Bạn đang xem bài viết Hóa 12 Bài 11: Nguồn điện hoá học Giải Hóa 12 Cánh diều trang 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Hóa học 12 trang 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 11: Nguồn điện hoá học thuộc Chủ đề 5: Pin điện và điện phân.
Soạn Hóa 12 Cánh diều Bài 11 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học này. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blogdoanhnghiep.edu.vn:
Giải Hóa 12 Cánh diều Bài 11 – Vận dụng
Vận dụng 1
Tìm hiểu và cho biết một số hạn chế nếu sử dụng pin Galvani Zn-Cu trong đèn pin.
Lời giải:
Một số hạn chế nếu sử dụng pin Galvani Zn-Cu trong đèn pin là:
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Năng lượng chứa trong pin thấp.
- Tuổi thọ pin thấp.
Vận dụng 2
Tìm hiểu và giải thích những vùng miền nào ở Việt Nam thích hợp với việc phát triển điện mặt trời.
Lời giải:
Các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ và Nam Trung Bộ có bức xạ mặt trời cao thích hợp với việc phát triển điện mặt trời.
Giải Hóa 12 Cánh diều Bài 11 – Bài tập
Bài 1
Sử dụng bảng thế điện cực chuẩn, xác định sức điện động chuẩn của pin Galvani tạo bởi các cặp oxi hoá – khử sau, đồng thời chỉ ra điện cực dương, điện cực âm của pin trong mỗi trường hợp:
a) Ni2+/Ni và Ag+/Ag.
b) Zn2+/Zn và 2H+/H2
Lời giải:
Bài 2
Nêu ý kiến của em về nhận định: Pin nhiên liệu hydrogen và pin mặt trời sẽ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong tương lai.
Lời giải:
Theo em nhận định trên là đúng vì:
– Pin nhiện liệu hydrogen mang lại hiệu suất cao, không tạo ra các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường.
– Pin mặt trời sử dụng nguồn năng lượng vô tận là ánh sáng mặt trời, không tạo ra bất cứ sản phẩm hóa học nào trong quá trình hoạt động nên thân thiện với môi trường.
Với ưu điểm vượt trội hơn so với nhược điểm thì tương lai con người sẽ khắc phục được những nhược điểm đang tồn tại để các nhiên liệu trên sẽ ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Bài 3
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về pin Galvani?
A. Anode là điện cực dương.
B. Cathode là điện cực âm.
C. Ở điện cực âm xảy ra quá trình oxi hoá.
D. Dòng electron di chuyển từ cathode sang anode.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A. Phát biểu sai vì: trong pin Galvani thì Anode là điện cực âm.
B. Phát biểu sai vì: trong pin Galvani thì Cathode là điện cực đương.
C. Phát biểu đúng.
D. Phát biểu sai vì: trong pin Galvani thì dòng electron di chuyển từ anode sang cathode.
Bài 4
Những phát biểu nào sau đây là đúng?
a) Phản ứng hoá học xảy ra trong pin Galvani là phản ứng tự diễn biến.
b) Trong pin Galvani, điện cực âm là nơi xảy ra quá trình khử.
c) Sức điện động của pin Galvani là hiệu điện thế giữa hai điện cực.
d) Pin Galvani tạo ra dòng điện từ quá trình vật lí.
Lời giải:
Những phát biểu đúng là: (a)
Phát biểu b) sai vì trong pin Galvani, điện cực âm là nơi xảy ra quá trình oxi hóa.
Phát biểu c) sai vì sức điện động của pin Galvani là hiệu giữa thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa khử.
Phát biểu d) sai vì pin Galvani tạo ra dòng điện từ phản ứng oxi hóa – khử gián tiếp.
Bài 5
Cho phản ứng trong một pin Galvani như sau:
2Cr(s) + 3Cu2+(aq) → 2Cr3+(aq) + 3Cu(s)
Hãy cho biết quá trình xảy ra ở anode và cathode khi pin hoạt động.
Lời giải:
Pin Galvani Cr-Cu |
|
Anode (Cr): Quá trình oxi hóa Cr nhường electron, chuyển thành ion Cr3+ tan vào dung dịch |
Cathode (Cu): Quá trình khử Ion Cu2+ trong dung dịch nhận electron (từ điện cực Cr qua dây dẫn chuyển sang điện cực Cu) chuyển thành Cu bám lên điện cực Cu. |
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hóa 12 Bài 11: Nguồn điện hoá học Giải Hóa 12 Cánh diều trang 76, 77, 78, 79, 80, 81, 82 tại Blogdoanhnghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.