Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 8: Phân tích văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng (2 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 8 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phân tích văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh tham khảo.
Blogdoanhnghiep.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu gồm 2 mẫu tham khảo. Bạn đọc hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.
Phân tích văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng ngắn gọn
Lá cờ thêu sáu chữ vàng trích trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Nội dung của đoạn trích kể về việc quân Nguyên mượn đường hòng sang xâm lược nước ta. Vì chưa đến tuổi trưởng thành, Trần Quốc Toản không được cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc. Lúc này, Quốc Toản giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua nghe xong không trị tội mà ban thưởng cho Quốc Toản vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Quốc Toản bước lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay. Đoạn trích đã cho thấy tấm lòng yêu nước, cùng sự dũng cảm của người anh hùng Trần Quốc Toản.
Phân tích văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng đầy đủ
Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn có nhiều tác phẩm nổi tiếng. Lá cờ thêu sáu chữ vàng được trích trong tác phẩm cùng tên, là một trong số đó.
Câu chuyện trong văn bản dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử có thật là quân Nguyên – Mông mượn đường sang xâm lược nước ta, vua Trần cùng các vương hầu dự bàn việc đánh giặc. Nhân vật chính trong tác phẩm – Trần Quốc Toản vì chưa đến tuổi trưởng thành nên không được cùng vua và các vương hầu dự bàn việc đánh giặc. Lúc này, Quốc Toản giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua nghe xong không trị tội mà ban thưởng cho Quốc Toản vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Quốc Toản bước lên bờ, vừa tức vừa tủi vì vua ban cam quý nhưng việc dự bàn vẫn không cho, mà bóp nát quả cam lúc nào không hay.
Nhân vật Trần Quốc Toản được tác giả xây dựng chủ yếu qua hành động, lời nói. Từ đó, nhân vật này hiện lên với những phẩm chất cao đẹp, góp phần thể hiện tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm. Khi buộc phải đứng ở trên bờ nhìn quang cảnh hội nghị của vua Trần và các vương bàn việc đối phó với giặc, Trần Quốc Toản có lời nói, hành động cụ thể như năn nỉ quân Thánh Dực mà vẫn không được xuống bến; “thẫn thờ” nhìn bến Bình Than; cảm thấy nhục nhã khi phải đứng ra rìa, không được dự họp; nhìn những lá cờ trên thuyền của các vương hầu đến “rách mắt”; ước ao được xuống thuyền rồng dự bàn việc nước và nói một tiếng “xin đánh”; muốn xô mấy người lính Thánh Dực để chạy xuống bến nhưng sợ tội chém đầu; so sánh điều nung nấu trong lòng với sự đồng tâm nhất trí của các bô lão ở hội nghị Diên Hồng. Tất cả những hành động, thái độ trên đều thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc, muốn góp sức mình để đánh đuổi quân xâm lược, đó là tâm trạng của người nhỏ tuổi nhưng trí lớn.
Đặc biệt, ở cuối văn bản, Trần Quốc Toản còn “xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến”; “tuốt gươm mắt trừng lên”; dọa chém người ngăn cản, đỏ mặt quát lớn trước mặt viên tướng, múa tít gươm khiến cho không ai có thể đến gần cản bước mình. Ở thời phong kiến, hành động của Trần Quốc Toản được xem là khinh thường phép nước, phạm trọng tội và có thể bị chém đầu. Dù biết rõ, nhưng vì quá lo cho vận mệnh đất nước, nóng lòng bày tỏ chủ kiến với nhà vua, Trần Quốc Toản mới hành động liều lĩnh như vậy. Trước hành động của Quốc Toàn, nhà vua đã khuyên bảo, động viên và tha thứ. Ở đây, nhà vua hiện lên vừa nghiêm minh, vừa khoan dung, độ lượng, thể hiện tư cách của đấng quân vương đối với đứa em họ chưa trưởng thành. Vua còn nhận ra phẩm chất đáng quý của chàng trai còn trẻ mà biết lo cho đất nước.
Văn bản có ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Từ đó, câu chuyện sinh động và chân thực, làm rõ được bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đưa người đọc nhập tâm vào câu chuyện được kể và làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
Văn bản đã thể hiện tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản, qua đó cho thấy hào khí, tinh thần chống xâm lược của cha ông ta ở thời Trần.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 8: Phân tích văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng (2 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 8 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.