Bạn đang xem bài viết Vật lí 12 Bài 2: Thang nhiệt độ Giải Lý 12 Chân trời sáng tạo trang 15 → 19 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Vật lí 12 trang 15, 16, 17, 18, 19 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 2: Thang nhiệt độ thuộc Chương 1: Vật lí nhiệt.
Soạn Lý 12 Chân trời sáng tạo Bài 2 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học này. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Giải Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 2 – Luyện tập
Luyện tập trang 16
Nêu một vài ví dụ về sự truyền năng lượng nhiệt giữa các vật và cho biết chiều truyền năng lượng nhiệt giữa chúng.
Lời giải:
Ví dụ:
– Thả cục sắt được nung nóng vào chậu nước lạnh, một lúc sau cục sắt nguội đi, nước ấm lên. Năng lượng nhiệt truyền từ cục sắt vào nước.
– Khi nấu thức ăn bằng bếp ga, năng lượng nhiệt từ ngọn lửa truyền cho thực phẩm trong nồi, làm chín thực phẩm.
Luyện tập 1 trang 18
Nhiệt độ của khối khí trong phòng đo được là 27°C. Xác định nhiệt độ của khối khí trong thang nhiệt độ Kelvin.
Lời giải:
Trong thang nhiệt độ Kelvin, nhiệt độ của khối khí là
T(K) = t(°C) + 273 = 27 + 273 = 300K
Luyện tập 2 trang 18
Một nhiệt kế có phạm vi đo từ 273 K đến 1 273 K dùng để đo nhiệt độ của các lò nung.
a) Xác định phạm vi đo của nhiệt kế này trong thang nhiệt độ Celcius?
b) Nếu sử dụng nhiệt kế này để đo nhiệt độ lò nung đang nấu chảy đồng có nhiệt độ nóng chảy là 1083 °C thì nhiệt kế có đo được không? Vì sao? Em có khuyến cáo gì về việc sử dụng nhiệt kế trong tình huống này?
Lời giải:
a) 273 K = 0oC; 1273 K = 1000oC.
Phạm vi đo của nhiệt kế này trong thang nhiệt độ Celsius là từ 0oC đến 1000oC.
b) Do nhiệt độ nóng chảy của đồng cao hơn giới hạn đo của nhiệt kế này nên không thể đo được. Việc sử dụng nhiệt kế cần phải xác định được khoảng nhiệt độ cần đo để chọn nhiệt kế có giới hạn đo thích hợp, nếu chọn nhiệt kế không phù hợp sẽ không cho kết quả chính xác cũng như có thể gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
Giải Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 2 – Vận dụng
Hiện nay, người ta có thể đo nhiệt độ bằng cảm biến hồng ngoại. Hãy tìm hiểu thông tin và thực hiện các yêu cầu sau:
– Nêu nguyên lí đo nhiệt độ của cảm biến hồng ngoại.
– Nêu cách sử dụng nhiệt kế hồng ngoại điện tử (Hình 2.2c) để đo nhiệt độ.
Lời giải:
– Nguyên lí đo nhiệt độ của cảm biến hồng ngoại.
Hồng ngoại là sóng có bước sóng dài hơn ánh sáng khả kiến (ánh sáng có thể nhìn thấy được). Mắt người bình thường có thể thấy ánh sáng có bước sóng khoảng từ 0,36 µm tới 0,72 µm. Phần hồng ngoại của phổ kéo dài bước sóng từ 0,7 µm đến 1000 µm. Trong dải sóng này, chỉ các tần số từ 0,7 µm đến 20 µm được sử dụng để đo nhiệt độ thực tế hàng ngày. Cảm biến nhiệt độ hồng ngoại sẽ phát ra theo đường thẳng đến bề mặt của vật và nhận về các chùm tia phản xạ mang năng lượng để tính toán nhiệt độ cần đo.
– Cách sử dụng nhiệt kế hồng ngoại điện tử:
Đầu tiên, bạn cần mở nắp đậy đầu đo của máy, sau đó ấn nút ON/MEM để khởi động máy. Khi đó, kèm theo 2 tiếng bíp thì các biểu tượng chức năng sẽ xuất hiện trên màn hình LCD.
Để đo thân nhiệt, bạn cần để đầu đo nhiệt độ cách trán, nách, tai từ 1 đến 3 cm và nhiệt kế cần được giữ nguyên trong quá trình đo.
Bạn ấn giữ nút START, trong vòng từ 1 đến 3 giây quá trình đo sẽ hoàn thành, thời gian này còn phụ thuộc vào từng dòng máy. Tiếng bíp dài được vang lên báo hiệu cho bạn quá trình đo đã kết thúc.
Trong vòng 5 giây, bạn sẽ nhận được kết quả đo nhiệt độ được hiển thị trên màn hình LCD. Để tắt máy, bạn chỉ cần ấn và giữ nút ON/MEM cho đến khi xuất hiện chữ OFF trên màn hình.
Giải Vật lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 2 – Bài tập
Bài tập 1
Kết luận nào dưới đây là không đúng với thang nhiệt độ Celsius?
A. Kí hiệu của nhiệt độ là t.
B. Đơn vị đo nhiệt độ là °C.
C. Chọn mốc nhiệt độ nước đá đang tan ở áp suất 1 atm là 0°C.
D. 1°C tương ứng với 273 K.
Lời giải:
D – sai, 1oC tương ứng với 1 K.
Bài tập 2
Giả sử một học sinh tạo ra một nhiệt kế sử dụng một thang nhiệt độ mới cho riêng mình, gọi là thang nhiệt độ Z, có đơn vị là °Z. Trong đó, nhiệt độ của nước đá đang tan ở 1 atm là – 5°Z và nhiệt độ nước sôi ở 1 atm là 105 °Z.
a) Thiết lập biểu thức chuyển đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ Celcius sang thang nhiệt độ Z.
b) Nếu dùng nhiệt kế mới này đo nhiệt độ một vật thì thấy giá trị 61°Z, nhiệt độ của vật trong thang nhiệt độ Celcius là bao nhiêu?
c) Nhiệt độ của vật bằng bao nhiêu (theo thang nhiệt độ Celcius) để số chỉ trên hai thang nhiệt độ bằng nhau?
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vật lí 12 Bài 2: Thang nhiệt độ Giải Lý 12 Chân trời sáng tạo trang 15 → 19 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.