Bạn đang xem bài viết Soạn bài Tranh luận về một vấn đề có ý kiến trái ngược nhau Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 106 sách Cánh diều tập 2 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tài liệu Soạn văn 12: Tranh luận về một vấn đề có ý kiến trái ngược nhau, cung cấp những kiến thức hữu ích.
Các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu để có thể chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Tranh luận về một vấn đề có ý kiến trái ngược nhau
1. Định hướng
1.1. Ở Bài 7, các em đã được rèn luyện kĩ năng tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau. Bài 9 tiếp tục rèn luyện kĩ năng này. Về mục đích, nội dung, cách thức và yêu cầu tranh luận, các em xem lại mục 1. Định hướng, phần Nói và nghe ở Bài 7 (trang 57 – 58) để vận dụng vào bài này; tập trung vào thực hành tranh luận theo hướng dẫn ở mục 2. Thực hành.
1.2. Để tranh luận về một vấn đề có những ý kiến trái ngược nhau, các em cần xem lại các yêu cầu đã nêu ở Bài 7, mục 1. Định hướng ý 1.2 (trang 58).
2. Thực hành
Về việc cho học sinh sử dụng điện thoại có kết nối mạng như một phương tiện học tập trong giờ học ở nhà trường, có người đồng tình nhưng có người lại phản đối. Các em hãy đóng vai người đồng tình và người phản đối để tranh luận về vấn đề này.
a. Chuẩn bị
Mỗi bên (cá nhân hoặc nhóm) cần lưu ý:
– Tìm hiểu kĩ về vấn đề cần tranh luận (học sinh sử dụng điện thoại có kết nối mạng như một phương tiện học tập trong giờ học ở nhà trường), thu thập thông tin về vấn đề từ nhiều nguồn khác nhau.
– Xác định rõ quan điểm của em hoặc quan điểm chung của nhóm về vấn đề (đồng tinh hay phản đối).
– Cách thức, phương tiện để bảo vệ quan điểm của em/ nhóm em.
b. Tìm ý và lập dàn ý
– Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:
- Lí do nào khiến nhiều người cho rằng điện thoại có kết nối mạng như là một phương tiện học tập?
- Việc sử dụng điện thoại như một phương tiện học tập mang lại những hiệu quả hay tác hại như thế nào?
- Những cách sử dụng điện thoại như một phương tiện học tập thế nào là đúng, thế nào là sai?
- Cần có những giải pháp nào đề nâng cao hiệu quả sử dụng điện thoại như một phương tiện học tập?
– Lập dàn ý cho bài trình bày ý kiến của bản thân hoặc nhóm bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: mở đầu, nội dung chính, kết thúc.
c. Nói và nghe
Cuộc tranh luận tiến hành theo trình tự sau:
(1) Chủ toạ (người điều hành): nêu vấn đề cần tranh luận.
(2) Lần lượt các bên nêu quan điểm của mình.
(3) Các bên thực hiện tranh luận:
- Hỏi – đáp với người có quan điểm khác để hiểu rõ hơn về vấn đề và nắm vững quan điểm của họ.
- Bác bỏ ý kiến, quan điểm trái ngược; phân tích, chứng minh để bảo vệ quan điểm của em. Thao tác này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần (thành nhiều vòng) để các bên nêu được tất cả các quan điểm, ý kiến của mình hoặc các quan điểm, ý kiến nảy sinh sau mỗi lần nghe giúp tranh luận đến cùng về vấn đề đã nêu.
(4) Chủ toạ nêu kết luận về vấn đề.
Những lưu ý đối với người nói và người nghe: Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 6, phần Nói và nghe, mục c (trang 31); đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Tranh luận về một vấn đề có ý kiến trái ngược nhau Cánh diều Ngữ văn lớp 12 trang 106 sách Cánh diều tập 2 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.