Chỉ số hiệu suất năng lượng EER là một trong những yếu tố quan trọng của các máy lạnh hoặc máy điều hòa nhiệt độ. Với hầu hết các điều hòa nhiệt độ hiện nay trên thị trường, chỉ số EER thường được ghi trên nhãn năng lượng hoặc trên bảng thông số kỹ thuật trên máy. Hãy cùng Blogdoanhnghiep.edu.vn tìm hiểu về chỉ số này trong bài viết sau đây để có được cái nhìn rõ nét hơn.
Chỉ số hiệu suất năng lượng EER là gì?
Mỗi máy điều hòa nhiệt độ đều có một chỉ số đánh giá hiệu suất năng lượng EER. Chỉ số này ghi thông số mỗi oát (watt) điện được sử dụng sẽ cho bao nhiêu đơn vị nhiệt Anh BTU/h (thường gọi là BTU).
Đối với máy điều hòa nhiệt độ dân dụng, chỉ số này là tỷ lệ hiệu suất năng lượng viết tắt là EER (Energy Efficiency Ratio). Đối với những máy điều hòa nhiệt độ hệ thống (máy điều hòa trung tâm), chỉ số này là tỷ lệ hiệu suất năng lượng theo mùa, viết tắt là SEER (Seasonal Energy Efficiency Ratio).
Chỉ số hiệu suất năng lượng EER được tính như thế nào?
Chỉ số EER của máy điều hoà nhiệt độ được đo bằng tỷ số công suất lạnh (1HP hoặc 9000BTU quy ra W) với công suất điện tiêu thụ (W). Chỉ số EER (W/W) càng cao thì các sản phẩm điều hòa không khí càng hiệu quả hơn.
Ta có quy đổi:
- 1 HP = 9000 BTU
- 1 BTU = 2,93 W
- 1 W = BTU/2,93
EER = công suất lạnh (W)/công suất điện (W)
EER=(BTU/2,93)/W
Trong đó:
- BTU là công suất lạnh của máy
- W là công suất điện của máy
Ví dụ, nếu máy điều hòa nhiệt độ có chỉ số là 10.000 BTU tiêu thụ 1.200W điện, thì chỉ số EER = (10.000BTU/2,93)/1200W) = 2,8
EER thường chỉ được dùng để đánh giá hiệu suất năng lượng của máy lạnh thường. Ngày nay các máy lạnh Inverter thường dùng một chỉ số đánh giá hiệu suất năng lượng chính xác hơn là CSPF.
Chỉ số hiệu suất năng lượng CSPF là gì?
Lợi ích của chỉ số EER mang lại?
Những sản phẩm với chỉ số EER càng cao luôn đi kèm với mức giá cao hơn, vì vậy, chúng có thể giúp người dùng tiết kiệm được khá nhiều tiền trong thời gian dài. Với những nơi như văn phòng, doanh nghiệp, những nơi đòi hỏi các thiết bị chạy liên tục, chỉ số EER càng được phát huy khả năng tiết kiệm lớn chỉ trong thời gian ngắn.
Blogdoanhnghiep.edu.vn hi vọng với bài viết này, bạn có thể biết thêm và hiểu rõ về chỉ số hiệu suất năng lượng EER của máy lạnh. Nếu có bất kì thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới đây nhé!