát sàn nhà.
- Mài góc, cắt kim loại, cắt đá dễ dàng và hiệu quả.
- Máy mài góc cầm tay có trọng lượng nhẹ, dễ thi công ở những góc hẹp.
- Vận hành mạnh mẽ, độ ồn và độ rung thấp.
Nhược điểm
- Có một số loại máy mài góc dùng pin nên hiệu suất mài không cao, tốn thêm chi phí thay pin và tốc độ mài chậm hơn các loại máy mài góc thông thường
Máy mài khuôn
Máy mài khuôn là dòng máy mài được thiết kế với kích thước nhỏ gọn hơn máy mài góc, thông thường là sử dụng ống kẹp tối đa 6 – 8 mm, có thể thay đổi nhiều kiểu đầu khuôn khác nhau như: trụ chữ nhật hoặc trụ tam giác, trụ tròn,… để phù hợp với từng góc cạnh, chi tiết cần gia công.
Ưu điểm
- Dùng để mài những chi tiết nhỏ như góc cạnh, trong khuôn lỗ đặc biệt là những vị trí khó tiếp cận mà ở một chiếc máy mài thông thường không làm được.
- Có thể sử dụng máy bằng một tay thuận tiện khi di chuyển.
- Kết cấu nhỏ gọn giúp thao tác dễ dàng trong thời gian liên tục mà không gây mỏi tay.
Nhược điểm
- Không nên dùng máy mài khuôn để mài mịn bề mặt phẳng vì mũi mài của khuôn quá bé so với vùng tiếp cận, kết quả công việc vừa không đạt được như ý muốn vừa rất mất thời gian.
Máy mài hai đá
Máy mài hai đá là dòng máy mài để bàn, được thiết kế với hai đá mài (đá mài mịn và đá mài thô) hoạt động bằng mô điện dùng để mài các dụng cụ và vật liệu làm bằng kim loại cứng như sắt, thép, nhôm,…
Ưu điểm
- Hoạt động mạnh mẽ với công suất cao, tốc độ không tải lớn.
- Khả năng chống chịu nhiệt độ cao tốt và sự mài mòn hoen gỉ trong suốt quá trình sử dung.
- Tăng năng suất cũng như hiệu quả công việc trước những loại vật liệu khó tác động như đá, sắt, thép,…
Nhược điểm
- Trong quá trình mài sẽ có nhiều bụi gây bất tiện cho người dùng trong quá trình làm việc.
- Người dùng phải được trang bị đầy đủ các kiến thức cần có trước khi bắt tay vào làm việc để đảm bảo an toàn cho chính người sử dụng.
Bảng so sánh thiết kế, công dụng, tầm giá của máy mài góc, máy mài khuôn, máy mài hai đá:
Loại máy |
Máy mài góc |
Máy mài khuôn |
Máy mài hai đá |
Thiết kế |
Chiều dài khoảng 50mm – 60mm trở lại, thân máy truyền động làm quay đĩa mài hình tròn phần đầu máy có kích thước khoảng 100mm – 230mm. |
Hình trụ đứng, có thể cầm nắm làm việc một tay, khuôn mài phía đầu máy có các hình dạng như: dạng trụ chữ nhật, trụ tam giác, trụ tròn,… |
Thiết kế với hai đá mài, chân máy được làm bằng chất liệu cao su giảm được độ rung khi vận hành. |
Công dụng |
Đánh bóng, cắt, mài sắc dụng cụ kim loại mạnh mẽ và nhanh chóng. |
Đánh bóng chi tiết phẳng, trong và ngoài ống, đánh bóng các góc hẹp khó tiếp cận,… mài khuôn, lỗ, hoặc những chi tiết nhỏ. |
Mài, cắt, làm sạch, đánh bóng hoặc gia công thô, khai thác thi công các loại đá từ tự nhiên. |
Tầm giá |
Khoảng 0.5 – 7 triệu |
Khoảng 2.5 – 6 triệu |
Khoảng 0.5 – 1.5 triệu |
(Bảng giá được cập nhật mới vào ngày 04/09/2022)
Tham khảo thương hiệu máy mài uy tín
Hãng | Thương hiệu | Đặc điểm nổi bật | Tầm giá |
Tolsen | Trung Quốc |
|
Khoảng 0.8 – 2.5 triệu |
Makita | Nhật Bản |
|
Khoảng 1 – 6 triệu |
Ryobi | Nhật Bản |
|
Khoảng 1 – 2 triệu |
Dewalt | Mỹ |
|
Khoảng 0.8 – 4 triệu |
Kyocera | Nhật Bản |
|
Khoảng 1 – 2 triệu |
Bosch | Đức |
|
Khoảng 1 – 7 triệu |
Stanley | Mỹ |
|
Khoảng 0.5 – 2 triệu |
Giá được cập nhật ngày 20/11/2022 và có thể thay đổi theo thời gian.
Chính sách bảo hành tại Blogdoanhnghiep.edu.vn
Các dòng máy mài hiện đang được bán chính thức tại các hệ thống siêu thị Blogdoanhnghiep.edu.vn trên toàn quốc, bạn có thể mua trực tiếp tại cửa hàng hoặc mua online thông qua 2 kênh:
- Website: www.dienmayxanh.com/may-mai
- Tổng đài mua hàng: 1800.1061 (Miễn phí) từ 7:30 đến 22:00 (cả ngày CN và ngày lễ)
(Chính sách bảo hành được cập nhật vào tháng 9/2022 và có thể thay đổi theo thời gian. Xem thêm thông tin mới được cập nhật tại đây)
Trên đây là những thông tin về máy mài mà Blogdoanhnghiep.edu.vn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về máy mài và có thể chọn được một chiếc máy mài phù hợp nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại ở phần bình luận bên dưới nhé!