Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại loa nghe nhạc khác nhau nhưng cái tên loa toàn dải khá xa lạ với người dùng hiện nay. Vậy loa toàn dải là gì? Blogdoanhnghiep.edu.vn sẽ chia sẻ cho bạn các ưu điểm và hãng loa toàn dải phổ biến trên thị trường hiện nay nhé!
Loa toàn dải là gì?
Loa toàn dải là loại loa được cấu tạo chỉ với một thùng loa duy nhất. Là một loại loa thế hệ mới, sau khi loa toàn dải ra đời đã và đang thay thế mạnh mẽ 2 dòng loa truyền thống là loa 2 đường tiếng và 3 đường tiếng. Loa chỉ sử dụng duy nhất một con loa tái hiện lại toàn bộ cả 3 đường tiếng cao – trung – thấp.
Cấu tạo của loa toàn dải
Loa toàn dải sử dụng 2,3 loa con trong một thùng để phát ra âm thanh,
Điểm đặc biệt nhất của loa toàn dải thường được trang bị thêm 1 nón loa phụ được bố trí nằm trong nón loa chính, nhằm mục đích tăng cường khả năng thể hiện tần số cao.
Màng loa được làm từ các chất liệu quen thuộc như: nhựa, sợi tổng hợp hoặc bằng kim loại (chủ yếu là nhôm),… Nhưng chất liệu được sử dụng phổ biến nhất là giấy, có ưu điểm là nhẹ và bền, đồng thời, nó giúp âm thanh được thể hiện một cách mạnh mẽ và chính xác hơn.
Nam châm của loa toàn dải có một đặc điểm khá khác so với các loại loa còn lại là chúng rất lớn và lực từ mạnh. Đây cũng là lý do chỉ có một số “ông lớn” trong ngành âm thanh như Sony, JBL, Philips,… có đủ khả năng sản xuất loa toàn dải.
Cũng giống như các loại loa khác, loa toàn dải cũng cần phải có thùng để tạo ra những thanh âm chất lượng nhất. Thùng loa của loa toàn dải có 3 kiểu phổ biến là thùng hở, thùng phải hồi tiếng trầm và thùng kèn sau.
Mỗi kiểu thùng sẽ có các ưu nhược điểm riêng của chúng:
- Thùng hở: có công dụng phản hồi âm trầm ở tần số thấp. Nhỏ gọn,thích hợp cho các bạn muốn tiết kiệm chi phí khi mua thùng loa. Tuy nhiên, với kiểu thùng này sẽ hạn chế tiếng trầm và độ nhạy của âm thanh.
- Thùng phải hồi tiếng trầm: có chức năng tăng tiếng bass nhờ chế độ phản xạ âm trầm trong thùng loa có lỗ thông hơi.
- Thùng kèn sau: có tác dụng tăng độ nhạy và khả năng tái tạo âm trầm của loa toàn dải.
- Thùng phải hồi tiếng trầm và thùng kèn sau thuộc kiểu thùng loa to, sẽ khắc phục được nhược điểm của thùng hở. Tuy nhiên, kiểu thùng này sẽ gây tốn diện tích sử dụng, khó gia công và đặc biệt chi phí khá cao.
Đặc điểm của loa toàn dải
Loa toàn dải có âm thanh chi tiết và sống động. Nổi bật nhất là phần thể hiện âm trung. Ở dải âm này, sẽ mang lại âm treble thánh thót, tạo cho người nghe cảm giác thú vị, nghe lâu không thấy mệt.
Vì độ nhạy của loa toàn dải cao hơn các loại loa khác nên bạn có thể nghe rõ ràng và chính xác các chi tiết của bản nhạc. Ngoài âm thanh của từ các nhạc cụ và giọng hát chính, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được cảm thanh âm thú vị và mới lạ từ các nhạc cụ khác trong khi thể hiện bản nhạc, mà bạn không dễ dàng bắt gặp ở các loa khác.
Ưu và nhược điểm loa toàn dải
Ưu điểm
- Tạo ra âm thanh hay và dễ nghe hơn so với các loa cây có nhiều đường tiếng. Dựa trên nguyên lý hoạt động point source – âm thanh chỉ phát ra từ một màng giấy nên âm thanh của các dải tần là tuyệt đối.
- Màng loa thường được làm bằng giấy, đồng thời, loa không lệ thuộc vào chất lượng phân tần, như tụ, cuộn cảm và không dùng linh kiện LCR nên loa toàn dải có độ nhạy cao, không bị suy giảm tín hiệu.
- Các dải tần kết nối rất liền mạch khiến âm thanh phát ra không bị rời rạc.
- Trung âm của loa khá đặc biệt, tạo cảm giác về độ mở không gian tốt hơn các loa nhiều đường tiếng.
- Dễ phối hợp với ampli đèn Single-End công suất nhỏ.
Nhược điểm
- Dải tần khá hẹp, chỉ nghe tốt với nhạc bình thường, nhưng với những bản nhạc mạnh, hòa tấu với đầy đủ các nhạc cụ chất lượng âm thanh của loa toàn dải không đáp ứng tốt. Bởi vì loa toàn dải chỉ sử dụng một màng giấy phát âm thanh.
- Biên độ, tần số âm thanh loa toàn dải phát ra có thể bị méo khá trầm trọng trên một số dải tần do chỉ dùng chung một nón loa.
- Loa toàn dải khá nhảy về chất lượng âm thanh, vì có kết cấu với van hở và thùng nên trong quá trình đóng thùng nếu bị sai sót sẽ làm hư âm thanh của loa.
- Loa toàn dải khá kén amply, có thể công suất phù hợp nhưng âm thanh hay phát ra thì không dễ dàng gì.
- Cần được chọn mua và kiểm tra kỹ vì có loa sẽ bị “kêu” giá lên cao nhưng không phải loa nào cũng hay.
Cách phối hợp loa toàn dải nghe nhạc hay
Loa toàn dải độ nhạy cao kén thiết bị phối ghép hơn các loại loa thông thường.
Loa toàn dải nên được phối ghép với amply đèn điện tử ba cực – SET. Vì amply SET sử dụng bóng với công suất từ 3 – 7W, có độ nhạy từ 90 đến 99dB nên có thể dễ dàng điều khiển.
Hoặc bạn có thể kết nối với amply dùng bóng với công suất chỉ 1,5W. Khi đó, âm thanh được tạo ra rõ nhất ở phần trung âm đồng thời cũng rất mềm mại và có chiều sâu.
Để có tiếng bass mạnh mẽ hơn, bạn có thể ghép cùng ampli đèn đẩy – công suất trên 10W. Cách phối hợp này sẽ tạo ra âm thanh không kém những amply đèn SET chất lượng cao, nhưng giá cả phải chăng hơn. Tuy nhiên, sự kết hợp này sẽ làm giảm sự mềm mại, tinh tế ở âm trung và âm cao.
Những lưu ý khi mua loa toàn dải
Nếu bạn muốn chọn mua một chiếc loa để thưởng thức các dòng nhạc vàng, nhạc trữ tình, độc tấu các loại nhạc cụ như piano, guitar, violin,… thì loa toàn dải là một sự lựa chọn thích hợp.
Để âm thanh được thể hiện trọn vẹn nhất, bạn nên chọn loa toàn dải có màng loa mỏng, gân loa mềm. Bạn nên cân nhắc màng loa làm từ chất liệu giấy chuyên biệt giúp loa có trọng lượng nhẹ, độ rung hoàn hảo và độ căng tốt.
Để chọn được một bộ loa đúng chuẩn toàn dải, bạn nên để ý phần nam châm của loa: nếu loa toàn dải có nam châm to và lực từ mạnh sẽ có độ nhạy cao, âm thanh được thể hiện chi tiết hơn.
Hãy lựa chọn thùng loa phù hợp yêu cầu và tài chính của bạn.
- Thùng hở sở hữu thiết kế nhỏ gọn, rẻ nhưng không thể tái tạo tiếng trầm ở tần số thấp.
- Thùng phải hồi tiếng trầm có khả năng tái tạo tiếng có thiết kế đơn giản, kích thước vừa phải, khả năng phản hồi âm thanh tốt nhờ chế độ phản xạ âm trầm trong thùng loa có lỗ thông hơi nhưng giá thành cao.
- Thùng loa kèn sau được thiết kế theo nguyên lý của loa kèn giúp tăng độ nhạy và khả năng tái tạo âm trầm nhưng có kích thước lớn và trọng lượng nặng, thiết kế phức tạp và giá thành cao.
Các hãng loa toàn dải hiện nay
Một số hãng loa toàn dải nổi tiếng trên thị trường hiện nay, có thể kể đến như:
JBL
Loa toàn dải JBL được đông đảo người dùng lựa chọn, thùng loa được làm từ lớp gỗ chất lượng cao mang lại sự sang trọng. Loa này có công suất ấn tượng cùng chất lượng âm thanh tốt đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho người nghe.
Tham khảo một số mẫu loa của JBL đang kinh doanh giá tốt tại Blogdoanhnghiep.edu.vn nhé!
Philips
Điểm vượt trội của hãng loa này chính là Trung âm trong sáng, dày, bass khỏe, có lực rõ ràng. Cấu tạo loa toàn dải của hãng: Màng giấy, gân giấy, nam châm Alnico – đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất cho người nghe.
Lowther
Lowther thường áp dụng kiểu thùng kèn sau cho hầu hết các đời loa toàn dải. Nam châm của loa Lowther có từ lực lên tới 20 nghìn gauss, gấp đôi các loa thông thường. Hãng đã cắt và dán giấy cuộn cực nhẹ để làm màng loa thay cho kỹ thuật dập màng thông thường.
Fostex
Loa toàn dải Fostex tái hiện lại toàn bộ dải âm thanh: âm trầm, âm trung và âm cao một cách xuất sắc. Đặc biệt, loa cho tiếng Bass cực trầm nhưng không bị ù và méo. Hãng đã dùng loại giấy được chế tạo từ thân cây chuối để tạo ra màng loa, khiến cho màng loa của Fostex vừa nhẹ lại có độ ổn định bề mặt tốt.
Mời bạn tham khảo một số dàn âm thanh đang kinh doanh giá tốt tại Blogdoanhnghiep.edu.vn để có thêm nhiều sự lựa chọn nhé!
Trên đây là bài viết phân tích loa toàn dải là gì? Ưu điểm và các hãng loa toàn dải phổ biến trên thị trường hiện nay. Mong rằng với những thông tin trên, bạn sẽ có thêm thông tin cho việc chọn mua loại loa phù hợp với mình nhé!