Bạn đang xem bài viết KHTN 9 Bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 144, 145, 146, 147, 148 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập KHTN 9 Bài 34: Nguồn carbon, chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu giúp các em học sinh nhanh chóng trả lời các câu hỏi thảo luận, luyện tập trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo trang 144, 145, 146, 147, 148.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 34 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 34 – Chủ đề 10: Khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 34 – Câu hỏi thảo luận
Câu 1
Quan sát Hình 34.1, hãy cho biết carbon tồn tại dưới những dạng nào trong tự nhiên?
Trả lời:
Nguyên tố carbon có thể được tìm thấy ở dạng đơn chất trong tự nhiên như: than, kim cương, … Ngoài ra, nguyên tố carbon còn xuất hiện trong các hợp chất như khí carbon dioxide (CO2) có trong khí quyển, các muối carbonate và trong các hợp chất hữu cơ (hydrocarbon, protein, vitamin, carbohydrate, …).
Câu 2
Em hãy cho biết vì sao các nhiên liệu than mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu khi đốt cháy sẽ sinh ra khí CO2.
Trả lời:
Các nhiên liệu than mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu khi đốt cháy sẽ sinh ra khí CO2 vì trong thành phần của chúng có chứa carbon (C).
Câu 3
Sự chuyển hoá carbon trong tự nhiên diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Trong tự nhiên luôn có sự chuyển hóa carbon từ dạng này sang dạng khác. Sự chuyển hóa này diễn ra thường xuyên, liên tục và tạo thành chu trình khép kín được gọi là chu trình carbon.
Câu 4
Em hãy trình bày dưới dạng sơ đồ về vai trò của carbon dioxide trong chu trình carbon.
Trả lời:
Câu 5
Trong tự nhiên, methane được tạo thành từ đâu?
Trả lời:
Trong tự nhiên, methane được tìm thấy từ các nguồn tự nhiên (ao, hố bùn, đầm lầy, ..) và các mỏ khí (khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, …).
Bên cạnh đó, các quá trình sinh học cũng là nguồn phát thải methane tự nhiên.
Câu 6
Vì sao lượng khí nhà kính trên Trái Đất ngày càng tăng?
Trả lời:
Lượng khí nhà kính trên Trái Đất ngày càng tăng là do:
- Nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch tăng
- Khí thải từ các ngành công nghiệp tăng
- Sự tàn phá rừng, cây xanh.
- …
Câu 7
Em hãy nêu một số hậu quả do biến đổi khí hậu trên thế giới.
Trả lời:
Hậu quả do biến đổi khí hậu trên thế giới là:
- Nhiệt độ Trái Đất tăng dẫn đến sự ấm lên toàn cầu
- Băng tan ở hai cực dẫn đến nước biển dâng
- Sự gia tăng của thời tiết cực đoan.
- …
Câu 8
Với vai trò là một học sinh, một công dân nhỏ của nước Việt Nam, em sẽ có những hành động nào để góp phần giảm lượng khí carbon dioxide?
Trả lời:
Hành động của em để góp phần giảm lượng khí carbon dioxide là:
- Tuyên truyền trong gia đình và những người xung quanh về biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính.
- Hưởng ứng ngày Trái Đất
- Tham gia các phong trào trồng cây, gây rừng
- Thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
- …
Giải Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo Bài 34 – Vận dụng
Hãy tìm hiểu và giới thiệu cho các bạn cùng biết nội dung Nghị định thư Kyoto để cập đến vấn đề gì?
Trả lời:
– Nghị định thư Kyoto năm 1997 là một nghị định liên quan đến Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
– Bản dự thảo được ký kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto và chính thức có hiệu lực vào ngày 16/02/2005.
– Đến nay đã có khoảng 192 nước tham gia phê chuẩn.
– Việt Nam đã ký Nghị định thư Kyoto vào ngày 3/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002 .
* Nội dung
– Nội dung của Nghị định thư bao gồm các điều khoản cung cấp bối cảnh để hiểu Nghị định thư, các điều khoản ghi nhận cam kết của các thành viên, các điều khoản về thể chế và các điều khoản về bảo đảm tuân thủ.
– Với Nghị định thư Kyoto, các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I UNFCCC chấp nhận chịu ràng buộc bởi các cam kết cụ thể về cắt giảm phát thải khí nhà kính.
– Mục tiêu cắt giảm của tất cả các Quốc gia thành viên này được liệt kê ở Phụ lục B của Nghị định thư.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết KHTN 9 Bài 34: Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu Giải KHTN 9 Chân trời sáng tạo trang 144, 145, 146, 147, 148 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.